Tình trạng khô mũi xảy ra khi lớp màng nhầy trong mũi không đủ độ ẩm, biến chứng thành bệnh mãn tính hoặc nguy hiểm hơn như viêm xoang, viêm tai giữa… khiến cho tình trạng khô mũi trở nên nghiêm trọng, có thể dẫn đến c.hảy m.áu mũi, gây n.hiễm t.rùng…
Ảnh minh họa
Đông y gọi là “tị cả”, là một loại bệnh viêm mũi mạn tính. Do tính chất công việc khiến bạn dễ bị khô mũi hơn, như: Các công việc văn phòng làm việc trong môi trường điều hòa, không khí khô làm ảnh hưởng đến tình trạng khô mũi. Bên cạnh đó, môi trường có hóa chất độc hại, rác thải hay khói bụi công nghiệp cũng là tác nhân khiến tình trạng khô mũi nghiêm trọng hơn.
Biểu hiện của bệnh là niêm mạc mũi bị teo lại, phần dưới xương lá mía bị thu hẹp, hốc mũi nở rộng, đóng nhiều vẩy xanh. Các loại vi khuẩn và vi sinh vật sinh sôi phát triển dưới những lớp vẩy, gây ra triệu chứng tắc bên trong mũi, cảm thấy mũi khô nóng, sụn giáp mũi bị teo nhỏ, niêm mạc khô, không chảy nước, đóng vảy, mất khứu giác.
Yếu tố nào gây khô mũi, viêm mũi?
Dị ứng theo mùa : có thể khiến xoang bị kích thích, mô mũi khô và viêm. Tùy thuộc vào môi trường sống, bạn có thể bị dị ứng nhiều hơn một lần mỗi năm. Các triệu chứng dị ứng theo mùa bao gồm: Chảy nước mũi hoặc nghẹt mũi; đau họng; hắt xì; ngứa họng, nhức đầu, ho… có thể được kích hoạt bởi phấn hoa, cỏ, cây…
Dị ứng vật nuôi: Tương tự như dị ứng theo mùa, dị ứng với vật nuôi như lông mèo hoặc lông chó, có thể khiến xoang bị kích thích và khô mũi.
Thuốc kháng histamine và thuốc xông mũi: Nếu bạn đang sử dụng thuốc mà thấy mũi bị khô, hãy báo cho bác sĩ điều chỉnh liều hoặc thay thuốc khác cho bạn.
Không khí khô: Độ ẩm thấp trong nhà có thể khiến đường mũi và xoang bị khô và rát.
Hóa chất và chất kích thích từ môi trường: Nhiều hóa chất và sản phẩm tẩy rửa trong nhà, mùi sơn, nước hoa, khói thuốc… kích ứng đường mũi, khiến bạn bị đau họng, khô mũi,
Hội chứng khô miệng, khô mắt, da khô, mệt mỏi, khô â.m đ.ạo, viêm da… là một rối loạn tự miễn ngăn cơ thể tạo độ ẩm. Vì rối loạn ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể, nên nó cũng có thể dẫn đến xoang khô…
Sau đây là một số bài thuốc điều trị
Bài1: Đương quy vĩ 15g, xích thược 15g, sinh địa 15g, tử đan sâm 15g, hoàng kỳ 15g, đảng sâm 15g, huyền sâm 20g, tử xuyên khung 10g, mạch môn đông (củ tóc tiên) 10g, thảo quyết minh 10g. Mỗi ngày 1 thang sắc uống.
Bài2: Mạch môn đông (củ tóc tiên) 15g, sinh địa 15g, huyền sâm 15g, bà diệp 15g, thạch hộc (lan hoàng thảo) 15g, hoa hồng 15g, đào nhân 10g, mỗi ngày 1 thang sắc uống.
Bài 3: Sa sâm 15g, mạch môn đông (củ tóc tiên) 15g, tang diệp 15g, hoàng cầm 15g, thương nhĩ tử 15g, kim ngân hoa 15g, bạch chỉ 10g, xuyên khung 10g, bạc hà 10g, phng phong 10g, thạch cao 20g, liên kiều 20g, đàm phàn (phèn chua phi) 12g, hoắc hương 10g, hạnh nhân 10g, rau diếp cá 20g, sắc nước uống.
Bài 4: Cát cánh 10g, hoàng cầm 10g, thiên hoa phấn (rễ cây qua lâu) 10g, chiết bối mẫu 10g, 1 cành hoa thất diệp, thương nhĩ tử 10g, kim ngân hoa 12g, cam thảo 6g, ngày 1 thang sắc uống.
Bài 5: Sa sâm 20g, mạch môn đông (củ tóc tiên) 20g, thiên hoa phấn (bột qua lâu) 20g, hồng hoa 12g, phục linh 12g, cát cánh 10g, ô mai 30g, sắc nước uống, giải nhiệt, trị khô mũi, viêm mũi teo do âm hư.
Bài 6: Thược dược 6g, mạch môn đông (củ tóc tiên) 6g, thạch hộc (lan hoàng thảo) 3g, đan b 10g, phục linh 10g, hoàng cầm 10g, sinh địa 10g, bạch tật lê 15g, thương nhĩ tử 6g, sắc nước uống, trị viêm mũi teo.
Bài 7: Sa sâm 15g, thạch cao sống 15g, thạch hộc 15g, hoàng cúc hoa 10g, hoàng cầm 10g, tang bạch bì 12g, sắc uống, ngày 1 thang chia 2 lần.
Bài 8: Rễ cây mướp, sắc nước uống hoặc nấu canh thịt nạc, trị chứng khô mũi, viêm mũi teo.
Bài 9: Sinh địa 15g, huyền sâm 15g, mạch môn đông 15g, bạch thược 15g, đan bì 10g, bạch chỉ 10g, bạc hà 5g, chiết bối 5g, tân di (mộc lan) 5g, cam thảo 5g. Sắc uống ngày 1 thang, trong 5-7 ngày, nghỉ 5 ngày uống tiếp một liệu trình mới.
Bác sỹ bệnh viện Nhi trung ương khuyến cáo cách chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho trẻ ngày giá lạnh cận Tết
Việc chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho trẻ vào những ngày lạnh rất quan trọng. Nếu không được chăm sóc cẩn thận và giữ ấm đúng cách, hệ hô hấp của trẻ sẽ bị tổn thương do sức đề kháng của trẻ chưa hoàn thiện.
Trong những ngày thời tiết lạnh, t.rẻ e.m dễ bị nhiễm khuẩn đường hô hấp. Viêm hô hấp trên hay gặp như viêm mũi, viêm họng, viêm amidan, viêm tai giữa. Bệnh viêm đường hô hấp dưới bao gồm viêm phế quản, viêm tiểu phế quản, hoặc có những bệnh nhân nặng như viêm phế quản phổi. Nếu không được phát hiện sớm, điều trị kịp thời và đúng phương pháp thì trẻ có thể diễn biến nặng.
Đông bệnh nhi đến bệnh viện khám trong những ngày thời tiết giá lạnh
TS.BS Lê Thị Hồng Hanh – Giám đốc Trung tâm Hô Hấp, Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết, ngoài những tác động của thời tiết, sai lầm trong cách chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho trẻ là một trong những nguyên nhân khiến cho trẻ bị các bệnh về đường hô hấp.
Để phòng tránh các bệnh cho trẻ nói chung, cũng như các bệnh về đường hô hấp, gia đình nên vệ sinh mũi, họng hàng ngày cho trẻ, giữ ấm nhưng không để cho trẻ nóng quá, cũng như không để trẻ bị nhiễm lạnh.
Bên cạnh đó, khi cho trẻ ra ngoài, cha mẹ nên mặc quần áo ấm, đeo khẩu trang cho trẻ phòng nhiễm lạnh ở mũi, miệng, phổi; quàng khăn ấm, đeo tất tay, tất chân, đội mũ cho trẻ.
TS.BS Lê Thị Hồng Hanh cũng cho biết, chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong việc phòng, chống các bệnh hô hấp, ngoài việc cho trẻ ăn đủ thịt, cá, trứng, sữa, cha mẹ cũng cần bổ sung các loại vitamin hoặc những chất khoáng, ăn rau và hoa quả, uống đủ nước có tác dụng tăng sức đề kháng cho trẻ. Trẻ nhỏ dưới 6 tháng nên cho bú sữa mẹ hoàn toàn nếu có thể.
Một biện pháp phòng, tránh bệnh hô hấp hiệu quả là cho trẻ đi tiêm phòng đầy đủ. Đặc biệt, tránh để trẻ tiếp xúc với những trẻ bị ốm, sốt, ho.
Các bậc phụ huynh nên đưa trẻ đi tiêm phòng đầy đủ (Ảnh minh họa)
Một điều rất quan trọng mà cha mẹ cũng cần chú ý, để trẻ sống trong môi trường thông thoáng, cửa cần kín tránh gió lùa, phòng ngủ sạch sẽ. Nếu ở trong môi trường không khí bẩn, ô nhiễm, ẩm thấp sẽ làm cho trẻ có nguy cơ cao mắc các bệnh về đường hô hấp.
“Nhiều cha mẹ mặc nhiều quần áo để giữ ấm cho trẻ, tuy nhiên khi trẻ đùa nghịch bị ra mồ hôi, rồi ngấm ngược vào quần áo, khiến trẻ dễ bị nhiễm lạnh. Khi trẻ bị ốm, có nhiều cha mẹ lại kiêng tắm cho con vì sợ tắm dễ bị nhiễm lạnh, điều này không hợp lý bởi cơ thể trẻ là cơ thể đang phát triển, nhất là nếu trẻ chơi đùa sẽ ra mồ hôi. Vì vậy, dù trẻ có bị sốt hay ho, viêm mũi, họng cha mẹ vẫn nên lau người, thay quần áo sạch sẽ hàng ngày cho con. Hoặc cha mẹ có thể tắm cho trẻ ở trong phòng ấm, tắm nhanh, lau người khô, mặc quần áo ấm, như thế sẽ an toàn cho trẻ”- TS.BS Lê Thị Hồng Hanh chia sẻ.
TS.BS Lê Thị Hồng Hanh cũng chia sẻ, khi trẻ có các dấu hiệu ho, khò khè, sốt cao, uống hạ sốt không đáp ứng, thở nhanh, quấy khóc, bỏ ăn, bỏ bú, nôn trớ cha mẹ cần đưa ngày trẻ đến cơ sở y tế nơi gần nhất để được khám, tư vấn và điều trị kịp thời.