Sau một tuần uống thuốc do bác sĩ da liễu kê đơn, b.é t.rai đột ngột nguy kịch, môi và các đầu tim tím tái.
Thông tin do Phó giáo sư Phạm Văn Quang, Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP.HCM), cho biết chiều 22/4.
Bệnh nhi 8 t.uổi, địa chỉ ở Long Mỹ, Cần Thơ, nhập bệnh viện Nhi đồng 1 lúc 13h30 ngày 20/4 với chẩn đoán rối loạn nhịp tim, theo dõi ngộ độc MetHemoglobin.
Gia đình cho biết cách nhập viện một tuần, bé bác sĩ da liễu cho uống thuốc và thoa thuốc không rõ loại. Trong thời gian này bé vẫn khỏe mạnh. Đến chiều 19/4, trẻ than mệt, môi và các đầu chi tím tái.
Các bác sĩ Bệnh viện Nhi đồng TP Cần Thơ test nhanh thấy m.áu bé chuyển sang màu nâu, không đỏ lại khi tiếp xúc không khí nên nghi ngờ bị ngộ độc MetHemoglobin. Lúc này, bé rơi vào nguy kịch, bệnh viện không có thuốc giải độc nên chuyển bệnh nhi đến Bệnh viện Nhi đồng 1.
B.é t.rai qua cơn nguy kịch do được truyền thuốc giải độc kịp thời. Ảnh: Bệnh viện cung cấp.
“Rất may mắn cho bé là Bệnh viện Nhi đồng 1 còn một ống thuốc giải độc Methylen Blue. Sau khi tiêm thuốc vài phút, môi bé đã hồng hào trở lại, các đầu chi hết tím, nhịp tim bình thường, định lượng độc chất trong m.áu giảm nhiều”, Phó giáo sư Phạm Văn Quang cho biết.
Chuyên gia này cho biết ngộ độc MetHemoglobin thường do uống, tiếp xúc các thuốc và hóa chất gây Methemoglobin thường gặp như Nitrites có trong củ dền, nước giếng. Ngoài ra, độc chất này cũng được tìm thấy trong thuốc s.úng Chlorates, thuốc chữa bệnh, thuốc diệt cỏ có Propanil, thuốc nhuộm Anilin.
Triệu chứng thường gặp của ngộ độc Methemoglobin là môi và các đầu chi xanh tím. Ở thể nặng, trẻ có dấu hiệu tím tái toàn thân, suy hô hấp. Người bị ngộ độc Methemoglobin được điều trị bằng thuốc giải độc Methylen Blue. Tuy nhiên, thuốc Methylen Blue rất hiếm nên việc điều trị các trường hợp ngộ độc Methemoglobin nặng gặp nhiều khó khăn.
Trong tình huống này, thay m.áu bằng hồng cầu lắng là giải pháp điều trị hiệu quả cho các ca ngộ độc Methemoglobin nặng, góp phần cứu sống bệnh nhân.
Liên tiếp cứu sống trẻ bị viêm cơ tim tối cấp nhờ kỹ thuật ECMO
Từ tháng 10/2020, các bác sĩ Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP.HCM) liên tiếp cứu sống 5 bệnh nhi viêm cơ tim tối cấp nhờ ứng dụng hiệu quả kỹ thuật ECMO.
Trường hợp mới nhất là bệnh nhi Đ.P. N. (12 t.uổi, trú tại Gò Vấp, TP.HCM) nhập viện trong tình trạng suy hô hấp nặng, trụy tim mạch kèm rối loạn nhịp tim được chẩn đoán sốc tim, viêm cơ tim tối cấp.
Ngay lập tức, bệnh nhi được các bác sĩ cấp cứu hỗ trợ hô hấp, đặt nội khí quản giúp thở và dùng vận mạch tăng sức co bóp cơ tim. Cùng lúc đó các bác sĩ tim mạch tiến hành đặt máy tạo nhịp để điều chỉnh nhịp tim.
Tuy nhiên, do tim bị tổn thương rất nặng nên máy tạo nhịp không thể kích hoạt điện dẫn truyền co bóp cơ tim và các thuốc vận mạch hầu như không hiệu quả, chức năng co bóp cơ tim giảm nặng đe dọa tính mạng. Các bác sĩ Khoa Hồi sức tích cực – Chống độc quyết định thực hiện kỹ thuật ECMO (kỹ thuật trao đổi oxy qua màng với tuần hoàn ngoài cơ thể hay còn gọi là kỹ thuật tim phổi nhân tạo) để hy vọng giành lại sự sống cho bệnh nhi.
Sau khi được chạy ECMO, tình trạng có cải thiện hơn nhưng tim đ.ập rất yếu và loạn nhịp liên tục gây giảm tưới m.áu, tổn thương đa cơ quan. Bệnh nhi được dùng nhiều thuốc chống loạn nhịp và lọc m.áu liên tục.
Đây là trường hợp viêm cơ tim tối cấp nặng nhất mà các bác sĩ hồi sức phải tiến hành kỹ thuật ECMO hơn 17 ngày mới cứu sống được bệnh nhi, trong khi đa số các trường hợp viêm cơ tim khác đều hồi phục sau 5 – 7 ngày.
Với sự hỗ trợ của các bác sĩ phẫu thuật và gây mê, bệnh nhi đã được bỏ ECMO thành công và xuất viện.
Theo các bác sĩ, viêm cơ tim tối cấp là bệnh cảnh rất nặng, xảy ra sau nhiễm siêu vi đường hô hấp hoặc tiêu hóa, gây trụy tim mạch, rối loạn nhịp tim dẫn tới t.ử v.ong nhanh chóng trong nỗi bàng hoàng của người thân. Trước khi có kỹ thuật ECMO, hầu hết các trường hợp viêm cơ tim tối cấp đều t.ử v.ong. Tuy nhiên từ tháng 2/2019 đến nay, kỹ thuật ECMO tại Bệnh viện Nhi đồng 1 đã góp phần cứu sống hầu hết các trường hợp viêm cơ tim tối cấp ở t.rẻ e.m một cách ngoạn mục.