6 điều cần làm để phòng tránh ung thư bàng quang

strong> Ung thư bàng quang là một trong những bệnh ác tính nguy hiểm. Tuy nhiên, nếu được phòng tránh, phát hiện và điều trị sớm, bệnh có thể kiểm soát được.

6 dieu can lam de phong tranh ung thu bang quang 530 5718517

Hình minh họa.

Theo Bệnh viện K, ung thư đường tiết niệu là 1 trong 7 loại ung thư thường gặp nhất trên thế giới, trong đó ung thư bàng quang chiếm tỷ lệ cao nhất 80 – 90%. Tại Việt Nam, ung thư bàng quang là 1 trong 10 loại ung thư hay gặp ở nam giới. Ung thư bàng quang xảy ra ở bàng quang – cơ quan rỗng nằm tại vùng bụng dưới có chức năng chứa nước tiểu do thận thải ra. Phía trong thành bàng quang là lớp niêm mạc được cấu tạo từ các tế bào chuyển tiếp và tế bào vảy.

Triệu chứng ung thư bàng quang thường rất khó nhận biết. Tuy nhiên, có những dấu hiệu có thể giúp bệnh nhân phát hiện ra bệnh sớm để kịp thời đến cơ sở y tế để thăm khám như sau:

– Mệt mỏi, gầy sút, chán ăn.

– Đái m.áu là dấu hiệu thường gặp nhất. Đái m.áu từng đợt, đái m.áu đại thể, toàn bãi.

– Đau khi đi tiểu.

– Tiểu rắt, tiểu khó, tiểu không tự chủ, nước tiểu sẫm màu: đây là những triệu chứng xuất hiện đầu tiên, do bàng quang bị kích thích hay bị giảm thể tích.

– Các triệu chứng của n.hiễm t.rùng đường tiểu, tắc nghẽn đường tiểu do u xâm lấn hay do cục m.áu đông.

Ở giai đoạn muộn của ung thư bàng quang, tế bào ung thư đã di căn xa, sẽ xuất hiện các biểu hiện: Đau hông lưng; Đau trên xương mu; Đau hạ vị; Đau tầng sinh môn; Đau xương; Đau đầu.

Cũng giống như nguyên nhân gây bệnh, các yếu tô nguy cơ ung thư bàng quang vẫn chưa được nghiên cứu một cách rõ ràng. Một số yếu tố nguy cơ phổ biến dẫn đến ung thư bàng quang là:

– Những người lớn t.uổi có nguy cơ mắc ung thư bàng quang cao hơn những người trẻ.

– Đàn ông dễ bị ung thư bàng quang hơn phụ nữ.

– T.iền sử gia đình có người mắc phải ung thư bàng quang .

– Người đã bị ung thư bàng quang cũng có khả năng tái phát.

– Những người hút t.huốc l.á có nguy cơ ung thư bàng quang cao hơn 2 đến 3 lần so với những người không hút t.huốc l.á.

– Nghề nghiệp dễ mắc ung thư như làm cao su, chất hóa học, da thuộc, thợ làm tóc, thợ kim khí, thợ in, thợ dệt, tài xế xe tải. Đây là những ngành nghề tiếp xúc thường xuyên với những chất sinh ung thư.

Ngoài ra, các bệnh lý viêm bàng quang mạn tính, n.hiễm t.rùng tiết niệu tái diễn nhiều lẫn hoặc sử dụng ống thông đường tiểu lâu ngày cũng gây nên ung thư bàng quang.

Quá trình điều trị phụ thuộc vào vị trí u và giai đoạn bệnh, nhưng chủ yếu là phẫu thuật, có thể kèm theo hóa xạ trị bổ trợ, liệu pháp sinh học hoặc các liệu pháp quang động học, miễn dịch.

Để phòng ngừa bệnh ung thư bàng quang, chuyên gia khuyến cáo cần thực hiện những điều sau:

– Không hút t.huốc l.á, hạn chế tiếp xúc khói t.huốc l.á.

– Làm việc trong môi trường tiếp xúc với nhiều hóa chất độc hại cần tuân thủ thực hiện đúng các quy định bảo hộ lao động.

– Cần kiểm tra nguồn nước sinh hoạt để xác định nồng độ, hàm lượng kim loại nặng và một số chất độc hại có trong nước trước khi sử dụng.

– Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày giúp cơ thể bài tiết, đào thải các độc tố.

– Cải thiện chế độ ăn uống, ăn các loại rau củ chứa nhiều chất xơ, vitamin, chất chống oxy hóa…

– Khám sức khỏe định kỳ 6 tháng/lần để phát hiện sớm và điều trị kịp thời, bảo vệ sức khỏe.

Tìm ra 126 hóa chất gây hại trong vật liệu sản xuất đồ chơi dành cho trẻ

Từ lâu, người ta đã biết rằng một số hóa chất được sử dụng trong đồ chơi bằng nhựa có thể gây hại cho sức khỏe con người, nhất là t.rẻ e.m.

Tuy nhiên, các bậc cha mẹ rất khó tìm ra cách để tránh những đồ chơi bằng nhựa chứa hóa chất có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe của con mình.

Liều lượng phơi nhiễm ước tính vượt quá mức tham chiếu theo quy định

Hiện nay chưa có thỏa thuận quốc tế về những chất nào nên bị cấm sử dụng trong vật liệu đồ chơi. Phần lớn, các quy định và danh sách về hóa chất cần lưu ý trong đồ chơi tập trung vào một số nhóm chất nhất định có đặc tính gây hại đã biết, chẳng hạn như phthalates.

Các nhà nghiên cứu Đại học Michigan (Hoa Kỳ) cùng Chương trình Môi trường Liên hợp quốc đã phân tích dữ liệu về hàm lượng và chức năng hóa học được tìm thấy trong đồ chơi bằng nhựa, đồng thời định lượng mức độ phơi nhiễm của t.rẻ e.m và các nguy cơ sức khỏe tiềm ẩn. Họ xếp hạng các hóa chất theo mức độ nguy hiểm đối với sức khỏe và so sánh các kết quả này với danh sách các chất ưu tiên hiện có trên khắp thế giới.

Kết quả cho thấy, trong số 419 hóa chất được tìm thấy trong vật liệu nhựa cứng, mềm và xốp được sử dụng trong đồ chơi t.rẻ e.m, có tới 126 hóa chất có thể gây hại cho sức khỏe của t.rẻ e.m thông qua các tác động gây ung thư hoặc các tác hại khác. Các hóa chất này có trong 31 chất làm dẻo, 18 chất chống cháy và 8 chất tạo mùi thơm…

Những hóa chất này có liều lượng phơi nhiễm ước tính vượt quá liều lượng tham chiếu theo quy định, nguy cơ ung thư vượt quá ngưỡng rủi ro quy định. Các chuyên gia nhấn mạnh, những chất này nên được ưu tiên loại bỏ trong vật liệu đồ chơi và thay thế bằng các chất thay thế an toàn và bền vững hơn.

tim ra 126 hoa chat gay hai trong vat lieu san xuat do choi danh cho tre 189 5716413

Đồ chơi bằng nhựa mềm có thể chứa hóa chất không an toàn cho trẻ.

Trẻ bị nhiễm hóa chất qua đồ chơi bằng cách nào?

Để tìm hiểu chính xác các tác hại của chất hóa học có trong đồ chơi với trẻ, các nhà khoa học đã tổng hợp từ 25 nghiên cứu khác nhau, tìm hiểu đặc điểm vật liệu và cách sử dụng đồ chơi: Thời gian một đ.ứa t.rẻ thường chơi với một món đồ chơi, có cho vào miệng hay không và số lượng đồ chơi được tìm thấy trong một hộ gia đình.

Kết quả cho thấy, trung bình t.rẻ e.m ở các nước phương Tây có khoảng 18kg đồ chơi bằng nhựa. Trong đó có các hóa chất mà có thể gây ảnh hưởng cho sức khỏe của t.rẻ e.m: Phthalate, chất chống cháy brom hóa, ngoài ra còn có hai chất hóa dẻo butyrate TXIB và citrate ATBC, được sử dụng thay thế cho phthalate.

Mặc dù, những hóa chất thay thế phthalate không có nguy cơ cao gây ung thư cho t.rẻ e.m, tuy nhiên cần được đ.ánh giá thêm để tránh sự thay thế một hóa chất độc hại này bằng một chất có hại tương tự.

Các nhà khoa học cho biết, đồ chơi bằng nhựa mềm có chứa một số hóa chất độc hại cao và phơi nhiễm qua đường hô hấp là chủ yếu. T.rẻ e.m có khả năng hít phải hóa chất khuếch tán từ tất cả đồ chơi trong phòng, chứ không chỉ chạm vào một đồ chơi tại thời điểm đó.

Theo các chuyên gia, các nhà sản xuất đồ chơi thường không cung cấp bất kỳ thông tin nào về hàm lượng hóa chất trong đồ chơi và thiếu cơ sở dữ liệu về thành phần đồ chơi.
Hiện có nhiều danh sách về các sản phẩm và vật liệu có chứa các hóa chất độc hại. Tuy nhiên, cho đến nay vẫn còn thiếu thông tin làm thế nào để sử dụng các hóa chất trong các ứng dụng an toàn và bền vững.
Nghiên cứu đã đưa ra một số liệu mới để đ.ánh giá hàm lượng hóa chất trong vật liệu đồ chơi dựa trên mức độ phơi nhiễm và rủi ro. Các nhà khoa học cho hay, với những thông tin như vậy sẽ giúp các nhà sản xuất đưa ra quyết định lựa chọn các hóa chất để phát triển đồ chơi an toàn hơn cho trẻ.
Các chuyên gia khuyên, nên giảm tiêu thụ vật liệu nhựa nói chung, tránh sử dụng đồ chơi bằng nhựa mềm và giữ sạch sẽ, thoáng mát cho phòng của trẻ.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *