Đeo kính áp tròng an toàn

strong> Kính áp tròng có thể thay thế kính đeo do khúc xạ, cũng có thể sử dụng cho người muốn thay đổi màu mắt thẩm mỹ, song dùng đúng cách mới an toàn.

Theo bác sĩ Phạm Hải Yến, khoa Khúc xạ, Bệnh viện Mắt Trung ương, kính áp tròng phổ biến, nhất là trong giới trẻ, nhờ ưu điểm về mặt thẩm mỹ và tính tiện dụng. Kính này giúp người mắc tật khúc xạ có hình ảnh trung thực, mang tính thẩm mỹ cao, thuận tiện trong các hoạt động thể thao hoặc nghệ thuật.

Có nhiều loại kính áp tròng. Trong đó, kính thẩm mỹ có thể thay đổi màu mắt, làm cho tròng mắt to hơn hoặc để che sẹo đục giác mạc. Kính điều trị để bảo vệ bề mặt giác mạc trong một số bệnh lý trợt giác mạc, bệnh giác mạc bọng và khắc phục tình trạng lóa mắt cho những bệnh nhân không có mống mắt, kính áp tròng cho bệnh giác mạc hình chóp.

Kính áp tròng còn khắc phục một số khuyết điểm của kính gọng như mất thẩm mỹ, giới hạn lựa chọn gọng kính, thay đổi kích thước các vật xung quanh khi bị tật khúc xạ nặng, hạn chế khi chơi thể thao hoặc không thể đeo được khi lệch khúc xạ quá nặng…

Bác sĩ Yến cho biết kính áp tròng là thiết bị y tế, vì vậy khi chọn và sử dụng cần được bác sĩ khám, tư vấn. Tuy nhiên, một số bạn trẻ tự mua kính về sử dụng, không được khám và hướng dẫn về cách sử dụng, vệ sinh, bảo quản kính nên có thể lựa chọn thông số kính không phù hợp, sử dụng sai cách gây ra một số bệnh lý đe dọa thị lực như viêm, loét giác mạc. Vì vậy, mọi người cần lưu ý cách chọn và sử dụng kính áp tròng đúng.

deo kinh ap trong an toan e52 5718543

Kính áp tròng được bảo quản trong dung dịch và khay đựng chuyên biệt. Ảnh: Cleveland Clinic.

Khi chọn kính, mọi người chỉ mua và sử dụng kính của các thương hiệu uy tín, không đặt mua kính của hãng bán hàng trôi nổi trên mạng, không rõ xuất xứ, nhà sản xuất. Mọi người cần đọc kỹ hạn sử dụng ghi trên bao bì, không sử dụng sản phẩm đã quá hạn hoặc bao bì đóng gói, vỏ hộp rách, không nguyên vẹn.

Nếu có nhu cầu chuyển đổi từ kính gọng sang kính áp tròng, mọi người nên đi khám tại cơ sở y tế chuyên khoa để được tư vấn, khám và lựa chọn thông số kính phù hợp nhất do các thông số sẽ khác nhau với mỗi người và thay đổi nhiều so với kính gọng.

Khi đeo kính và tháo kính, người sử dụng phải cắt ngắn móng tay, vệ sinh tay sạch sẽ. Móng tay dài không phù hợp do trở thành nơi trú ngụ của các loại vi sinh vật gây viêm nhiễm cho mắt và có thể làm xước, rách kính. Mọi người chú ý học cách đeo và tháo kính đúng từ nhà sản xuất hoặc nhân viên y tế để thao tác nhanh, chính xác, không làm tổn thương mắt. Khi đeo, tháo kính, mọi người cần đảm bảo dụng cụ luôn khô ráo, sạch sẽ, vệ sinh định kỳ bằng dung dịch rửa chuyên dụng.

Kính áp tròng có quy trình vệ sinh và bảo quản riêng biệt. Dung dịch ngâm rửa, bảo quản phải phù hợp với loại kính đang sử dụng. Hạn sử dụng của dung dịch ngâm rửa kính không quá 3 tháng kể từ khi mở nắp. Khi sử dụng xong, mọi người cần đóng nắp ngay, không để đầu chai dung dịch chạm vào các bề mặt bẩn. Khay đựng kính phải để ở nơi khô thoáng, sạch sẽ, không để trong nhà vệ sinh. Sau khi lấy kính ra, người sử dụng phải thay nước ngâm, vệ sinh khay đựng bằng dung dịch ngâm rửa, để khay khô ráo, không giữ nước ngâm cũ và chỉ đổ đầy thêm. Khay đựng kính được thay mỗi khi thay chai dung dịch ngâm rửa kính.

Ngoài ra, người sử dụng kính áp tròng cần thăm khám định kỳ tại các cơ sở chuyên khoa mắt nhằm phát hiện sớm, xử trí kịp thời các biến chứng. Nếu mắt có các biểu hiện đỏ, cộm chói, đau nhức, nhìn mờ, chảy nước mắt nhiều, mọi người dừng sử dụng kính ngay và đi khám. Các loại thuốc nhỏ mắt thêm cần có ý kiến của bác sĩ. Mọi người nên tuân thủ chặt các khuyến cáo khi sử dụng kính áp tròng nhằm hạn chế thấp nhất nguy cơ viêm nhiễm và những biến chứng không mong muốn khác.

Hai mối nguy hiểm cần biết khi đeo kính áp tròng

Đằng sau sự tiện lợi và tính thẩm mỹ, nhiều người vẫn tỏ ra nghi ngờ trước những tác dụng của kính áp tròng.

Kính áp tròng (hay kính tiếp xúc) đang trở thành “cứu cánh” đối với một bộ phận lớn người trẻ bị cận thị. Không còn mờ trắng mắt kính mỗi khi thở mạnh lúc đeo khẩu trang hay ăn đồ nóng, người bị tật khúc xạ giờ đây có thể sinh hoạt, làm việc bình thường với loại kính đặc biệt này.

Tuy nhiên, nhiều người vẫn tỏ ra nghi ngại trước các sản phẩm kính áp tròng khi những lợi ích của sản phẩm này có đi kèm với mối nguy hiểm nào đằng sau hay không?

Những nguy cơ người dùng kính áp tròng phải đối mặt

Trao đổi với Zing , tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Thị Thu Hiền, Trưởng khoa Khúc xạ, Bệnh viện Mắt Trung ương (Hà Nội), nhận định: “Thực tế hiện nay, kính áp tròng được sử dụng rất nhiều. Sản phẩm này giúp chúng ta đảm bảo vấn đề thẩm mỹ, hạn chế sự bất tiện. Ngoài ra, kính áp tròng còn giúp người bệnh có trường nhìn rộng hơn so với loại kính truyền thống”.

Tuy nhiên, vị chuyên gia này cho biết người sử dụng kính áp tròng phải đối mặt với 2 nguy cơ chính là n.hiễm t.rùng và khô mắt. Nguyên nhân là kính áp tròng được đặt ngay trên bề mặt giác mạc. Kính tiếp xúc với giác mạc chỉ qua một lớp nước mắt.

Dù vậy, những nguy cơ này chỉ xảy ra khi chúng ta sử dụng sản phẩm kính áp tròng không đảm bảo chất lượng hay chưa tuân thủ đúng hướng dẫn của nhà sản xuất về thời gian, vệ sinh, bảo quản kính…

hai moi nguy hiem can biet khi deo kinh ap trong d51 5682750

Người đeo kính áp tròng thường phải đề phòng trước nguy cơ khô mắt và n.hiễm t.rùng. Ảnh minh họa: Self .

“Việc sử dụng sản phẩm kính áp tròng đảm bảo chất lượng là rất quan trọng. Chất liệu sản xuất kính không đạt tiêu chuẩn khiến khả năng thấm hút, trao đổi khí của kính kém dẫn đến tình trạng khô mắt, gây tổn thương giác mạc và không đảm bảo chất lượng thị giác”, bác sĩ Hiền nói.

Bên cạnh đó, việc không tuân thủ hướng dẫn trong vệ sinh, tháo, lắp kính áp tròng cũng có thể dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng.

Bác sĩ này giải thích: “Trong quá trình sử dụng, các loại vi khuẩn, bụi bẩn có thể đã bám trên bề mặt kính. Lúc này, nếu không đảm bảo vệ sinh khi ngâm, rửa kính hay tháo, lắp kính sai cách, kính áp tròng khi được đeo lên mắt sẽ tạo điều kiện để vi khuẩn xâm nhập. Đồng thời, môi trường bên trong mắt sử dụng kính áp tròng lâu ngày thường bị khô cũng khiến chúng ta dễ bị n.hiễm t.rùng hơn”.

Lúc này, việc sử dụng kính áp tròng có thể trở thành tác nhân gây một số bệnh như viêm kết mạc, viêm giác mạc, thậm chí loét giác mạc. Tình trạng loét giác mạc dù được điều trị thành công vẫn có thể để lại sẹo, ảnh hưởng tới thị giác.

Bác sĩ Hiền chia sẻ mới đây, một trường hợp được xét nghiệm và chẩn đoán loét giác mạc do amip cũng bởi nguyên nhân trên. Trước đó, bệnh nhân này được tiến sĩ Hiền theo dõi từ khi còn đeo kính gọng do cận thị. Khi ra trường, bệnh nhân chuyển vào TP.HCM làm việc và sử dụng kính áp tròng mềm. Sau một tuần điều trị, ổ loét của bệnh nhân vẫn chưa liền.

“Bệnh nhân này bị loét giác mạc cả hai mắt. Đây là trường hợp chúng tôi rất ái ngại bởi dù có thể điều trị khỏi vết loét, bệnh vẫn có thể để lại sẹo và khiến thị giác giảm sút”, vị chuyên gia này nói.

Kính áp tròng không làm tăng độ cận

Bác sĩ Nguyễn Thị Thu Hiền khẳng định thông tin việc đeo kính áp tròng làm tăng độ cận thị là không chính xác.

“Chúng tôi cũng chỉ định cho một số trường hợp sử dụng kính áp tròng để kiểm soát tốc độ cận. Ví dụ, kính áp tròng mềm loại đa tiêu cự vẫn thường xuyên được các bác sĩ sử dụng làm biện pháp hạn chế tốc độ tăng cận ở trẻ em”, bác sĩ Hiền cho biết.

Do đó, người đeo kính áp tròng hoàn toàn không có nguy cơ bị tăng độ cận do sử dụng sản phẩm này.

hai moi nguy hiem can biet khi deo kinh ap trong b82 5682750

Kính áp tròng không phải nguyên nhân gây tăng độ cận. Ảnh minh họa: Contactsdirect.

Theo bác sĩ Hiền, thị trường hiện có rất nhiều loại kính áp tròng. Tuy nhiên, chuyên gia của Bệnh viện Mắt Trung ương chia sản phẩm này có 3 loại chính gồm kính áp tròng mềm, kính áp tròng cứng ban ngày và kính áp tròng cứng chỉnh hình giác mạc đeo ban đêm.

Trong đó, kính áp tròng mềm sử dụng trong các trường hợp cận thị, loạn thị, viễn thị hoặc một số vấn đề liên quan thẩm mỹ như bệnh nhân bị sẹo giác mạc, tạo màu…

Kính áp tròng cứng ban ngày được sử dụng để đeo lúc thức, điều trị các tật cận thị, loạn thị, viễn thị cho bệnh nhân.

Một loại khá thịnh hành thời gian gần đây là kính áp tròng cứng chỉnh hình giác mạc đeo vào ban đêm. Loại kính áp tròng này được khá nhiều bác sĩ và bệnh nhân sử dụng nhằm điều chỉnh tật khúc xạ tạm thời.

Tuy nhiên, nhược điểm của kính áp tròng ban đêm là sản phẩm này được sử dụng khi mắt trong trạng thái nhắm. Lúc này, môi trường trong mắt rất dễ bị viêm nhiễm nếu kính không sạch sẽ. Người dùng có thể bị nhiễm khuẩn hay các loại nấm, ký sinh trùng…

Do đó, người sử dụng phải tuân thủ nghiêm ngặt hướng dẫn bảo quản, tháo lắp kính, nhỏ nước mắt nhân tạo thường xuyên và đi khám đúng hạn để được phát hiện sớm những biến chứng nếu có.

Đặc biệt, bác sĩ Hiền cho hay để kính đạt hiệu quả tối đa, người sử dụng phải đảm bảo thời gian ngủ khi đeo kính ít nhất 8 tiếng mỗi đêm.

“Khi sử dụng kính áp tròng, người bệnh phải tuân thủ đúng yêu cầu của nhà sản xuất. Với bất kể loại kính áo tròng nào, người dùng đều phải đảm bảo việc vệ sinh, bảo quản và tháo lắp an toàn. Ngoài ra, chúng ta cần đeo kính theo chỉ định và kiểm soát của bác sĩ”, bác sĩ Hiền nhấn mạnh.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *