Thay đổi lối sống và lựa chọn thực phẩm lành mạnh là cách giúp bệnh nhân ung thư tuyến giáp nhanh chóng phục hồi sau điều trị. Vậy ăn gì sau khi uống iod phóng xạ để người bệnh hồi phục sức khỏe nhanh nhất?
Liệu pháp iod phóng xạ được chỉ định cho những bệnh nhân sau phẫu thuật ung thư tuyến giáp được đ.ánh giá thuộc nhóm nguy cơ cao. Sau khi uống phóng xạ, bệnh nhân cần thực hiện 1 chế độ ăn uống khoa học để có thể nhanh chóng phục hồi, tránh những biến chứng xảy ra.
Trước khi thực hiện uống iod phóng xạ, người bệnh bị ung thư tuyến giáp cần thực hiện chế độ ăn kiêng iod trong 2 tuần. Tuy nhiên, rất nhiều người bệnh không biết cần ăn uống thế nào cho hợp lý. Ăn gì sau khi uống iod phóng xạ dưới đây sẽ giúp người bệnh và người nhà lựa chọn phù hợp hơn.
1. Tránh thực phầm giàu iod cho bệnh nhân ung thư tuyến giáp
Chế độ ăn này được bắt đầu từ 14 ngày trước khi uống iod 131 và kéo dài sau đó từ 7 – 10 ngày. Thực phẩm được chia làm 3 nhóm gồm: giàu iod, có iod và ít iod.
– Đối với nhóm thực phẩm giàu iod (> 20mcg iod/suất), bệnh nhân không nên sử dụng, hạn chế liều lượng khi sử dụng nhóm có iod (5 – 20mcg iod/suất) và sử dụng nhóm ít iod (
– Nhóm thực phẩm có iod nhưng hạn chế sử dụng như: thịt không ăn quá 150g thịt/ngày (tương đương 100mcg iod), gạo và ngũ cốc nhất là được trồng ở vùng đất giàu iod thì bệnh nhân ung thư tuyến giáp nên ăn vừa phải (dưới 4 bát cơm/ngày).
– Nhóm thực phẩm giàu iod nên tránh sử dụng như muối iod, muối biển, thực phẩm có tẩm ướp muối biển, hải sản và các thực vật sống trong biển gồm rau câu, rong biển, tảo biển. Lòng đỏ trứng và các thực phẩm chế biến từ trứng, sữa và các chế phẩm từ sữa như chocolate, yaourt, phô mai, kem. Thực phẩm có nhuộm phẩm màu đỏ, cam, đậu nành và các chế phẩm từ đậu nành.
– Nhóm thực phẩm ít iod: Thông thường nhóm thực phẩm này là nhóm thực phẩm tươi, ít năng lượng, ít chất béo, ít gây tăng cân rất phù hợp cho bệnh nhân đang chờ uống iod có khuynh hướng tăng cân do suy giáp.
Chúng bao gồm trái cây (ngoại trừ cherry), rau cải tươi (không qua sơ chế với muối, hay đông lạnh), đậu (ngoại trừ đậu đỏ), mật ong, nước uống có ga như soda, cola, trà và cà phê loại không hòa tan, bia, rượu.
Nhóm thực phẩm giàu iod nên tránh sử dụng như muối iod, muối biển, thực phẩm có tẩm ướp muối biển, hải sản – Ảnh Internet
2. Ăn gì sau khi uống iod phóng xạ? Thực phẩm người bệnh có thể ăn
Ngoài các loại thực phẩm cần tránh sau khi uống iod phóng xạ thì người bệnh có thể ăn một số loại thực phẩm sau:
– Ăn muối nhưng không ăn muối chứa iod. Đối với trường hợp nếu không chắc chắn là muối có chứa iod hay không thì bạn có thể rang lên và cho vào lọ để sử dụng dần. Biện pháp rang lên giúp iod thăng hoa hết.
– Có thể ăn lòng trắng trứng đối với người bị ung thư tuyến giáp sau khi uống iod phóng xạ.
– Thịt động vật tươi có thể ăn.
– Người ung thư tuyến giáp ăn gì sau khi uống iod phóng xạ là ăn bánh mì. Lưu ý, các loại bánh mì được sử dụng cần không có sữa, muối và i-ot, bơ và sữa.
– Sử dụng thêm các loại hoa quả tươi, đông lạnh.
– Uống nước hoa quả tươi, sinh tố giúp ích cho người bị ung thư tuyến giáp sau khi uống iod phóng xạ.
Đọc thêm bài viết: Uống sinh tố mỗi ngày có phải thói quen lành mạnh?
– Bổ sung các sản phẩm từ ngũ cốc như lúa mì và gạo.
– Có thể ăn các loại trái cây đóng hộp như đào, lê và dứa.
– Nên ăn các loại hạt như hạt lạc, hạt điều,…
– Có thể uống chè, cà phê nguyên chất.
– Khi nấu ăn có thể sử dụng dầu thực vật, hạt tiêu đen và ớt.
– Đường, mứt, thạch và mật ong đều có thể sử dụng.
Người bệnh có thể bổ sung các sản phẩm từ ngũ cốc như lúa mì và gạo – Ảnh Internet
3. Lưu ý đối với các loại thực phẩm sử dụng cho người bị ung thư tuyến giáp
3.1. Lưu ý đối với các loại thực phẩm
– Đối với đồ có thể sử dụng, không nên ăn tại nhà hàng bởi vì bạn không thể biết được chắc chắn rằng người đầu bếp có sử dụng muối iod hay không.
– Người bệnh cần nhận tư vấn của bác sĩ nếu sử dụng thuốc có chứa iod trong thời gian ăn kiêng như: Amiodarone, expectorant, thuốc kháng khuẩn, một số loại thuốc cản quang và một số loại thuốc bôi da.
– Tuyệt đối không sử dụng thực phẩm chức năng nếu người sử dụng không nắm rõ hàm lượng iod bên trong sản phẩm.
3.2. Nguyên tắc khi lựa chọn thức ăn
Nguyên tắc không thể bỏ qua khi muốn chăm sóc sức khỏe người bị ung thư tuyến giáp sau khi uống iod phóng xạ đúng cách như sau:
– Không sử dụng muối có iod.
– Tuyệt đối không sử dụng các sản phẩm từ biển.
– Tránh các sản phẩm từ bơ và sữa.
– Người bệnh không được ăn các loại thức ăn có chứa chất bảo quản, đóng hộp như pate hay xúc xích.
– Hạn chế tối đa các loại thực phẩm như mì, bún và phở.
– Nên hạn chế ăn thịt bò và gà công nghiệp.
Thịt bò đem lại nhiều tác dụng tốt đối với sức khỏe nhưng người bệnh ung thư tuyến giáp sau khi uống iod phóng xạ thì không nên ăn thịt bò – Ảnh Internet
4. Bệnh nhân ung thư tuyến giáp nên uống nhiều nước
– Sau khi uống iode 131, bệnh nhân có thể có cảm giác buồn nôn, nôn. Do đó, ngoài việc sử dụng thuốc chống nôn do bác sĩ kê toa, bệnh nhân nên sử dụng những thức ăn dễ tiêu hóa, chia nhiều bữa nhỏ trong ngày. Thuốc phóng xạ có thể làm khô miệng, thay đổi vị giác nên bệnh nhân có thể ăn không được ngon miệng, nhưng sự thay đổi này sẽ mau chóng qua đi.
– Để bảo vệ tuyến nước bọt khỏi tác dụng của chất phóng xạ, ngày đầu tiên uống iod 131 bệnh nhân sẽ được khuyên ngậm kẹo chua, hay nhai kẹo cao su liên tục cho đến 2 – 3 ngày sau đó, tùy theo liều iod 131 đã uống.
– Để tránh tác dụng của chất phóng xạ lên cơ quan s.inh d.ục, bàng quang và đường tiêu hóa, bệnh nhân được khuyên uống thật nhiều nước theo sức mỗi người, đi tiểu nhiều lần trong ngày. Bệnh nhân nên chủ động ăn những thức ăn có tính nhuận trường như đu đủ, rau lang, đậu bắp… thậm chí uống thuốc nhuận trường để có thể đi tiêu 1 – 2 lần trong ngày.
– Để tuân thủ những quy tắc an toàn phóng xạ, chén, đũa, muỗng nên dùng riêng, rửa và phơi trong phòng riêng của bệnh nhân.
Khi chấm dứt mỗi đợt điều trị iod 131 hay khi chụp xong xạ hình toàn thân bằng iod 131, bệnh nhân ung thư tuyến giáp nên trở lại chế độ ăn bình thường, giàu canxi, không kiêng cữ để có một sức khoẻ tốt chuẩn bị cho những đợt điều trị sau.
Những thông tin trong bài viết trên hi vọng có thể giúp ích cho người bị ung thư tuyến giáp hoặc người chăm sóc cho người bệnh ung thư tuyến giáp. Người bệnh nên ăn gì sau khi uống iod phóng xạ để có lợi cho sức khỏe nhất.
Chuyên gia dinh dưỡng chỉ ra cách giảm cân chuẩn bằng cần tây
Gần đây nhiều phụ nữ thực hiện giảm béo bằng cần tây. Theo chuyên gia dinh dưỡng, bác sỹ Ngô Thanh Hằng (Viện Y học ứng dụng Việt Nam), cần tây là thực phẩm lành mạnh, ít calo nhưng không nên lạm dụng cần tây để giảm cân trong thời gian dài.
Theo chuyên gia dinh dưỡng, bác sĩ Ngô Thanh Hằng, cần tây tác động đến cân nặng nhờ lượng calo thấp, 100g cần tây cung cấp 47kcal. Rau cần tây giàu chất xơ, ít chất béo. Trong 100g cần tây có 1,5g chất xơ.
Chất xơ tạo cảm giác no lâu, giảm cảm giác thèm ăn. Để thanh lọc, giảm mỡ bằng cần tây phải dùng đúng cách. Cần tây có thể được chế biến chín hoặc sử dụng ăn sống. Cần tây tươi sống thường chứa nhiều chất dinh dưỡng hơn khi nấu chín. Hấp cần tây trong 10 phút có thể không ảnh hưởng đáng kể đến hàm lượng chất chống oxy hóa.
Bác sĩ Ngô Thanh Hằng – Viện Y học ứng dụng Việt Nam
Cần tây dùng dưới dạng nước ép có thể thúc đẩy quá trình tiêu hóa. Theo Anthony William, tác giả cuốn sách “Medical Medium” (xuất bản năm 2015), nên uống khoảng 500 ml nước ép cần tây vào buổi sáng trước khi ăn để quá trình tiêu hóa được thúc đẩy. Nên uống nước cần tây ngay sau khi ép để có thể hấp thụ toàn bộ chất dinh dưỡng.
Nước ép cần tây có thể làm giảm lượng chất xơ tự nhiên sau khi ép. Ngoài ra có thể pha bột cần tây với nước uống như nước ép, bột cần tây vẫn bảo toàn được lượng chất xơ cần thiết. Kết hợp cần tây với dưa leo, táo, rau bina và chanh có thể tạo ra một ly sinh tố ngon và tốt cho sức khỏe. Hoặc có thể thử cần tây, hạt cần tây cùng xà lách trộn, súp, risottos.
“Chúng ta nên ăn đa dạng các loại rau theo mùa để nhận được lợi ích từ các loại rau. Ngoài ra, cần kết hợp luyện tập thể dục với một chế độ dinh dưỡng hợp lý, kiểm soát lượng calo đưa vào, như vậy mới đem lại hiệu quả tối ưu thanh lọc cơ thể, giảm mỡ, giảm cân”, bác sĩ Thanh Hằng cho biết.
Tác dụng khác của cần tây
Không chỉ có tác dụng giảm cân, nếu sử dụng đúng cách, cần tây còn có tác dụng ngăn ngừa một số bệnh và cải thiện huyết áp. Acetylenic có trong cần tây giúp ngăn các tế bào khối u phát triển. Axit phonolic giúp kiềm chế hoạt động của prostaglandin, một chất có thể đẩy nhanh tốc độ phát triển của tế bào ung thư. Cần tây chứa các chất chống oxy hóa và polysaccharide có tác dụng như chất kháng viêm.
Không chỉ có tác dụng giảm cân, nếu sử dụng đúng cách, cần tây còn có tác dụng ngăn ngừa một số bệnh và cải thiện huyết áp.
Chất 3-n-butylphthalide trong cần tây làm giảm hormone gây căng thẳng và giúp giãn các cơ quanh mạch m.áu, giúp m.áu c.hảy trơn tru và ít gây áp lực lên thành mạch hơn. Cần tây cũng là một nguồn cung cấp chất xơ tốt. Kết quả của một đ.ánh giá Cochrane cho thấy, những người ăn nhiều chất xơ có thể có chỉ số huyết áp thấp hơn những người ăn ít chất xơ.
Hợp chất 3-n-butylphthalide trong cần tây có tác dụng tích cực trong việc giảm cholesterol xấu trong m.áu. Ngoài ra, cần tây cũng tăng cường bài tiết mật hoặc axit steroid, 2 chất giúp giảm cholesterol. Lưu ý rằng, những người theo chế độ ăn nhiều chất xơ dường như có mức cholesterol toàn phần và LDL thấp hơn so với những người tiêu thụ thực phẩm ít chất xơ hơn. Apigenin có trong cần tây cũng có vai trò kích thích sự tăng trưởng và phát triển của các tế bào thần kinh, kích thích quá trình tạo tế bào thần kinh và cải thiện khả năng ghi nhớ, học tập, làm việc.
Ngoài ra, cần tây còn có những lợi ích khác như ngăn ngừa bệnh gan và vàng da, tắc nghẽn đường tiết niệu, bệnh gout, rối loạn thấp khớp, tốt cho da và tóc. Ngoài ra, người ta dùng hạt cần tây có thể hỗ trợ điều trị viêm phế quản, hen suyễn, bệnh vảy nến và các rối loạn da khác, nôn mửa, sốt…
Những trường hợp phụ nữ nên tránh sử dụng cần tây
Bên cạnh những tác dụng tích cực, khi sử dụng cần tây cần chú ý đến một số rủi ro như cần tây có thể gây ra phản ứng dị ứng nghiêm trọng ở một số người. Phụ nữ đang mang thai những tháng đầu nên tránh sử dụng cần tây, vì có thể gây kích thích tử cung. Cần tây có chứa chất hóa học psoralen, phản ứng với ánh sáng mặt trời, có thể làm tăng độ nhạy cảm của da với tia cực tím, làm tăng nguy cơ viêm da và tổn thương da do ánh nắng mặt trời.
40g cần tây chứa khoảng 30mg natri, vì vậy cần lưu ý tới lượng natri mà mình tiêu thụ vì chế độ ăn nhiều natri có thể làm tăng huyết áp và gây tích nước. Không giữ rau cần tây trong tủ lạnh quá 2 tuần vì sẽ làm tăng gấp 25 lần chất furanocoumarin trong cần tây, có thể gây ung thư.