Sau tiêm vắc xin COVID-19, nếu có những dấu hiệu này phải đến ngay cơ sở y tế

Sau tiêm vắc xin COVID-19, người dân có thể gặp các phản ứng thông thường; tuy nhiên khi có biểu hiện nặng dưới đây cần đến cơ sở y tế để xử trí kịp thời.

sau tiem vac xin covid 19 neu co nhung dau hieu nay phai den ngay co so y te b72 5719826

Ảnh minh họa.

Theo khuyến cáo của Bộ Y tế, sau khi tiêm vắc xin phòng COVID-19, người dân có thể gặp các phản ứng gồm:

Phản ứng rất phổ biến như đau đầu, buồn nôn, đau cơ, đau khớp; nhạy cảm đau, đau, nóng tại vị trí tiêm, ngứa, mệt mỏi, bồn chồn, sốt, ớn lạnh… Bên cạnh đó, cũng có thể xảy ra các phản ứng nghiêm trọng như: Sốc phản vệ, phản ứng quá mẫn…

Các phản ứng phổ biến như sưng và đỏ tại vị trí tiêm chiếm từ 1%- dưới 10%. Các phản nhẹ sau tiêm đều tự hết sau 1-2 ngày mà không cần phải điều trị, chăm sóc y tế.

Tuy nhiên người dân cũng cần biết cách theo dõi để đảm bảo an toàn sau tiêm. Cụ thể, người đi tiêm vắc xin phải ở lại điểm tiêm chủng ít nhất 30 phút sau khi tiêm để theo dõi tình hình sức khoẻ; được hướng dẫn theo dõi ở nhà ít nhất 24 giờ tiếp theo và tiếp tục theo dõi đến 3 tuần sau khi tiêm.

Đặc biệt, người dân cần chú ý, nếu có một trong các biểu hiện sau, phải đến ngay cơ sở y tế để được thăm khám, điều trị kịp thời tránh biến chứng:

– Đau đầu, nhìn mờ, nhìn đôi, co giật , tê yếu, liệt.

– Đau ngực, khó thở.

– Đau bụng dai dẳng.

– Phù 2 chi dưới.

Hiện quy trình tiêm chủng tại Việt Nam được triển khai ở cấp độ an toàn cao nhất, mức độ phản ứng sau tiêm cũng thấp hơn nhiều so với các quốc gia khác. Bộ Y tế cũng khuyến cáo, khi đến lượt người dân cần đi tiêm vắc xin phòng COVID-19 đầy đủ; tiêm đủ 2 liều của cùng 1 loại vắc xin.

Người dân cũng chú ý, nên tiêm vắc xin COVID-19 cách tối thiểu 14 ngày với các vắc xin phòng bệnh khác.

Việt Nam chưa ghi nhân trường hợp đông m.áu và huyêt khôi xảy ra sau khi tiêm

Vaccine phòng COVID-19 do AstraZeneca sản xuất được Bộ Y tế phê duyệt có điều kiện sử dụng vaccine cho nhu cầu cấp bách trong phòng, chống dịch bệnh COVID-19 tại Quyết định số 983/QĐ-BYT ngày 1/2.

Vaccine này đã được cấp phép sử dụng tại hơn 70 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới và là 1 trong 3 vaccine được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) thông qua chấp thuận sử dụng trong trường hợp khẩn cấp vào ngày 15/2.

Từ ngày 8/3, vaccine phòng COVID-19 của AstraZeneca chính thức được tiêm chủng tại Việt Nam với 3 địa phương đầu tiên triển khai là TP. Hà Nôi, TP. Hô Chí Minh và Hải Dương.

Trong quá trình triên khai tiêm vaccine phòng COVID-19 do AstraZeneca sản xuât tại Việt Nam, hệ thống giám sát tiêm chủng đã ghi nhân khoảng 33% các trường hợp phản ứng nhẹ thông thường như đau, đỏ tại chô tiêm, mêt mỏi, sôt nhẹ, đau đâu, buôn nôn.

“Các dấu hiệu này tự khỏi trong 1-2 ngày sau tiêm và người được tiêm không cân điêu trị. Đây là dấu hiệu bình thường gặp phải không chỉ ở vaccine phòng COVID-19, mà còn ở các loại vaccine phòng ngừa các bệnh truyền nhiễm khắc như sởi, ho gà, uốn ván…” – Bộ Y tế thông tin.

Hệ thống giám sát cũng ghi nhận có khoảng 1 (một phần nghìn) trường hợp có phản ứng quá mân sau tiêm, được xử trí đúng theo quy định, sức khỏe của những người này đêu đã ôn định, trở lại đi làm sau 1-2 ngày theo dõi, điêu trị tại cơ sở y tế.

Những số liệu ghi nhận phản ứng sau tiêm vaccine phòng COVID-19 của AstraZeneca tại Việt Nam trong 1 tháng qua thấp tương đương so với những số liệu do nhà sản xuất cung cấp. Đặc biệt, đến nay Việt Nam chưa ghi nhân bât cứ trường hợp nào bị đông m.áu và huyêt khôi xảy ra sau khi tiêm chủng.

Quy trình tiêm vaccine COVID-19 tại Việt Nam được triển khai bài bản, khác biệt so với các nước

Với phương châm “Tiêm đên đâu an toàn đên đó”, quy trình tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 tại Việt Nam được triển khai bài bản và có sự khác biệt so với các nước khác trên thế giới, kê cả các nước tiên tiên.

Đó là công tác bảo đảm an toàn tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 tại Viêt Nam luôn đặt lên hàng đầu; tuân thủ chặt chẽ từng khâu, từng bước tại tât cả các cơ sở tiêm chủng.

Cơ sở tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 phải bảo đảm về cơ sở vật chất, trang thiết bị và nhân lực; thực hiện khám sàng lọc và tư vân trước tiêm chủng, tổ chức buổi tiêm chủng an toàn theo hướng dẫn của Bộ Y tế; Người đi tiêm vaccine phải ở lại điểm tiêm chủng ít nhất 30 phút sau khi tiêm để theo dõi tình hình sức khoẻ; được hướng dẫn tiếp tục theo dõi ở nhà ít nhất 24 giờ sau khi tiêm; công tác cấp cứu đề phòng những trường hợp có phản ứng nặng sau tiêm chủng luôn sẵn sàng nhằm bảo đảm an toàn tối đa cho người được tiêm chủng.

Đồng thời với quá trình tiêm chủng, thông tin tiêm chủng của người đi tiêm được cập nhật, lưu trữ đầy đủ, hệ thống trong phần mềm Hồ sơ sức khỏe điện tử, tiến tới quản lý và cấp chứng nhận điện tử tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 tại Việt Nam, kết nối với thế giới.

Tại sao đi bộ buổi sáng tốt cho tim mạch hơn buổi tối?

Một nghiên cứu mới đây tại Bệnh viện Nanavati, Ấn Độ cho thấy, những người đi bộ buổi sáng có sức khỏe tim mạch tốt hơn những người đi bộ buổi tối.

Tăng cường sức khỏe tim mạch nhờ thói quen đi bộ hàng ngày là một thực tế đã được chứng minh. Tuy nhiên, nên đi bộ vào thời điểm nào trong ngày thì tốt hơn lại là điều không phải ai cũng biết. Một nghiên cứu nhan đề “Tác động của đi bộ buổi sáng và buổi tối đối với sức khỏe tim mạch ở người trưởng thành” của các nhà khoa học thuộc Khoa Vật lý trị liệu và Y học thể thao, Bệnh viện Nanavati cho thấy, những người khỏe mạnh đi bộ buổi sáng có ưu thế hơn những người đi bộ vào buổi tối về cả dung tích sống (thể tích lớn nhất của lượng không khí mà một cơ thể hít vào và thở ra) và lưu lượng thở ra cao nhất.

tai sao di bo buoi sang tot cho tim mach hon buoi toi b0a 5697918

Các nhà nghiên cứu đã xem xét tổng số 203 người trưởng thành khỏe mạnh đi bộ 30 phút ít nhất 3 lần một tuần trong khoảng thời gian từ 3 tháng trở lên. Độ t.uổi trung bình của những người tham gia là 45 t.uổi. Tất cả đều được kiểm tra lưu lượng thở ra và hít vào cao nhất, đo nhịp tim và huyết áp khi nghỉ ngơi. Những người bị bất kỳ chứng đau cơ, đau khớp hay tập thể dục trong nhà đều không thuộc diện nghiên cứu.

Đi bộ buổi sáng cung cấp oxy cho m.áu, cải thiện tuần hoàn

Kết quả cho thấy, những người đi bộ vào buổi sáng có sức khỏe tốt hơn những người đi bộ vào buổi tối về dung tích sống và lưu lượng thở ra cao nhất.

Theo các nhà nghiên cứu, đi bộ buổi sáng giúp tăng cường khả năng vận chuyển oxy của m.áu, tăng lưu thông m.áu và đưa m.áu đến các dây thần kinh ngoại vi. Một lý do khác khiến dung tích sống và lưu lượng thở ra cao ở những người đi bộ buổi sáng là tác động có thể của nhiệt độ và ozone, vốn đạt nồng độ cao nhất vào buổi chiều hoặc đầu buổi tối.

Những người đi bộ buổi sáng có huyết áp tâm thu và tâm trương cao hơn

Nhịp tim nghỉ ngơi giữa những người đi bộ buổi tối và buổi sáng không có sự khác biệt về mặt thống kê. Tuy nhiên, những người cao huyết áp lại chủ yếu thuộc nhóm những người đi bộ buổi tối nhiều hơn vào buổi sáng. Người đi bộ buổi sáng có huyết áp tâm thu và tâm trương cao vì họ thường đi trước khi uống thuốc. Vì thế các chuyên gia cho rằng, làm cho việc đi bộ buổi sáng trở thành một phần của thói quen hàng ngày có thể giúp kiểm soát huyết áp và tăng cường sức khỏe tim mạch.

Đi bộ buổi sáng cải thiện dung tích phổi, tăng cường sức mạnh cơ bắp

Số lượng người đi bộ buổi sáng (71) có sức bền tim mạch ở mức xuất sắc, tốt và trên trung bình nhiều hơn so với người đi bộ buổi tối (55). Đ.ánh giá về kết quả nghiên cứu, Giáo sư Ali Irani, Trưởng khoa Vật lý trị liệu và Y học thể thao, Bệnh viện Nanavati cho biết, với nghiên cứu này, các nhà khoa học đã đi tới kết luận rằng đi bộ buổi sáng có lợi hơn cho sức khỏe.

Bản thân việc đi bộ cũng đã giúp cải thiện sức khỏe tim mạch, điều hòa huyết áp, cải thiện tuần hoàn, cải thiện dung tích phổi và tăng cường sức mạnh, độ bền của cơ bắp. Đi bộ buổi sáng, đặc biệt là đi bộ trong khoảng thời gian từ 5-6 giờ sáng, sẽ giúp nâng cao dung tích sống và lưu lượng thở ra cao nhất./.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *