Thông tin từ Bệnh viện Đại học Y khoa Vinh ( Nghệ An), bệnh viện vừa tiếp nhận điều trị cho một bệnh nhân nữ bị bỏng ở mặt trong 2 đùi.
Vết thương do bỏng vôi gây ra. Ảnh: BVCC
Bệnh nhân D.T.D. (67 t.uổi), vào viện với tổn thương bỏng đã đóng vảy ngày thứ 2, diện tích 4% ở mặt trong 2 đùi.
Được biết, bệnh nhân có 6 sào ruộng, hiện tại đang giai đoạn làm đòng cần phải bón vôi tôi. Quá trình bón, khiến vôi vương vào 2 chân, nghĩ là không sao nên bệnh nhân chỉ rửa qua nơi vôi vương vào mà không xử lý gì.
Sau 2 ngày, tổn thương lan rộng, đóng vảy bên ngoài, ứ dịch mủ bên trong kèm theo đau rát, mất ăn mất ngủ nên bệnh nhân đến khám tại Bệnh viện Đại học Y khoa Vinh.
Sau khi thăm khám tổn thương, BSCKII. Hồ Văn Bình, Trưởng Khoa Ngoại tổng hợp nhận định: Đây là một tổn thương bỏng hóa chất phức tạp không được sơ cứu đúng cách gây tổn thương bỏng độ 2, 3. Tổn thương đã đóng vảy nhưng thực chất đang lan rộng và tiếp tục tăng độ cần phải nhập viện điều trị, chăm sóc.
Sau 10 ngày điều trị, hiện tại, tổn thương bỏng đã liền sẹo, không còn đau nhức, bệnh nhân đã đi lại, vận động bình thường.
Theo các bác sĩ, bỏng vôi là một trong những tai nạn về bỏng thường gặp trong đời sống nhất là đối với bà con nông dân. Nhưng không phải ai cũng biết sơ cứu đúng cách để hạn chế tối đa tổn thương bỏng do vôi tôi gây ra.
Công tác sơ cấp cứu bỏng vôi nói riêng, bỏng do kiềm nói chung về cơ bản cũng bao gồm các bước như bỏng nhiệt, tuy nhiên, cần thêm động tác trung hòa sau khi đã ngâm rửa vùng bỏng bằng nước sạch.
Bước 1: nhanh chóng cứu người bệnh ra khỏi hố vôi
Nhanh chóng đưa nạn nhân khỏi tiếp xúc với vôi tôi nóng. Cởi bỏ quần áo còn dính vôi, loại bỏ vôi cục bám dính trên cơ thể.
Bước 2: Đ.ánh giá nhanh chóng và duy trì các chức năng sống như hô hấp, tuần hoàn (đề phòng sặc vôi vào phổi, trụy mạch do bỏng rộng…)
Với bỏng do vôi bột: cần lau sạch vôi bám.
Bước 3: Ngâm rửa vùng bỏng bằng nước sạch càng sớm càng tốt
Ngâm rửa kết hợp với gắp bỏ những mẩu hóa chất, dị vật, đất cát… còn bám lại. Thời gian ngâm rửa thường kéo dài hơn so với bỏng nhiệt.
Chỉ nên dùng nước mát chứ không nên chườm bằng đá hoặc nước đá lên vết thương, tiếp xúc trực tiếp bằng đá lạnh có thể khiến vết thương trở nên tệ hơn vì đột ngột gặp lạnh sẽ khiến biểu bì da co rút lại, vết bỏng sẽ càng lâu khỏi và dễ viêm loét.
Bước 4: Trung hòa tác nhân gây bỏng bằng acid nhẹ
Thao tác này chỉ tiến hành sau khi đã ngâm rửa vùng bỏng bằng nước sạch. Nếu có thể vận chuyển sớm người bệnh tới cơ sở y tế thì không cần tiến hành thao tác này (ưu tiên động tác ngâm rửa, việc trung hòa dành cho tuyến y tế cơ sở) mà thực hiện ngay những thao tác tiếp theo.
Các dung dịch trung hòa thường dùng: acid boric 3%, acid acetic 0,5-6%, nước đường 20% hoặc mật ong… nếu có điều kiện: dùng dung dịch đệm natri citrat, đệm phosphat.
Bước 5: Che phủ tạm thời vết bỏng
Có thể dùng vật liệu sạch để che phủ vết bỏng, sau đó băng ép nhẹ vùng bỏng. Vẫn tiếp tục tưới rửa nước sạch lên vùng bỏng.
Bước 6: Ủ ấm, bù nước điện giải sau bỏng
Bù nước điện giải bằng đường uống (uống oresol, nước chè đường ấm, nước cháo loãng, nước khoáng…).
Ủ ấm.
Giảm đau cho người bệnh (nếu có thể) bằng các thuốc giảm đau toàn thân.
Bước 7: Vận chuyển nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất
Nếu thời gian vận chuyển kéo dài, có thể tiếp tục tưới rửa vùng bỏng.
Vết xước nhỏ suýt cướp đi mạng sống
Người đàn ông 37 t.uổi bị xước chân trái khi làm ruộng. Một tuần sau, vùng xung quanh vết xước bị viêm, ngả màu đen, hoại tử diện rộng.
Anh đến Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương điều trị ngày 15/2. Bác sĩ Thân Mạnh Hùng, Phó trưởng khoa Cấp cứu, cho biết khi nhập viện người bệnh bị viêm hoại tử từ cẳng chân tới đùi trái, có dấu hiệu nhiễm khuẩn huyết, sốc.
Bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân bị viêm mô mềm, tiên lượng nặng, phải thở máy, lọc m.áu. Bệnh viện mời chuyên gia từ Bệnh viện Bỏng Quốc gia Lê Hữu Trác sang hỗ trợ cắt lọc vùng hoại tử ở đùi, cẳng chân trái của người bệnh, sau đó đắp thuốc bên ngoài để phục hồi vùng da b.ị h.oại t.ử.
Hiện, người bệnh đã thoát sốc, sức khỏe ổn định. Tuy nhiên, tổn thương nặng sẽ để lại di chứng, gây hạn chế trong vận động của người đàn ông sau này. Nhóm điều trị cũng lấy mẫu bệnh phẩm để nuôi cấy vi khuẩn, tuy nhiên chưa xác định được chủng khuẩn gây nhiễm.
Theo bác sĩ Hùng, bệnh nhân đã không sơ cứu và vệ sinh vết xước chân đúng cách, sau đó tiếp xúc với môi trường bùn đất chứa nhiều vi khuẩn gây bệnh. Đây là nguyên nhân chính khiến anh này rơi vào tình trạng nặng.
Viêm mô mềm là tình trạng viêm nhiễm vùng mô mềm, gây tổn thương sưng, nóng, đỏ, đau. Đây là bệnh thường gặp, sẽ diến biến nặng khi không được điều trị kịp thời. Những người cơ địa đặc biệt hoặc có bệnh nền như đái tháo đường, gout, suy giảm miễn dịch, có nguy cơ mắc bệnh cao hơn. Bệnh có thể trở nặng từ một vết xước nhỏ trên cơ thể.
Bác sĩ khuyến cáo người dân không chủ quan khi gặp các chấn thương dù nhỏ. Nên vệ sinh, sơ cứu vết thương sạch sẽ, tránh tiếp xúc với các môi trường có nhiều vi khuẩn gây bệnh. Người lao động chân tay cần sử dụng các phương tiện bảo hộ, ủng, bốt, tránh để viết xước tiếp xúc với môi trường dễ bội nhiễm vi khuẩn.
Bác sĩ Hùng khám cho bệnh nhân nguy kịch tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương. Ảnh: Văn Phong.