Theo y học cổ truyền, chứng hỏa là khí nóng trong người phát ra. Nguyên nhân chủ yếu do vốn chân âm hư, ăn uống không phù hợp, hoặc do tình chí tức giận thái quá, có liên quan thời tiết nắng nóng khiến hỏa bốc lên. Chứng bốc hỏa rất hay gặp ở người có t.uổi, phụ nữ thời kỳ t.iền mãn kinh.
Theo Hải Thượng Lãn Ông, chữa hỏa phải dùng cách “tòng trị”, nương theo tính của hỏa để dẫn nó về chỗ cũ, thường gọi là “dẫn hỏa quy nguyên”. Sau đây là một số bài thuốc có công năng chữa chứng hỏa theo các thể thường gặp.
Thể can vị hỏa: người bệnh biểu hiện bốc hỏa lên đầu và vượt ra ngoài như nóng, thường đau nóng đỉnh đầu, mặt đỏ, miệng khô khát… Phép trị là thanh can, mát vị giáng hỏa, giải nhiệt tà… Dùng bài Tả vị can hỏa thang: cát căn 120g, nhân sâm 40g, thăng ma 12g, thanh hao 12g, hoàng kỳ 12g, cam thảo 6g. Sắc uống. Công dụng: thanh hỏa dưỡng âm, giáng hỏa, ích nguyên khí… Trị các chứng hỏa hay đau đầu miệng khô khát, mặt đỏ, ra nhiều mồ hôi, đầu nóng, tiểu vàng, táo bón…
Cát căn (củ sắn dây) là vị thuốc trong bài Tả vị can hỏa thang phòng trị chứng hỏa thể can vị hỏa.
Thể phế hỏa: người bệnh biểu hiện miệng khô khát, họng như có lửa đốt, hay bị ho khan đàm vàng… Phép trị là thanh phế thanh vị dưỡng âm, ích khí sinh huyết, giáng hỏa… Dùng bài Tả phế vị hỏa thanh vị thang: sinh địa 20g, nhân sâm 20g, trúc diệp 20g, cúc hoa 16g, đơn bì 16g, bạch giới tử 12g, trần bì 12g, mạch môn 20g. Sắc uống. Công dụng: thanh phế, mát vị dưỡng âm, giáng hỏa… Trị các chứng hỏa miệng khô khát như có lửa đốt ở họng, ăn mau đói, táo bón, người nóng ra nhiều mồ hôi…
Thể thận hỏa: biểu hiện nóng vùng thắt lưng và hai bàn chân, nước tiểu vàng… Phép trị là thanh thấp nhiệt, dưỡng âm, thông ứ. Dùng bài Tri bá địa hoàng hoàn: thục địa 32g, hoài sơn 18g, đơn bì 18g, sơn thù 12g, phục linh 12g, trạch tả 14g, sa t.iền tử 10g, tri mẫu 12g, hoàng bá 12g. Sắc uống. Công dụng: tư âm giáng hỏa thanh thấp nhiệt.
Thể hư hỏa: người bệnh biểu hiện hay bốc nóng lên đầu mặt, miệng khô khát, táo bón… Phép trị là bổ âm thanh hỏa. Dùng bài Lục vị hoàn gia giảm: thục địa 24g, hoài sơn 12g, sơn thù du 12g, đơn bì 9g, trạch tả 9g, phục linh 9g. Gia: ngưu tất 12g, mạch môn 12g, ngũ vị tử 8g.
Các vị tán mịn, luyện mật làm hoàn, ngày uống 8-12g, uống với nước sôi để nguội hoặc nước muối nhạt. Người xưa có câu “Lão nhi bất ly lục vị”, hàm ý khi điều trị cho người già và t.rẻ e.m cần quan tâm đến dưỡng âm, nếu âm huyết đầy đủ thì hỏa tự lui, người khỏe ít bệnh tật.
Cơ thể bạn thay đổi thế nào nếu ăn mỳ mỗi ngày?
Mỳ tôm là món ăn nhanh tiềm ẩn hàng loạt mầm bệnh. Thường xuyên ăn mỳ tôm có thể gây nóng trong người, đầy hơi, đau dạ dày và thậm chí là ung thư.
Béo phì
Hầu hết mọi người thường chế biến mì tôm cùng những thực phẩm khác ăn kèm, điều này khiến cơ thể nạp thêm quá nhiều carbohydrate và chất béo vào cơ thể dẫn tới hàm lượng chất béo, calo tăng cao. Từ đó dẫn đến nguy cơ mắc các bệnh liên quan tới béo phì như tim mạch, tiểu đường, cholesterol cao… Những biểu hiện ban đầu, rõ rệt nhất như chóng mặt, mệt mỏi, tim đ.ập nhanh.
Ăn nhiều mỳ tôm có thể gây béo phì.
Nóng trong người
Hầu hết mì ăn liền được chiên dầu ở nhiệt độ cao. Vì thế, khi ăn mì xong, bạn thường cảm thấy khô miệng, háo nước. Nếu thường xuyên ăn sẽ dẫn tới tình trạng nóng trong người, nhiệt miệng, nổi mụn.
Gây ung thư
Để cải thiện hương vị, hoặc kéo dài thời gian bảo quản, các hãng sản xuất thường cho thêm một vài chất phụ gia như phosphate, chất chống oxy hóa, chất bảo quản…Bởi thế, khi lưu trữ quá lâu, do ảnh hưởng của môi trường nên các chất này sẽ từ từ biến chất.
Thêm vào đó, quá trình chế biến của mì là sấy khô hoặc chiên qua dầu nên quá trình này có thể sinh ra một vài chất có độc như chất acrylamide gây ung thư.
Hại thận
Mì ăn liền thường được ướp rất nhiều muối, vì vậy khi ăn bạn đã vô tình làm hại thận, thậm chí dùng nhiều có thể gây sỏi thận.
Rối loạn tiêu hóa
Trong mì ăn liền chứa khá nhiều chất phụ gia và đã được chiên ở nhiệt độ cao, khi được tiêu hóa trong dạ dày sẽ gây rối loạn chức năng dạ dày, tạo áp lực tiêu hóa.