BSCK II Nguyễn Văn Tiến – Trưởng khoa Ngoại phụ khoa, Bệnh viện Ung bướu TP.HCM cho biết số bệnh nhân bị ung thư nhập khoa mỗi ngày một tăng và điều đáng nói là trong số đó có nhiều bệnh nhân bị béo phì.
Choáng với cân nặng cả tạ
Chị Nguyễn Ngọc Ng, 35 t.uổi, trú ở Bình Dương, nhập viện vì ung thư tử cung. Chị Ng. kể chị “béo bền vững” từ nhỏ. Khi vào viện, bác sĩ cho biết chị nặng 98 kg, vòng bụng 120cm.
Theo chị Ng., trước khi nhâp viên 1 tháng, chị thấy ra m.áu â.m đ.ạo bất thường. Chị khám ở bệnh viện tuyến dưới và được chuyển thẳng đến Bệnh viện Ung bướu TP.HCM. Sau khi nhập khoa Ngoại 1 và làm xét nghiệm, bênh nhân đươc các bác sĩ chẩn đoán là ung thư nôi mạc tư cung.
Lúc này, cái khó là bệnh nhân quá béo và các dụng cụ trong phòng mổ hỗ trợ cho người có cân nặng như chị Ng. cũng hạn chế.
Bác sĩ Tiến cho biết với những bệnh nhân béo phì, việc cắt tử cung đã là khó, nếu phải nạo hạch chậu thì càng khó hơn.
Hay trường hợp của bà Bùi Thị Hòa, quê ở Kiên Giang. Bà Hòa bị béo phì hơn 20 năm nay. Cân nặng của bà lúc nào cũng chạm ngưỡng 80-85 kg trong khi bà chỉ cao 1,50 mét. Trong lần kiểm tra sức khỏe gần đây nhất, bà phát hiện bị t.iền ung thư cổ tử cung ở giai đoạn sớm.
Ảnh minh họa.
Béo phì và ung thư
Với những ca bệnh béo phì, bác sĩ thường “toát mồ hôi” khi tiến hành phẫu thuật. Trong ca mổ, các phâu thuât viên phải lách dao qua lớp mỡ thành bụng. Ca mổ thường diễn ra vô cùng vất vả.
Bác sĩ Tiến cho biết béo phì là yếu tố nguy cơ cao gây ung thư nội mạc tử cung. Theo bác sĩ Tiến, khi đề cập đến vấn đề béo phì, hầu hết chúng ta đều liên tưởng đến các bệnh lý như tim mạch, tiểu đường… nhưng ít người nghĩ đến mối quan hệ giữa béo phì và bệnh lý ung thư.
Tuy nhiên, theo các số liệu của các tổ chức nghiên cứu về ung thư trên thế giới, người béo phì có nguy cơ bị ung thư nội mạc tử cung, ung thư biểu mô thực quản, ung thư các vùng tâm vị ở dạ dày… cao gấp 1,5 đến 2 lần so với người bình thường.
Người ta thấy rằng ở những người béo phì, nguy cơ dẫn đến tình trạng viêm sẽ cao hơn những người có cân nặng bình thường, do đó nguy cơ bị ung thư cũng gia tăng.
Cơ thể phụ nữ có tình trạng dư mỡ sẽ sản xuất ra lượng estrogen dư thừa, dễ mắc các bệnh như ung thư vú, nội mạc tử cung, buồng trứng…
Người béo phì có nồng độ insulin và IGF-1 cao có nguy cơ bị ung thư ruột kết, thận, tuyến t.iền liệt… cao hơn.
Do đó, bác sĩ Tiến khuyến cáo những người béo phì cần nỗ lực kiểm soát cân nặng và tầm soát sớm bệnh lý ung thư.
Đ.ánh mất thời gian vàng điều trị ung thư chỉ vì ‘cái gì cũng sợ’
Bác sĩ chẩn đoán ung thư vú nhưng bệnh nhân sợ hãi và cứ đi xét nghiệm chỉ mong không phải ung thư, khám ở các bệnh viện qua 3 tháng vẫn chưa quyết định điều trị, cuối cùng bệnh đã di căn.
Bác sĩ Nguyễn Văn Tiến – Trưởng khoa Ngoại Phụ khoa, Bệnh viện Ung bướu TP.HCM, cho biết ông vừa tiếp nhận ca ung thư vú di căn hạch đòn do bệnh nhân sợ dao kéo, bỏ chữa bệnh ở viện về nhà tự điều trị.
Bệnh nhân là người phụ nữ trẻ, quê ở Quảng Nam. Cách đây 3 tháng, hai vợ chồng bệnh nhân tìm tới bác sĩ Tiến nhờ tư vấn khi đó có bướu vú 1,5cm được sinh thiết kết quả ung thư vú giai đoạn 1.
Bác sĩ Tiến đã tư vấn và giới thiệu điều trị tại Bệnh viện Ung bướu TP.HCM. Tuy nhiên, sau đó bệnh nhân không hồi âm mà cố gắng đi khám các nơi chỉ mong không phải ung thư.
Nguyên nhân chỉ vì chữ “sợ”. Bệnh nhân nghe nói đến Bệnh viện Ung bướu là sợ, vì gặp nhiều bệnh nhân ung thư và sợ bạn bè biết điều trị ở Bệnh viện Ung bướu nên có vào viện rồi không khám và đi điều trị kiểu khác.
Bệnh nhân cứ nấn ná chưa biết điều trị gì mà chỉ chăm tới các bệnh viện khác nhau làm xét nghiệm xem có thực sự bị ung thư vú hay không.
Khám hết bệnh viện này tới bệnh viện khác, mỗi lần đi khám nơi thì cho chọc kim sinh thiết, nơi thì xét nghiệm xong bác sĩ đòi mổ lấy u bảo tồn ngực nhưng có chỗ đòi mổ cắt nguyên tuyến vú… Mỗi nơi tư vấn một cách và bệnh nhân vẫn hi vọng tìm được cách điều trị khác. Bệnh nhân vẫn cứ vin lý do sợ quá, chần chờ nên mất hết 2 tháng vẫn chưa quyết định điều trị gì cho bệnh của mình.
Ảnh minh họa.
Khi được chồng và gia đình khuyên, bệnh nhân mới vào viện mổ. Kết quả giải phẫu bệnh bác sĩ cho biết bệnh đã nặng. Lúc này bản thân bệnh nhân và gia đình mới tá hoả biết có di căn hạch trên đòn mới từ giai đoạn 1 đã thành giai đoạn 4.
BS Tiến lấy làm tiếc khi bệnh nhân lần đầu đến gặp bác sĩ mới ở giai đoạn 1 nhưng không mổ mà lúc nào cũng “sợ” đi hết chỗ này chỗ khác khám, đụng chạm vào tế bào ung thư mà không điều trị nên ung thư di căn. Bệnh nhân chỉ vì không muốn đối diện với sự thật là mình bị bệnh ung thư, không muốn điều trị ung thư ở bệnh viện ung bướu.
Khi cầm bệnh án ung thư vú di căn thì bệnh nhân đã hối hận nhưng mọi thứ đã muộn – BS Tiến lấy làm tiếc.
Ung thư vú cần điều trị đa mổ thức, phải từ 3 – 5 vũ khí cực mạnh, hiện đại như Mổ – Hoá – Xạ – Liệu pháp ngắm trúng đích – Liệu pháp miễn dịch – Liệu pháp nội tiết… nếu ở giai đoạn 1 thì việc điều trị cực kỳ đơn giản, tỷ lệ khỏi bệnh cao. Nhưng ở giai đoạn muộn thì bản thân bác sĩ cũng chẳng biết phía trước như thế nào?
BS Tiến chia sẻ có những sai lầm mà con người có thể sửa chữa và làm tốt hơn. Nhưng những sai lầm về căn bệnh ung thư sẽ không còn cơ hội sửa chữa mà phải trả giá rất đắt đó là mạng sống của một con người.
Những quan niệm sai lầm về ung thư có thể gây ra những lo lắng không cần thiết cho sức khỏe của bạn. Thông tin sai thậm chí có thể làm cho bệnh nhân phản ứng sai lệch hoặc phản ứng thái quá khi được chẩn đoán bệnh này và có thể ảnh hưởng đến việc chấp nhận điều trị bệnh.
Nhiều người nghĩ rằng phẫu thuật hoặc sinh thiết khối u sẽ khiến ung thư lan rộng. Bác sĩ Tiến cho rằng, có thể di căn nhưng khả năng xảy ra điều này là cực kỳ thấp. Bác sĩ phẫu thuật phải tuân theo một quy trình nghiêm ngặt và thực hiện các bước để ngăn chặn điều này xảy ra trong khi sinh thiết. Do đó, điều cực kỳ quan trọng là bác sĩ phẫu thuật phải được đào tạo chuyên biệt để mổ bệnh nhân ung thư.
Nhiều người thường nghe từ bạn bè, người thân và phương tiện truyền thông rằng hóa trị liệu nguy hiểm, có thể c.hết vì hóa chất, nó là một chất độc cực mạnh, tại sao lại gây rắc rối làm bệnh nhân đau đớn hơn nên sợ hãi và tìm tới các phương pháp khác, chậm trễ điều trị khiến bệnh tiến triển nhanh hơn, mất cơ hội vàng trong điều trị.
Bác sĩ Tiến cho rằng ung thư là bệnh ác tính nó được coi như bản án t.ử h.ình nhưng hoàn toàn “khoan hồng” được nếu người bệnh có kiến thức về bệnh. Khi được chẩn đoán ung thư tuyệt đối không chạy theo những thông tin không chính thống trên mạng, hay nghe lời bạn bè, nghe lương y mà bỏ qua cơ hội sống của mình.