Tính chất đa bệnh lý ở người cao t.uổi khiến cho việc phải dùng nhiều thuốc một lúc là điều không tránh khỏi. Điều này đi cùng với những nguy cơ bất lợi do dùng thuốc sẽ gặp nhiều hơn…
Vậy làm thế nào để phòng hay hạn chế được những nguy cơ này?
Nguy cơ có thể gặp khi dùng nhiều thuốc
Tác dụng phụ của thuốc
Thuốc luôn là con dao hai lưỡi. Bên cạnh tác dụng trị bệnh (tác dụng chính) thì thuốc có thể gây ra một số bất lợi cho người sử dụng (tác dụng không mong muốn). Điều này có thể xảy ra ngay cả ở liều điều trị và không lường trước được, vì nó còn phụ thuộc vào cơ địa, bệnh lý… của từng người bệnh.
Đây cũng là nguyên nhân lý giải vì sao mà người hai người cùng dùng một thuốc mà một người gặp bất lợi còn người kia thì không.
Các tác dụng không mong muốn (đã biết) thường được liệt kê trong tờ hướng dẫn sử dụng đi kèm với thuốc hoặc thông tin ngay trên nhãn của hộp thuốc.
Chỉ dùng thuốc khi được bác sĩ khám bệnh và kê đơn.
Tương tác thuốc
Tương tác thuốc xảy ra khi dùng cùng lúc hai thuốc trở lên. Tương tác thuốc này có thể tốt (có lợi trong điều trị bệnh), có thể không tốt (bất lợi) và đây là một trong những vấn đề cần quan tâm trong dùng thuốc ở đối tượng này.
Có thể thấy, tình trạng sử dụng đồng thời nhiều thuốc cùng với những thay đổi về dược động học và dược lực học khiến người cao t.uổi có nguy có cao gặp phải các tương tác bất lợi.
Tương tác bất lợi này có thể làm gia tăng tác dụng phụ, tăng độc tính của thuốc… gây ảnh hưởng tới sức khỏe người dùng, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng.
Những điều cần lưu ý để dùng thuốc an toàn
Để dùng thuốc được an toàn và có thể phòng ngừa những bất lợi do dùng thuốc gây ra, người cao t.uổi cần lưu ý:
Khi có bệnh cần phải đi khám để được dùng thuốc phù hợp với tình trạng bệnh của mình, tránh tự ý dùng thuốc theo mách bảo, dùng theo đơn thuốc cũ… Vì nhiều khi hai người bệnh tuy có cùng triệu chứng song lại là hai bệnh khác nhau. Cơ địa của mỗi người khác nhau nên có khi cùng một bệnh mà thuốc dùng lại không giống nhau là vậy.
Khi đi khám bệnh, người bệnh cần nói rõ cho bác sĩ biết về các triệu chứng (diễn biến) bệnh tật của mình, các bệnh mắc kèm và các thuốc mình đang dùng (kể cả thuốc chữa bệnh đông y hoặc tây y và thuốc bổ như vitamin…), đã từng bị dị ứng với thuốc nào (nếu có), và cả những thói quen ăn uống trong sinh hoạt hàng ngày như hút thuốc, uống rượu, cà phê… (các chất này có ảnh hưởng tới việc dùng thuốc).
Bác sĩ sẽ căn cứ vào các đặc điểm trên sẽ cân nhắc khi kê đơn, lựa chọn thuốc làm sao vừa đạt được mục đích điều trị bệnh hiện tại, vừa tránh hoặc hạn chế sự tương tác bất lợi của các thuốc khi dùng cùng hoặc sẽ có những lời khuyên hữu ích giúp người bệnh dùng thuốc hiệu quả hơn…
Cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng thuốc.
Khi được bác sĩ kê đơn, người bệnh cần tuân thủ dùng thuốc theo đúng chỉ định. Tránh những trường hợp thấy bệnh giảm đi (tưởng khỏi) tự ý bỏ thuốc hoặc giảm liều dùng (điều này hay xảy ra ở những người mắc bệnh mạn tính như bệnh tăng huyết áp, viêm khớp… ), sẽ làm cho bệnh không khỏi, thậm chí nặng hơn nguy hiểm đến tính mạng.
Ngược lại thấy bệnh lâu khỏi lại sốt ruột tự ý tăng liều dùng, sẽ gây quá liều dẫn tới tình trạng ngộ độc thuốc ở người già.
Trong quá trình dùng thuốc phải luôn luôn nghe ngóng cơ thể, xem bệnh tiến triển thế nào (tốt hơn hay xấu đi) đặc biệt nếu xuất hiện các dấu hiệu bất thường (có thể là do tác dụng phụ của thuốc hay các triệu chứng xấu đi của bệnh) đều phải liên hệ chặt chẽ với bác sĩ để được hướng dẫn xử lý kịp thời, thích hợp.
Trước khi dùng thuốc, người bệnh cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng thuốc đi kèm với thuốc. Điều này sẽ giúp người bệnh hiểu rõ hơn về loại thuốc mà mình sử dụng; nhận diện được những bất lợi có thể xảy ra và cách phòng hoặc khắc phục những bất lợi của thuốc…
Cần tái khám đúng hẹn, đặc biệt đối với người mắc các bệnh mạn tính như đái tháo đường, các bệnh về tim mạch, xương khớp… Mục đích của tái khám là để đ.ánh giá hiệu quả điều trị của đơn thuốc đã dùng như thế nào, mức độ chuyển biến bệnh ra sao?.
Có những trường hợp qua việc tái khám, bác sĩ có thể phải thay đổi liều lượng thuốc, hoặc phải thay đổi thuốc (nếu cần) cho phù hợp hơn với tình trạng diễn biến của bệnh…
9 yếu tố dễ gây thoái hóa khớp
Ngày nay, không khó để bắt gặp những người trung niên có các biểu hiện đau nhức một khớp nào đó, đi lại khó khăn, nghe tiếng lục khục trong khớp… Đi khám thường được chẩn đoán là thoái hóa khớp.
Thoái hóa khớp (THK) (còn gọi là hư khớp) là hậu quả của quá trình cơ học và sinh học gây tổn thương toàn bộ các thành phần của khớp, trong đó chủ yếu là sụn khớp, kèm theo tổn thương xương dưới sụn, dây chằng và cơ quanh khớp, màng hoạt dịch.
Tại sao có người bị THK trong khi người khác thì không hay tại sao trước kia vẫn sinh hoạt, đi lại bình thường hay được coi là khớp bình thường mà nay lại được chẩn đoán bị THK?
Các yếu tố nguy cơ làm gia tăng tỷ lệ THK
T.uổi cao: THK ít thấy ở người trẻ nhưng rất hay gặp ở người cao t.uổi, đặc biệt ở lứa t.uổi trên 75 thì 90% có tổn thương THK. Do vậy mà trong tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh này, một tiêu chí đưa ra là t.uổi trên 40. Điều này được cho là khi t.uổi cao, cơ thể giảm khả năng sửa chữa sụn khớp bị hư hỏng sau thời gian dài sử dụng trong cuộc đời.
Ngoài ra, sự thay đổi lối sinh hoạt hay vóc dáng cơ thể không còn cân đối như hồi còn trẻ khiến sức cơ giảm sút, gây giảm khả năng bảo vệ khớp cùng như tăng gánh nặng lên khớp khiến khớp hư hỏng nhanh hơn.
Nữ giới: Trước 55 t.uổi, tỷ lệ THK giữa nam và nữ là như nhau, nhưng sau t.uổi này, đặc biệt sau t.uổi mãn kinh thì nữ có xu hướng bị THK gấp 2 lần nam giới. Do sau t.uổi này, nồng độ hormon s.inh d.ục nữ là oestrogen suy giảm gây tăng các triệu chứng của THK.
Béo phì: Các nghiên cứu cho thấy những người thừa cân hoặc béo phì có khả năng bị THK gấp 3 lần người có cân nặng bình thường. Bởi khi cơ thể thừa cân, các khớp phải gánh số cân nặng ấy liên tục, đặc biệt là khớp gối, khớp háng. Nếu nặng thêm 1kg thì khớp gối phải mang chịu sức nặng thêm 3kg. Ngoài ra, các yếu tố rối loạn chuyển hóa liên quan đến thừa cân hay béo phì cũng thúc đẩy quá trình thoái hóa khớp diễn ra nhanh hơn.
Thoái hóa khớp thường gây đau nhức, đi lại khó khăn…
Yếu tố gene: THK không phải là bệnh di truyền, nhưng nếu gia đình bạn có bố mẹ, anh chị em ruột bị bệnh thì khả năng bạn bị bệnh này sẽ cao hơn người không có t.iền sử gia đình mắc bệnh, đặc biệt là THK bàn tay và khớp háng.
Chế độ dinh dưỡng thiếu vitamin C, D, E: Khi sụn khớp bị tổn thương trong THK, cơ thể sẽ sản sinh các gốc tự do. Các vitamin C, D, E được coi là có khả năng trung hòa các gốc tự do này, giúp ngăn ngừa sự tiến triển của THK. Ngoài ra, vitamin D còn có vai trò trong chuyển hóa xương, tăng chuyển hóa vùng đầu xương cạnh khớp giúp hấp thu lực tác động lên khớp. Vitamin D cũng giúp cải tạo sụn khớp và cơ cạnh khớp, từ đó ổn định cấu trúc khớp. Do vậy, người có chế độ dinh dưỡng thiếu các vitamin C, D, E có nguy cơ bị THK cao hơn những người có đủ các vitamin này trong cơ thể.
Chấn thương khớp: Nếu không may bị chấn thương một khớp nào đó, khả năng sẽ bị THK đó nhiều về sau này. Một số nghề nghiệp đặc biệt như cầu thủ đá bóng, cầu thủ bóng bầu dục là những người dễ bị chấn thương khớp thì nguy cơ thoái hóa các khớp chấn thương sẽ cao hơn, cho dù đã được phẫu thuật để sửa chữa tổn thương.
Ảnh minh họa
Nghề nghiệp ảnh hưởng đến sự thoái hóa các khớp liên quan: Một số nghề nghiệp, công việc hay thói quen sử dụng liên tục một vài khớp nào đó lâu dài khiến các khớp này bị quá tải hay vi chấn thương dẫn đến nguy cơ thoái hóa cao hơn.
Ví dụ, những người thường xuyên ngồi xếp bằng hay quỳ gối để tụng kinh có khả năng cao bị THK gối. Những nghề nghiệp cần đứng lâu như giáo viên hay những người thường xuyên nâng vật nặng có nguy cơ THK háng cao. Hay thói quen dùng đũa ăn cơm của người châu Á cũng khiến các khớp liên quan đến động tác cầm đũa thoái hóa sớm hơn và nặng hơn các khớp khác trên bàn tay.
Yếu cơ và dây chằng cạnh khớp: Cơ và dây chằng quanh khớp khỏe sẽ giúp giảm áp lực tác động lên khớp. Nếu bạn ít luyện tập, vận động hay vì các lý do bệnh lý khiến các cơ, dây chằng quanh khớp yếu đi thì khả năng THK đó cao lên. Do vậy, một trong các biện pháp hỗ trợ điều trị THK là luyện tập nhằm tăng sức bền cho cơ quanh khớp.
Hình dáng bất thường của khớp và xương: Những người có hình dạng khớp hay cấu trúc khớp bất thường có thể tăng nguy cơ THK đó do việc phân bố áp lực lên các phần khác nhau của khớp không được đồng đều. Ví dụ, các trẻ sơ sinh bị loạn sản khớp háng, khiến khớp háng không vững, dễ bị trật nếu không phát hiện và điều trị thì nguy cơ THK háng sau này sẽ cao hơn. Hay những người chân không thẳng (dạng chữ O hay chữ X) có khả năng THK gối cao do áp lực cơ thể phân bổ không đều lên bề mặt khớp khiến phần chịu nhiều áp lực nhanh bị hư hỏng hơn phần khác.
Trên đây là các yếu tố nguy cơ thường gặp khiến bạn có thể bị THK cao hơn những người không có các yếu tố nguy cơ này. Có những yếu tố nguy cơ không thể thay đổi được như t.uổi, giới, gene. Để phòng ngừa THK, trước tiên cần điều chỉnh các yếu tố có thể thay đổi được bằng cách thay đổi lối sống, thói quen, công việc để duy trì trọng lượng cơ thể hợp lý, dinh dưỡng đầy đủ vitamin, tăng sức bền hệ thống cơ, dây chằng, phòng tránh chấn thương và sửa chữa các bất thường xương khớp nếu có thể.