Mới đây, một cô gái 23 t.uổi đã vô cùng hoảng hốt khi thị lực 10/10 bỗng chốc trở nên mờ ảo, nhìn thứ gì cũng không rõ. Tình trạng này xuất hiện cùng lúc với biểu hiện đau chân do phải đứng trên giày cao gót 8 tiếng mỗi ngày suốt vài tháng.
Cô gái mất dần thị lực, nhìn đâu cũng thấy mây mù. (Ảnh: T.uổi trẻ)
Theo T.uổi trẻ đăng tải, ban đầu K.H (23 t.uổi, sống tại Phú Yên) có thị lực rất tốt, thậm chí là 10/10. Tuy nhiên, cách đây khoảng 2 tuần, cô bỗng dưng nhìn mọi vật tối hơn trước, như một đám mù sắp mưa. Tình trạng này xuất hiện cùng với biểu hiện nhức mỏi từ sống lưng lan xuống hai chân, không đi được.
Suy luận về nguyên nhân, K.H cho rằng lý do cô bị vậy là vì liên tục phải đứng trên giày cao gót suốt 8 tiếng mỗi ngày, sau vài tháng làm việc đã dẫn đến nhức mỏi chân, cuối cùng là gây ra mờ mắt.
Cô nói: “Tôi nghĩ nguyên nhân chính là do nhức mỏi chân rồi dẫn đến mờ mắt. Hoặc mờ mắt là do sử dụng điện thoại, nhưng ngày nào tôi cũng dùng điện thoại với lượng thời gian như nhau nên lý do này không xác đáng “.
Người phụ nữ cho biết một ngày cô phải đứng trên giày cao gót suốt 8 tiếng đồng hồ. (Ảnh: Pháp luật)
Khi thấy biểu hiện bất thường, K.H đã được người thân đưa đến nhà thầy thuốc đông y ở địa phương chữa trị. Tại đây, cô được chẩn đoán là không có gì bất thường. Tuy nhiên càng ngày, mắt cô càng mờ, lại đặc biệt khó chịu ở nơi có ánh sáng.
Không thể chịu được nữa, K.H tiếp tục đến Bệnh viện Mắt tỉnh Phú Yên để được thăm khám. Sau thời gian kiểm tra, cô nhận được kết luận rối loạn điều tiết mắt, chỉ cần về nhà uống thuốc và tra thuốc nhỏ mắt là khỏi. Thế nhưng, lại một lần nữa tình trạng chuyển biến nghiêm trọng.
Quá hoảng loạn, K.H nhanh chóng đến Bệnh viện Mắt TP.HCM. Qua các kết quả xét nghiệm, chụp MRI (cộng hưởng từ), CT-scan… bác sĩ kết luận H. bị viêm dây thần kinh thị giác, không rõ nguyên nhân, không xuất phát từ nguyên nhân mỏi nhức hai chân do công việc.
Để giải quyết tình trạng này, các bác sĩ đã chỉ định K.H thực hiện phác đồ điều trị trong 5 ngày. Hiện thị lực cô đã hồi phục khoảng 40% và tiếp tục uống thuốc tại nhà, tái khám theo lịch hẹn.
Chia sẻ với T.uổi trẻ, K.H nói: ” Những ngày đầu điều trị, tôi thấy như hàng trăm máy quạt đu quay, có khi như hàng nghìn bọt nước khi nhắm mắt”.
Các bác sĩ tiến hành phác đồ điều trị. (Ảnh minh hoạ: Người lao động)
Không chỉ K.H, còn có rất nhiều bệnh nhân khác cũng có biểu hiện mờ mắt, nhức đầu, đau khi vận động nhãn cầu… và dần bị mất thị lực mà không rõ nguyên nhân. Theo Tiến sĩ Nguyễn Thanh Nam – trưởng khoa tạo hình thẩm mỹ Bệnh viện Mắt Thành phố Hồ Chí Minh trao đổi với T.uổi trẻ , bệnh viện đã tiếp nhận nhiều bệnh nhân bị viêm dây thần kinh thị giác. Có người còn mất thị giác hoàn toàn mới đến viện để thăm khám, điều trị.
Đây là tình trạng viêm hoặc thoái hóa vỏ bọc bảo vệ của dây thần kinh (bao myelin) làm thị lực suy giảm nhanh chóng, thường gặp ở nữ nhiều hơn nam, ở độ t.uổi từ 15 đến 45. Đáng nói, các triệu chứng bệnh thường không rõ ràng, thời gian điều trị kéo dài, cần sự kiên trì, dễ tái phát và khó lấy lại thị giác nếu bệnh đã chuyển nặng.
Bác sĩ cho biết: “Có những trường hợp vào bệnh viện khi thị lực đã giảm rất nặng, thoái hóa vỏ bọc bảo vệ của dây thần kinh ở tủy sống vào não, chỉ nhìn thấy sáng tối. Điều trị 5 ngày thị lực vẫn không cải thiện “.
Nhiều trường hợp dù điều trị, mắt cũng không thể lấy lại thị lực hoàn toàn. (Ảnh minh hoạ: Bệnh viện mắt Sài Gòn)
Mắt là một bộ phận rất quan trọng, cần phải được bảo vệ và chăm sóc kĩ càng. Để mắt không bị tổn hại, mọi người nên lắng nghe lời khuyên dưới đây của các bác sĩ thuộc Bệnh viện mắt Sài Gòn được đăng tải trên trang chính thức của bệnh viện:
– Hạn chế trang điểm đậm phần mắt: Khu vực da quanh mắt rất nhạy cảm, nếu mọi người tác động quá mạnh thì chúng sẽ rất dễ bị tổn thương, chưa kể mắt cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Đặc biệt, trong quá trình tẩy trang, hãy làm sạch thật kĩ lưỡng để tránh làm viêm nhiễm mi mắt.
– Luôn có kính bảo hộ: Theo một nghiên cứu, ánh sáng mặt trời là một trong những tác nhân khiến bệnh đục thủy tinh thể diễn ra nhanh hơn. Chưa kể, môi trường bên ngoài cũng chứa rất nhiều bụi bẩn, vi khuẩn có khả năng làm tổn hại đến thị lực. Ngoài ra, khi ra đường hoặc làm những việc có khói nhiều bụi, mọi người nên đeo kính bảo hộ cẩn thận.
– Khám mắt định kỳ: Giống như cơ thể, mắt cũng cần phải được kiểm tra theo định kỳ, ngay cả khi chúng hoạt động bình thường. Đặc biệt, nếu có những triệu chứng không tốt, mọi người nên đến ngay các phòng khám uy tín, tuyệt đối không tự mua thuốc về tra vì nhiều loại thuốc có tác dụng phụ rất nguy hiểm.
Tuyệt đối không nên sử dụng bất kỳ loại thuốc nào cho mắt mà không có chỉ định từ bác sĩ. (Ảnh minh hoạ: Bệnh viện mắt Sài Gòn)
Triệu chứng bệnh càng chuyển biến nặng thì khả năng phục hồi thị lực của mắt càng khó, vì vậy ngay khi có dấu hiệu bất thường, mọi người nên đến ngay các cơ sở y tế uy tín để khám nhé.
Cảnh giác nhiễm chì trong thuốc cai sữa đông y
Mặc dù đã được cảnh báo nhiều về mối nguy nhiễm độc kim loại từ các loại thuốc gia truyền chữa bách bệnh, nhưng vẫn không ít người vẫn tìm đến loại thuốc này với hy vọng “thuốc đông y không độc”.
Thậm chí, để cai sữa cho con, nhiều bà mẹ truyền tai nhau về loại thuốc bôi đông y giúp nhanh chóng cai sữa. Tuy nhiên, loại thuốc này cũng có thể nhiễm chì…
Suýt nguy vì thuốc bôi cai sữa đông y
Chị Đ.T.V (Vĩnh Phúc) có con 18 tháng t.uổi. Do công việc nên chị muốn cai sữa sớm nhưng tìm mọi cách đều rất khó cho bé dứt khỏi ti mẹ. Chị được người quen biếu một gói bột thuốc đông y có tác dụng cai sữa nhanh chóng. Theo tờ hướng dẫn, đây là “bột bôi nam chữa mẹo”, dùng để bôi lên đầu ti người mẹ làm cho trẻ sợ và bỏ bú.
Ngoài ra, thuốc còn có tác dụng làm đỡ căng tức ngực khi cai sữa. Tuy nhiên, do không yên tâm chị đã tìm đến một phòng khám nhi gần nhà và nhờ xem giúp. Các bác sĩ của phòng khám đã mang gói bột đi chụp X-quang và kết quả cho thấy có hình ảnh cản quang của kim loại giống chì.
Gói thuốc bột bôi cai sữa và tờ hướng dẫn sử dụng.
BS. Nguyễn Hữu Thảo (Bệnh viện Sản Nhi Vĩnh Phúc) cho biết, thời gian qua, có rất nhiều trẻ bị ngộ độc chì do cha mẹ tự điều trị bằng thuốc đông y được quảng cáo tràn lan trên mạng, truyền tai nhau, không có cơ sở khoa học có chứa kim loại chì để chữa tưa miệng, còi xương, suy dinh dưỡng, biếng ăn, chậm lớn, tiêu chảy… Nhiều trẻ phải nhập viện trong tình trạng nguy kịch. Với trường hợp chị V. rất may là chưa dùng loại thuốc bôi đông y kia để cai sữa. Nếu không, rất có thể sẽ khiến trẻ bị nhiễm độc chì khi ngậm đầu ti của mẹ.
Mối nguy khi trẻ bị nhiễm độc chì
Theo BS. Nguyễn Hữu Thảo, trẻ nhiễm độc chì có biểu hiện đau bụng, nôn, chán ăn, thiếu m.áu, trẻ chậm phát triển, giảm khả năng nghe, chậm phát triển về thần kinh nhận thức, các hành vi hung hăng, chống đối xã hội, bạo lực, chứng tăng vận động và giảm tập trung…, hôn mê, co giật, có thể tăng kích thích, ngủ lịm từng lúc, liệt, thái độ hành vi kỳ dị, ít chơi, mệt mỏi, khó chịu, vô cảm, mất phối hợp, mất đi các kỹ năng học được, học kém. Khi trẻ có biểu hiện nặng trên hệ thần kinh trung ương (hôn mê, co giật) thì 25-30% số trẻ này có di chứng (chậm phát triển trí tuệ, co giật, mù, liệt) vĩnh viễn.
Hình ảnh chụp X-quang của gói thuốc bột bôi cai sữa.
Trong khi đó, việc phát hiện trẻ nhiễm độc chì lại rất khó. Phần lớn trẻ bị ngộ độc chì có biểu hiện bệnh rất kín đáo, rất dễ bị bỏ sót, chỉ có thể phát hiện thấy khi khám chuyên khoa kỹ lưỡng (ví dụ khám chuyên khoa tâm thần và đ.ánh giá bằng thang điểm đ.ánh giá phát triển tinh thần) và xét nghiệm. Chính vì vậy, nhiều trường hợp trẻ đã nhiễm độc nặng mới được phát hiện bệnh và đưa đến cơ sở y tế.
Làm thế nào cai sữa an toàn?
BS. Nguyễn Hữu Thảo khuyên, không nên cai sữa quá sớm, tốt nhất nên cho trẻ bú mẹ đến ít nhất đến 2 t.uổi. Nếu buộc phải cai sữa thì mẹ cần chuẩn bị tâm lý cho cả mẹ và con. Có thể thực hiện giảm dần số lần bú, rút ngắn thời gian bú mỗi lần của trẻ. Bên cạnh đó cần tăng cường cho trẻ ăn dặm, chia thành nhiều bữa nhỏ với các thức ăn mềm hoặc được nghiền nhỏ: Sữa bột, cháo loãng, bột, hoa quả…
Lưu ý, không cần thiết phải uống thuốc tiêu sữa. Thuốc tiêu sữa có tác dụng làm tăng dopamin trong m.áu, ức chế hormone tiết sữa prolactin, có thể gây ra tác dụng phụ là thiếu m.áu não, tụt huyết áp, thiếu m.áu tiền đình, xuất huyết tiêu hóa… Vì vậy, không nên tùy tiện sử dụng mà chỉ uống nếu như có bác sĩ chỉ định.
Không nên bôi dầu gió hoặc ớt vào ti để dọa trẻ, không nên cách ly trẻ với mẹ trong thời gian cai sữa… Nên nhớ, trong thời gian cai sữa, trẻ có thể sẽ quấy khóc hơn bình thường, mẹ nên ở bên cạnh chơi đùa hoặc giải thích, động viên lý do vì sao cần cai sữa… Sau vài ngày trẻ sẽ quen và không đòi bú mẹ nữa. Đặc biệt, tuyệt đối không được dùng các thuốc bôi cai sữa không rõ nguồn gốc để tránh nguy cơ gây hại cho sức khỏe cả mẹ và trẻ.