strong> Thoái hóa khớp gối (THKG) là tình trạng tổn thương sụn khớp kèm phản ứng viêm và giảm thiểu lượng dịch khớp do quá trình tái tạo sụn khớp không kịp để bù vào lớp sụn đã mất theo thời gian.
Bệnh hay gặp ở người cao t.uổi, nhưng đang có xu hướng gia tăng ở những người trẻ t.uổi do lối sống ít vận động cùng chế độ dinh dưỡng không khoa học.
Lúc đầu người bệnh thấy mỏi khớp, vận động khó khăn, dần dần xuất hiện cảm giác đau, đặc biệt khi bước lên cầu thang hoặc khi thời tiết thay đổi; đôi khi nghe tiếng lạo xạo trong khớp gối khi vận động. Trường hợp nặng, người bệnh đau cứng khớp đột ngột không thể co duỗi được. Xin giới thiệu cách tự xoa bóp huyệt giúp giảm đau và phục hồi vận động khi bị thoái hóa khớp gối.
Xát day khớp gối: người bệnh ngồi trên giường cứng, hai chân duỗi thẳng. Hai bàn tay ôm lấy hai bên khớp gối và xát từ trên xuống và ngược lại khoảng 20 lần. Tiếp theo, đặt hai bàn tay úp lên hai xương bánh chè rồi day tròn theo chiều kim đồng hồ khoảng 20 lần rồi ngược lại cũng 20 lần.
Day xoa và miết khớp gối giúp giảm đau và phục hồi vận động khi bị thoái hóa khớp gối.
Miết khớp gối: người bệnh ngồi sao cho cẳng chân vuông góc với đùi. Hai ngón cái đặt vào phía trước đầu gối, các ngón còn lại ấp vào khoeo. Hai ngón cái dùng lực vừa phải miết hướng vào tâm (phía trước đầu gối) sau đó lại miết từ tâm ra phía sau đầu gối dọc theo khe khớp gối, làm 20 lần. Làm lại như vậy với chân bên kia.
Vận động khớp gối: người bệnh ngồi trên ghế, cẳng chân vuông góc với đùi. Hai tay ôm lấy khớp gối, co duỗi nhẹ nhàng khoảng 20 lần. Làm lại như vậy với chân bên kia.
Người bệnh ngồi trên ghế, cẳng chân vuông góc với đùi, dùng hai ngón tay cái đồng thời day ấn các huyệt: âm lăng tuyền, huyết hải, túc tam lý. Mỗi huyệt làm 1 – 2 phút.
Huyệt âm lăng tuyền
Người bệnh dùng hai ngón giữa đồng thời day ấn huyệt ủy trung, huyệt thừa sơn ở hai bên chân, mỗi huyệt 1 – 2 phút.
Nên làm đều đặn hằng ngày, mỗi ngày 2 lần. Ngoài ra, có thể kết hợp chườm nóng khớp gối bằng lá ngải cứu sao với muối, mỗi ngày làm một lần vào buổi tối.
Khi đau cấp phải hạn chế vận động và kết hợp dùng thuốc. Khi hết đau cần tăng cường vận động khớp gối để tránh cứng khớp.
Để phòng trị thoái hóa khớp gồi cần lưu ý:
Thường xuyên tập thể dục với cường độ thích hợp, đều đặn, kéo dài khoảng 20 – 30 phút mỗi lần, ít nhất là 3 lần/tuần.Tốt nhất là đi bộ, yoga, bơi, đạp xe đạp.
Tránh để thừa cân béo phì tạo áp lực cho khớp. Tăng cường các thức ăn bổ sung canxi như sữa tươi, sữa chua, các loại tôm tép.
Tránh các tư thế xấu trong sinh hoạt hằng ngày như ngồi chồm hổm, khom cúi kéo dài. Không đi giày gót cao.
Vị trí huyệt ủy trung và thừa sơn
Vị trí huyệt:
Âm lăng tuyền: chỗ lõm tạo thành bởi bờ sau trong đầu trên xương chày với đường ngang qua nơi lồi cao nhất của cơ cẳng chân trước xương chày, ở mặt trong đầu gối. Dùng ngón tay lần theo bờ trong xương ống chân, đến ngay dưới chỗ lồi xương cao nhất, đó là huyệt.
Huyết hải : mặt trước trong đùi, từ xương bánh chè đầu gối đo lên 2 tấc. Hoặc ngồi đối diện với bệnh nhân, bàn tay phải của thầy thuốc đặt trên xương bánh chè bên trái của bệnh nhân, 4 ngón tay áp tại đầu gối, ngón cái ở phía trên đùi, chỗ đầu ngón cái là huyệt.
Túc tam lý: bờ ngoài xương bánh chè đo xuống 3 tấc, cách bờ xương ống chân 1 tấc.
Ủy trung: chính giữa lằn chỉ ngang nếp khoeo chân.
Thừa sơn: ở giữa đường nối huyệt uỷ trung và gót chân, dưới uỷ trung 8 tấc, ngay chỗ lõm giữa 2 khe cơ sinh đôi ngoài và trong.
Phát hiện mới: Tình trạng này làm tăng nguy cơ đau tim đáng kể
Rất có thể, bạn biết để tránh các yếu tố nguy cơ phổ biến nhất của cơn đau tim: béo phì, chế độ ăn uống nghèo nàn và lối sống ít vận động.
Ảnh minh họa: Shutterstock
Nhưng một nghiên cứu mới đã phát hiện ra rằng có một cảnh báo phổ biến khác về cơn đau tim c.hết người. Các nhà nghiên cứu tại một hội nghị vào tháng 3.2021 của Hiệp hội Tim mạch Châu Âu (ESC) cho biết những người đàn ông gặp phải tình trạng “kiệt sức sống còn” (vital exhaustion) có nhiều khả năng bị đau tim hơn, theo Eat This, Not That!
Nguy cơ đặc biệt rõ rệt ở tất cả các loại đàn ông độc thân – chưa từng kết hôn, ly hôn và góa vợ.
“Sự kiệt sức sống còn” là gì?
Tác giả nghiên cứu, tiến sĩ Dmitriy Panov thuộc Viện Tế bào học và Di truyền học ở Novosibirsk (Nga), cho biết đó là “sự mệt mỏi quá mức, cảm giác mất tinh thần và cáu kỉnh gia tăng. Nó được cho là một phản ứng đối với các vấn đề khó chữa trong cuộc sống của con người, đặc biệt là khi họ không thể thích ứng với việc tiếp xúc lâu dài với các tác nhân gây căng thẳng tâm lý”.
Đối với nghiên cứu, 657 nam giới t.uổi từ 25 đến 64 đã được ghi danh vào năm 1994 và theo dõi trong 14 năm. Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng những người đàn ông bị kiệt sức ở mức độ trung bình hoặc cao có nguy cơ bị đau tim cao hơn 2,7 lần trong vòng 5 năm, nguy cơ cao hơn 2,25 trong vòng 10 năm và tăng 2,1 trong vòng 14 năm, so với những người đàn ông không bị tình trạng “kiệt sức sống còn”.
Ở những người lớn t.uổi, sự cô lập với xã hội và cảm giác cô đơn làm tăng nguy cơ t.ử v.ong do bất kỳ nguyên nhân nào – ẢNH MINH HỌA: SHUTTERSTOCK
Các nhà khoa học đã điều chỉnh các yếu tố xã hội – cụ thể là giáo dục, nghề nghiệp, tình trạng hôn nhân và t.uổi tác – và nhận thấy rằng ảnh hưởng của tình trạng “kiệt sức sống còn” tuy giảm nhưng vẫn có ý nghĩa thống kê. Trong phân tích này, những người đàn ông bị kiệt sức ở mức độ trung bình hoặc cao có nguy cơ bị đau tim trong 14 năm cao hơn 16% so với những người không có. Nguy cơ đó cao hơn ở những người đàn ông chưa từng kết hôn, đã ly hôn và góa vợ.
Tiến sĩ Panov nói: “Sống một mình cho thấy ít hỗ trợ xã hội hơn, điều mà chúng tôi biết từ các nghiên cứu trước đây là một yếu tố nguy cơ độc lập đối với bệnh nhồi m.áu cơ tim và đột quỵ”.
Tiến sĩ Panov cho biết thêm: “Những nỗ lực để cải thiện sức khỏe và giảm căng thẳng ở nhà và tại nơi làm việc có thể giúp giảm thiểu tình trạng kiệt sức. Việc tham gia vào các nhóm cộng đồng là một cách để tăng cường hỗ trợ xã hội và ít bị căng thẳng hơn. Cùng với lối sống lành mạnh, các biện pháp này sẽ có lợi cho sức khỏe tim mạc”.
Sự cô lập, cảm giác cô đơn làm tăng nguy cơ đau tim
Nghiên cứu được đưa ra vào thời điểm các chuyên gia y tế đang xem xét kỹ hơn những lợi ích sức khỏe của việc kết nối giữa các cá nhân và giao tiếp xã hội, được thúc đẩy bởi các hướng dẫn cách ly xã hội năm ngoái do đại dịch COVID-19 gây ra.
Các nghiên cứu trước đây đã phát hiện ra rằng ở những người lớn t.uổi, sự cô lập với xã hội và cảm giác cô đơn làm tăng nguy cơ t.ử v.ong do bất kỳ nguyên nhân nào, nguy cơ tương tự như hút thuốc, béo phì và lối sống ít vận động.
Một nghiên cứu cho thấy rằng các mối quan hệ xã hội kém ở người lớn t.uổi có liên quan đến việc tăng 29% nguy cơ mắc bệnh tim và tăng 32% nguy cơ đột quỵ. Các chuyên gia cho biết sự chán nản về cảm xúc có thể làm tăng căng thẳng, khiến tim yếu đi, theo Eat This, Not That!