Theo Đông y, mùa hè hay mùa trường hạ do mưa nhiều, nắng nhiều sinh ra chứng thấp nhiệt, làm cơ thể mệt mỏi, chân tay rã rời, tinh thần giảm sút…
Ảnh minh họa
Theo Đông y, mùa hè hay mùa trường hạ do mưa nhiều, nắng nhiều sinh ra chứng thấp nhiệt, làm cơ thể mệt mỏi, chân tay rã rời, tinh thần giảm sút, có khi sốt, đau đầu, khát nước, tự ra mồ hôi, tiểu tiện vàng, có khi đỏ, miệng khô, lưỡi vàng, đầu lưỡi đỏ, mạch hư. Bài viêt dươi đây xin giơi thiêu bài thuôc có giá trị chữa bệnh trong mùa năng nóng đê bạn đọc tham khảo và áp dụng.
Bài Thanh thử ích khí thang: nhân sâm 8g, bạch truật 12g, thanh bì 8g, mạch môn đông 8g, quất hồng bì 8g (thanh bì là vỏ quả quýt đang xanh, quất bì là vỏ quả quýt đã chín) hoàng kỳ 12g, thần khúc 8g, thăng ma 12g, hoàng bá 12g, thương truật 8g, cam thảo 6g, ngũ vị tử 6g, cát căn 12g, trạch tả 8g, đương quy 8g, khi sắc cho thêm sinh khương 8g, đại táo 2 quả. Ngày một thang, sắc uống chia 3 lần trong ngày, uống trước khi ăn.
Bài thuốc có tác dụng: thanh thử hóa thấp, ích khí, sinh tân dịch. Các y gia thời xưa cho rằng: Thời lệnh của thử khí bắt đầu từ hạ chí. Đến trường hạ thì có thêm cả thấp khí, bài thuốc này điều trị được tất cả chứng thử và chứng thấp.
Cây Bạch Linh
Trong trường hợp thấp nặng hơn thử thì phải dùng bài Thanh táo thang để điều trị kết quả mới cao. Khi thấp nặng hơn thử thì bệnh nhân xuất hiện các triệu chứng như mắc chứng nuy quyết. Có nghĩa là từ eo lưng trở xuống đau mềm, vận động khó khăn. Đi đứng khó khăn, xiêu vẹo, chân bước tập tễnh.
Bài Thanh táo thang: hoàng liên 8g, mạch môn 8g, sinh địa 8g, trư linh 8g, hoàng bá ( sao rượu) 8g, quy thân 8g, chích cam thảo 6g, thần khúc 8g, nhân sâm 12g, trư linh 12g, bạch phục linh 12g, thăng ma 12g, quất bì 6g, trạch tả 6g, bạch truật 6g, thương truật 15g, hoàng kỳ 16g, ngũ vị tử 6g. Ngày một thang, sắc uống chia 3 lần trong ngày, uống lúc đói khi thuốc còn nóng.
Bài Thanh thử ích khí thang và Thanh táo thang đều là các phương thuốc trị chứng thử thấp. Thanh thử ích khí thang dùng để điều trị chứng thử thịnh hơn thấp. Thử thường làm tổn thương khí cho nên sốt cao, khát nước nhiều, người mệt mỏi, tự ra mồ hôi, mạch hư cho nên lấy bổ khí làm chủ yếu. Còn phương Thanh táo thang là để trị chứng thấp nặng hơn thử.
Những vị thuốc trong bài này phần nhiều nghiêng về thấm thấp và tả hỏa. Nếu thầy thuốc không có đầy đủ kiến thức mà đem những bài này sử dụng vào mùa đông xuân, khi bệnh nhân mắc chứng phong ôn đối với loại bệnh thủy kiệt, tủy khô làm bệnh càng biến chứng dẫn đến bệnh nhân mắc chứng cốt nuy hoặc bệnh không do thấp nhiệt có thể làm tổn thương tân dịch, bệnh càng nặng hơn.
Hoàng tinh chủ trị tỳ vị hư nhược
Theo quan niệm của Đông y, hoàng tinh vị ngọt, tính bình tác dụng vào các kinh tỳ, phế, thận. Có công dụng bổ khí dưỡng âm, kiện tỳ, nhuận phế, ích thận.
Thân rễ hoàng tinh cắt bỏ rễ con, rửa sạch ủ mềm, thái phiến dày, phơi hoặc sấy khô, dược liệu gọi là hoàng tinh. Hoặc sau khi rửa sạch, thân rễ hoàng tinh trộn với rượu, cho vào thùng đậy nắp, đun trong cách thuỷ để dược liệu hút hết rượu, lấy ra cắt lát dày, phơi khô, dược liệu gọi là tửu hoàng tinh. Thân rễ hoàng tinh sau khi rửa sạch cho nước vào, đun cạn, phơi khô, thêm nước lần 2 đun cạn rồi lại đem phơi, làm như vậy cho đến khi củ mềm, mặt ngoài và trong có màu đen, vị thuốc gọi là thục hoàng tinh.
Vị thuốc hoàng tinh chủ trị tỳ vị hư nhược, cơ thể mệt mỏi, sức yếu, miệng khô, ăn uống kém, phế hư ho khan, tinh huyết bất túc, nội nhiệt tiêu khát. Tuy nhiên người phế vị có đờm thấp nặng dẫn tới trướng bụng, đầy hơi; tỳ vị dương hư dẫn tới tiêu chảy không nên dùng.
Chữa chứng huyết áp thấp: hoàng tinh 30g, đảng sâm 30g, chích thảo 10g. Sắc uống.
Chữa tiểu đường, làm sáng mắt chữa cận thị: hoàng tinh 30g, đậu đen 30g. Sắc uống, trước khi uống có thể pha chút mật ong.
Chữa chứng ngứa ngoài da, nấm chân tay: hoàng tinh 100g thái nhỏ; cồn 70 độ 250ml, ngâm trong 15 ngày, thêm dấm ăn 100ml hòa đều. Vệ sinh sạch vùng bị nấm lau khô, chấm thuốc ngày 3 lần.
Chữa suy nhược cơ thể sau khi ốm dậy: hoàng tinh 24g, kỷ tử 12g, sinh địa 20g, hoàng kỳ 12g, đảng sâm 12g. Sắc uống.
Chữa chứng phế hư, ho ra m.áu: hoàng tinh 20g, bắc sa sâm 8g, ý dĩ nhân 12g. Sắc uống.
Hoặc dùng bài: hoàng tinh 100g, bạch cập 50g, bách bộ 50g, thái nhỏ phơi hoặc sấy khô, tán bột mịn, luyện mật hoàn viên, mỗi lần uống 6-8g, ngày 3 lần.
Chữa tăng huyết áp, nhức đầu hoa mắt, lưng gối đau mỏi: hoàng tinh, câu kỷ tử lượng bằng nhau, tán bột mịn, luyện mật hoàn viên, mỗi lần uống 8-12g, ngày 2 lần.
Hoàng tinh.
Món ăn thuốc hoàng tinh chữa bệnh
Cháo sinh địa hoàng tinh: hoàng tinh (sao tẩm) 30g, sinh địa 30g, gạo lứt vừa đủ. Hoàng tinh, sinh địa sắc lấy nước cho gạo lứt vào nấu cháo. Dùng cho người thận âm bất túc, phụ nữ t.iền mãn kinh, buồn bực trong lòng, nóng rực ở gan bàn tay, gan bàn chân, dễ nổi giận, tình cảm thất thường…
Hoàng tinh ngọc trúc hầm tụy lợn: hoàng tinh 30g, ngọc trúc 30g, tụy lợn 1 bộ, gia vị vừa đủ. Tụy lợn bỏ màng mỡ, rửa sạch cho vào niêu đất cùng hoàng tinh, ngọc trúc, gừng, hành, gia vị, nước 250ml hầm nhừ. Uống thang, ăn thuốc. Dùng cho người bị bệnh tim, tiểu đường, tiêu hóa kém.
Hoàng tinh sơn dược hầm gà: hoàng tinh 20g, sơn dược 100g, gà 1 con. Gà rửa sạch, chặt miếng, cùng với hoàng tinh, sơn dược, gia vị, hấp các thủy cho chín. Cách ngày ăn 1 lần. Dùng cho người mắc các chứng đau đầu, mất ngủ, miệng khô, đại tiện táo, tinh thần căng thẳng, lưng gối đau mỏi.
Hoàng tinh hầm thịt nạc: hoàng tinh 50g, thịt nạc 200g. Thịt nạc thái miếng, nước 250 ml, gừng, 1 chút rượu, gia vị vừa đủ hầm cùng hoàng tinh. Ăn cái, uống thang. Dùng cho người ăn uống kém, mất ngủ do tâm tỳ âm hư.