strong> Uống rượu quá nhiều hai người đàn ông phải nhập viện cấp cứu vì xơ gan nặng. Theo các bác sĩ bệnh đã vào giai đoạn cuối việc điều trị rất khó khăn, biện pháp duy nhất để kéo dài sự sống là ghép gan.
Gan xơ hóa nặng do rượu
Mới đây, Khoa Viêm gan (Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương) vừa tiếp nhận 2 bệnh nhân bị xơ gan nặng do lạm dụng rượu trong thời gian dài. Bệnh nhân thứ nhất là Nguyễn Văn T. (56 t.uổi, Quảng Ninh) được chuyển từ bệnh viện tuyến dưới lên trong tình trạng khó thở, thể trạng gầy gò, da củng mạc vàng, không phù, không xuất huyết dưới da, tràn dịch phổi phải, ít rale phối trái, bụng trướng vừa…
Người nhà cho biết, khoảng 1 tuần trở lại đây, bệnh nhân xuất hiện tức ngực, kèm khó thở tăng dần, vào bệnh viện huyện tuy nhiên tình trạng vẫn không đỡ da mắt vàng tăng dần, tiểu sẫm màu… Bệnh nhân được chuyển lên viện tuyến tỉnh và được chẩn đoán suy gan nặng, xơ gan, viêm gan B, tràn dịch đa màng và ngay lập tức được chuyển lên Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương.
Qua thăm khám và làm các xét nghiệm cần thiết, các bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân bị xơ gan giai đoạn 4. Bệnh nhân có t.iền sử uống rượu nhiều, bị viêm gan B chưa điều trị thuốc kháng virut, viêm màng phổi.
Bệnh nhân thứ 2 là Đinh Tiến V. (32 t.uổi, Hà Nội) được chẩn đoán xơ hóa gan do sử dụng rượu quá nhiều. Bệnh nhân có t.iền sử uống rượu nhiều (300ml/ngày, dùng liên tục trong 7 năm, chỉ dừng cách đây 2 tháng), được chẩn đoán xơ gan theo dõi do rượu cách đây 3 năm.
Cách đây 10 ngày bệnh nhân có dấu hiệu mệt mỏi, ăn uống kém, bụng trướng tăng dần, phù 2 chân, tiểu vàng sậm, không đau bụng, bệnh nhân được người nhà đưa vào Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương. Đáng nói là bệnh nhân vừa nhập viện cách đây 2 tháng để điều trị xuất huyết tiêu hóa do biến chứng của xơ gan và ra viện cách đây 3 tuần.
ThS. BS. Nguyễn Văn Tuấn (Phó Trưởng khoa Viêm gan, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương) cho biết: Ngoài các rối loạn tâm thần, rượu bia là nguyên nhân hàng đầu gây xơ gan tại Việt Nam. Trong rượu bia không chỉ chứa một lượng cồn lớn mà còn chứa nhiều chất độc hại khác gây độc cho tế bào gan.
Thói quen sử dụng rượu bia không kiểm soát dẫn tới hiện tượng gan thường xuyên bị đ.ầu đ.ộc và làm việc quá tải khiến các tế bào gan nhanh chóng bị hư hại, xơ hóa, chức năng gan bị suy giảm nghiêm trọng. Đây là một trong những loại thức uống hàng đầu gây phá hủy tế bào khiến các tế bào gan nhanh chóng bị xơ hóa hình thành các mô sẹo.
Với tình trạng của 2 bệnh nhân trên, do lạm dụng rượu khiến gan đã bị xơ hóa nặng, bệnh đã vào giai đoạn cuối các tế bào gan bị tổn thương hoàn toàn, chức năng gan bị tê liệt, biện pháp duy nhất để kéo dài sự sống là ghép gan. Tuy nhiên, việc tìm được lá gan thích hợp để ghép là rất khó và chi phí rất cao, bệnh nhân khó có thể lo được.
ThS. BS Nguyễn Văn Tuấn đang thăm khám cho bệnh nhân T. bị suy gan nặng do lạm dụng rượu.
Các dấu hiệu nhận biết bệnh xơ gan
Cũng theo ThS. BS. Nguyễn Văn Tuấn, hầu hết các bệnh nhân đến bệnh viện khám thì tình trạng xơ gan đều đã bước sang giai đoạn nặng. Lý do bởi các dấu hiệu nhận biết xơ gan giai đoạn đầu rất mơ hồ, không rõ ràng, hầu hết mọi người thường dễ bỏ qua.
Ở giai đoạn còn bù gan bắt đầu tổn thương, viêm và dẫn đến xơ hóa. Người bệnh sẽ cảm thấy cơ thể mệt mỏi, chán ăn, sụt cân, da vàng, nước tiểu sẫm màu….
Tuy nhiên, các triệu chứng này không đặc hiệu. Khi xơ gan chuyển sang giai đoạn mất bù các triệu chứng thể hiện tương đối rõ, ngoài các dấu hiệu của hội chứng suy giảm chức năng gan như ăn không ngon, sụt cân nhanh, mệt mỏi, da vàng, sức khỏe suy kiệt, giảm cân đột ngột… người bệnh có dấu hiệu bị phù chân, cổ trướng (bụng người bệnh ngày càng to hơn, da bụng căng do trong ổ bụng chứa nhiều dịch), dấu hiệu bàn tay son, sao mạch, da vàng đậm, đại tiện phân màu đen do biến chứng của xuất huyết tiêu hóa, tràn dịch đa màng (tràn dịch màng phổi, màng t.inh h.oàn, màng bụng…
Khi xơ gan chuyển sang giai đoạn mất bù việc điều trị sẽ gặp nhiều khó khăn, nhiều khi bệnh còn để lại nhiều biến chứng nguy hiểm như ung thư gan. Do đó, sàng lọc gan mật để phát hiện bệnh từ giai đoạn sớm là biện pháp hiệu quả nhất để điều trị xơ gan đạt kết quả cao.
Không sử dụng rượu bia là một trong những biện pháp phòng bệnh xơ gan hiệu quả nhất.
Phòng bệnh xơ gan bằng cách nào?
Xơ gan là một căn bệnh rất nguy hiểm, nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như xuất huyết tiêu hóa, hôn mê gan, não gan, ung thư gan…
Xơ gan diễn tiến âm thầm, lặng lẽ trong một thời gian dài, việc phát hiện và chữa trị khá khó khăn do đó, chúng ta cần chủ động thực hiện các biện pháp để phòng tránh như:
Chủ động tiêm phòng vắc-xin viêm gan vi rút; không uống rượu bia vì đây là một trong những tác nhân hàng đầu gây hại cho gan; không ăn các đồ ăn chế biến sẵn, không đảm bảo vệ sinh; có chế độ dinh dưỡng lành mạnh; thường xuyên tập luyện thể dục thể thao giúp cơ thể khỏe mạnh nâng cao sức đề kháng; khám sức khỏe định kỳ; khi có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào cần phải đi khám ngay để phát hiện sớm bệnh xơ gan, giúp việc điều trị hiệu quả hơn và ngăn ngừa bệnh chuyển sang giai đoạn mất bù.
Phụ nữ mắc viêm gan B có nên dừng thuốc để mang thai?
Phụ nữ cần cân nhắc nhiều yếu tố trước khi quyết định dừng thuốc kháng virus điều trị viêm gan B để sinh con hay không.
Theo bác sĩ Đồng Phú Khiêm, Phó trưởng khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương (Hà Nội), bệnh nhân viêm gan B cần hiểu rõ lợi ích cũng như nguy cơ của việc ngừng thuốc kháng virus với sức khỏe mẹ và bé trước khi đưa ra quyết định.
Đối với người mẹ
“Với bệnh nhân viêm gan B đã có chỉ định dùng thuốc, việc dừng thuốc chắc chắn có nhiều nguy cơ hơn lợi ích”, bác sĩ Khiêm khẳng định.
Phần lớn trường hợp viêm gan B ngừng thuốc kháng virus khi vẫn còn chỉ định sẽ dẫn đến tải lượng virus trong m.áu tăng cao trở lại. Từ đó, bệnh nhân có nguy cơ xuất hiện các đợt bùng phát viêm gan, gây tổn thương bộ phận này.
Phụ nữ viêm gan B bỏ thuốc để mang thai phải đối mặt nhiều nguy cơ về sức khỏe. Ảnh: NutraIngredients.
Đặc biệt, nguy cơ này sẽ lớn hơn ở những bệnh nhân có chỉ số kháng nguyên của virus viêm gan B (HbeAg) dương tính hoặc tải lượng virus trong cơ thể còn cao.
Tùy đối tượng, hậu quả của đợi bùng phát viêm gan B cũng sẽ khác nhau. Với bệnh nhân trẻ, mức độ tổn thương gan không nhiều, hậu quả để lại do đợt bùng phát viêm gan B có thể ít nghiêm trọng hơn.
Tuy nhiên, trường hợp tổn thương gan nặng, xơ gan, các đợt bùng phát viêm gan B có thể dẫn đến xơ gan tăng nặng, ảnh hưởng tính mạng hoặc chất lượng cuộc sống. Một số sản phụ mang thai bị thay đổi miễn dịch khi dừng thuốc cũng có thể dẫn đến suy gan cấp nặng, nguy cơ ảnh hưởng nghiêm trọng sức khỏe mẹ và bé.
Bác sĩ Khiêm thông tin việc dừng thuốc, uống thuốc không đều và thất thường còn là yếu tố thuận lợi cho việc virus sinh đề kháng thuốc. Tình trạng này gây khó khăn lớn trong việc lựa chọn thuốc điều trị cho mẹ sau này.
Khi virus kháng thuốc, việc điều trị sẽ rất khó khăn. Các bác sĩ buộc phải phối hợp các loại thuốc khác nhau hoặc tăng liều. Điều này cũng làm nguy cơ xuất hiện tác dụng phụ cao hơn, chi phí điều trị gia tăng.
Đối với em bé
Theo bác sĩ Khiêm, việc người mẹ dừng thuốc kháng virus giúp hạn chế sự ảnh hưởng tới quá trình hình thành và phát triển của bào thai, từ đó tránh nguy cơ xuất hiện dị tật bẩm sinh. Tuy nhiên, không phải mọi loại thuốc kháng virus đều gây ra nguy cơ trên.
Việc người mẹ dừng thuốc viêm gan B mang lại lợi ích cho sức khỏe của bé. Ảnh: CLA.
“Hiện nay, nhiều bằng chứng cho thấy các loại thuốc như Entercavir, Adefovir, Interferon không gây bất lợi đến em bé. Trong khi TAF chưa đủ dữ liệu để khẳng định tính an toàn, TDF lại tương đối đảm bảo cho phụ nữ mang thai”, bác sĩ Khiêm cho hay.
Khi người mẹ dừng thuốc kháng virus, nguy cơ xuất hiện các vấn đề sức khỏe trong thai kỳ của sản phụ cũng ảnh hưởng đến sự phát triển của em bé. Gia đình có thể trở thành nguồn lây nhiễm cho bé trong thai kỳ hoặc trẻ khi sinh không nhận được điều trị dự phòng phù hợp.
“Thậm chí, nếu tình trạng người mẹ không tốt với bệnh lý nặng, em bé cũng có nguy cơ không nhỏ về sức khỏe và tính mạng”, bác sĩ Khiêm nhấn mạnh.
Tuy nhiên, nguy cơ này với bé cũng rất thấp nếu người mẹ được đ.ánh giá có ít khả năng xuất hiện đợt bùng phát viêm gan, chỉ dừng thuốc trong 6 tháng đầu và điều trị trở lại ngay sau đó. Đồng thời em bé phải được tiêm phòng viêm gan B và kháng huyết thanh viêm gan B đầy đủ.
Bác sĩ Khiêm kết luận: “Không có quyết định nào là hoàn toàn đúng cho tất cả bệnh nhân. Tùy sức khỏe và tình trạng bệnh lý gan của mẹ, thời gian, kết quả điều trị ra sao, bác sĩ điều trị trực tiếp sẽ có trách nhiệm giải thích cho bệnh nhân hiểu về lợi ích và nguy cơ, từ đó đưa ra lời khuyên phù hợp. Tuy nhiên, bệnh nhân vẫn là người quyết định cuối cùng”.
Phó trưởng khoa Hồi sức tích cực khuyên tất cả phụ nữ nên sàng lọc viêm gan B trước khi có ý định mang thai để được tư vấn cụ thể. Những phụ nữ đang điều trị viêm gan B có ý định mang thai hoặc phát hiện mang thai cũng cần thông báo sớm cho bác sĩ điều trị để đưa ra quyết định phù hợp.