Các triệu chứng của bệnh tim, ung thư, COPD, đột quỵ và bệnh Alzheimer là những điều cần biết.
Đau ngực, tức ngực, khó chịu ở ngực (đau thắt ngực) có thể là một trong những dấu hiệu của bệnh tim – ẢNH MINH HỌA: SHUTTERSTOCK
Biết được các dấu hiệu của 5 căn bệnh nguy hiểm nhất này mà bạn có thể mắc phải có thể là vấn đề sinh tử. Hãy đọc danh sách mới nhất này từ Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh (CDC) Mỹ.
1. Bạn có thể bị bệnh tim
Theo Mayo Clinic, “Sự tích tụ các mảng mỡ trong động mạch của bạn, hoặc chứng xơ vữa động mạch có thể làm hỏng mạch m.áu và tim của bạn. Sự tích tụ mảng bám khiến các mạch m.áu bị thu hẹp hoặc tắc nghẽn có thể dẫn đến đau tim, đau ngực (đau thắt ngực) hoặc đột quỵ”.
Cũng theo Mayo Clinic, các triệu chứng bệnh động mạch vành có thể khác nhau ở nam giới và phụ nữ. Ví dụ: nam giới có nhiều khả năng bị đau ngực hơn. Phụ nữ nhiều khả năng có các dấu hiệu và triệu chứng khác cùng với khó chịu ở ngực, chẳng hạn như khó thở, buồn nôn và cực kỳ mệt mỏi, theo Eat This, Not That!
Các dấu hiệu và triệu chứng có thể bao gồm:
– Đau ngực, tức ngực, khó chịu ở ngực (đau thắt ngực).
– Khó thở.
– Đau, tê, yếu hoặc lạnh ở chân hoặc tay nếu các mạch m.áu ở những bộ phận đó của cơ thể bị thu hẹp.
– Đau ở cổ, hàm, họng, bụng trên hoặc lưng.
2. Bạn có thể bị ung thư
“Ung thư có thể gây ra nhiều triệu chứng, nhưng những triệu chứng này thường là do bệnh tật, chấn thương, khối u lành tính hoặc các vấn đề khác”, theo Viện Ung thư Quốc gia Mỹ.
Nếu bạn có các triệu chứng không thuyên giảm sau một vài tuần, hãy đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị sớm nhất có thể. Ung thư thường không gây đau đớn, vì vậy đừng đợi cảm thấy đau rồi mới đi khám, theo Eat This, Not That!
Một số triệu chứng mà ung thư có thể gây ra bao gồm:
Thay đổi ở vú
Có thể phát hiện sớm bệnh ung thư vú nhờ tự kiểm tra vú thường xuyên – ẢNH MINH HỌA: SHUTTERSTOCK
– Có khối u hoặc cảm giác săn chắc ở vú hoặc dưới cánh tay của bạn.
– Núm vú thay đổi hoặc tiết dịch.
– Da ngứa, đỏ, có vảy, lúm đồng t.iền hoặc nhăn nheo.
Thay đổi ở bàng quang
– Khó đi tiểu.
– Đau khi đi tiểu.
– Có m.áu trong nước tiểu.
– C.hảy m.áu hoặc bầm tím, không rõ lý do
Thay đổi ở ruột
– Có m.áu trong phân.
– Thay đổi thói quen đi tiêu.
– Ho hoặc khàn giọng không biến mất
Vấn đề ăn uống
– Đau sau khi ăn (ợ chua hoặc khó tiêu không biến mất).
– Khó nuốt.
– Đau bụng.
– Buồn nôn và ói mửa.
– Thay đổi cảm giác thèm ăn.
– Mệt mỏi nghiêm trọng và kéo dài
– Sốt hoặc đổ mồ hôi ban đêm không rõ lý do
Thay đổi ở miệng
– Một mảng trắng hoặc đỏ trên lưỡi hoặc trong miệng của bạn.
– C.hảy m.áu, đau hoặc tê ở môi hoặc miệng.
Vấn đề thần kinh
– Nhức đầu
– Co giật
– Thay đổi tầm nhìn
– Thay đổi thính giác
– Sụp mặt
Thay đổi ở da
– Một cục màu thịt c.hảy m.áu hoặc chuyển thành vảy
– Một nốt ruồi mới hoặc một thay đổi trong một nốt ruồi hiện có
– Vết thương không lành
– Vàng da (vàng da và lòng trắng của mắt)
– Sưng hoặc nổi cục ở bất cứ đâu như ở cổ, dưới cánh tay, dạ dày và bẹn
– Tăng cân hoặc giảm cân không rõ lý do
Thói quen được chuyên gia gọi là “sát thủ” rút ngắn t.uổi thọ, nguy hiểm hơn ung thư: Gần như tất cả người trẻ đều mắc và rất khó để thay đổi
Giới trẻ, đặc biệt là dân văn phòng thật khó thoát khỏi thói quen ngồi im một chỗ trong thời gian dài, dù đây là thói quen gây nhiều bệnh nguy hiểm, bao gồm cả ung thư.
Y học cổ truyền Trung Quốc có một vị giáo sư vô cùng nổi tiếng tên là Wang Lie, ông năm nay đã 90 t.uổi nhưng sức khỏe vẫn minh mẫn và có thể tiếp tục công việc khám bệnh và giảng dạy nghề y. Vị bác sĩ này gây ấn tượng mạnh cho bệnh nhân bởi ông có một cách khám bệnh rất đặc biệt đó là “luôn luôn đứng”.
Sau hơn 50 năm kinh nghiệm chữa bệnh, giáo sư Wang Lie đã thăm khám và điều trị cho hơn 600.000 người. Sau mỗi ngày làm việc và phải ngồi im trên ghế 5-6 tiếng liên tục, ông nhận ra sức khỏe ngày một ảnh hưởng, có cảm giác chóng mặt, tức ngực, đau thắt lưng và bụng. Từ đó, bác sĩ quyết định sẽ đứng khi khám bệnh và nhận ra cách này có thể giúp mình ngăn ngừa thoái hóa đốt sống cổ, ngăn ngừa bệnh tim và các bệnh về tuyến t.iền liệt…
Ngồi im một chỗ – thói quen giảm t.uổi thọ, gây 5 bệnh nghiêm trọng
Giáo sư Wang Lie là một ví dụ điển hình minh chứng cho tác dụng của việc đứng và di chuyển mỗi ngày. Với con người của xã hội hiện đại, ngồi im một chỗ trong thời gian dài là một thói quen khó bỏ. Theo nghiên cứu mới của Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ, thực hiện kéo dài 14 năm trên 120.000 người cho thấy rằng: Bạn càng ngồi lâu thì t.uổi thọ của bạn càng ngắn lại.
Trường Đại học Y khoa Columbia cũng đã tiến hành thử nghiệm theo dõi 4 năm trên hơn 7.900 người trưởng thành ở mức trên 45 t.uổi và cho thấy: Thời gian ngồi nhiều, ít vận động mỗi ngày liên quan trực tiếp đến xác suất t.ử v.ong sớm. Chỉ ngồi một chỗ trong hơn 60 phút sẽ tăng gấp đôi nguy cơ t.ử v.ong, thậm chí việc tập thể dục bổ sung trong thời gian sau đó không thể thay đổi kết quả này.
Vậy ngồi bao lâu thì quá lâu? Theo văn bản hướng dẫn của Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ vào năm 2016 có khuyến cáo mọi người tránh ngồi quá 90 phút. Cơ thể con người có hàng trăm khớp và xương, cấu trúc này được thiết kế để tạo điều kiện cho việc di chuyển. Ít vận động sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến cơ thể, cụ thể là:
1. Cung cấp m.áu cho não không đủ cho cơ thể
Ngồi lâu sẽ khiến lượng m.áu cung cấp lên não không đủ khiến lượng oxy và chất dinh dưỡng của não bị giảm sút dẫn đến các triệu chứng như mệt mỏi, mất ngủ, giảm trí nhớ.
2. Các vấn đề về cột sống
Ngồi lâu có thể gây cứng cổ, đau đầu và chóng mặt, đồng thời làm trầm trọng thêm các bệnh về thắt lưng và cổ tử cung.
3. Gây béo phì
Lượng mỡ trong cơ thể bị tiêu hao khi vận động, ngồi lâu sẽ gây tích tụ mỡ thừa, tăng cân sẽ dẫn đến béo phì.
4. Tiểu đường
Khi cơ bắp không được vận động trong thời gian dài và phản ứng của tuyến tụy bị chậm lại, insulin sẽ được sản xuất nhiều hơn, từ đó làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.
5. Tăng nguy cơ ung thư
Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng nguy cơ ung thư đại trực tràng và ung thư nội mạc tử cung lần lượt tăng 54% và 66% ở những người ít vận động. Phụ nữ ở văn phòng ít vận động có nguy cơ mắc ung thư vú tăng 20%.
Vậy chúng ta nên lưu ý điều gì để giảm nguy cơ mắc bệnh
Ngồi lâu có vẻ giúp cơ thể thư giãn nhưng thực chất lại gây hại cho sức khỏe. Hàng ngày, dân văn phòng nên lưu ý:
1. Dành thời gian để đứng dậy
Luôn dành thời gian để đứng lên, đi lại như đi rót nước,mỗi lần rót nước là cơ hội để đi lại, nếu bạn cảm thấy buồn ngủ ở văn phòng vào buổi chiều, bạn cũng có thể đi dạo hoặc rửa mặt trong phòng tắm. Tốt nhất là thực hiện hoạt động đứng lên sau mỗi 1 giờ.
2. Trong khi ngồi, bàn chân cũng có thể thực hiện một số “chuyển động nhỏ”
Nâng chân đơn: Ngồi trên ghế nâng một chân lên và nâng cao song song với mặt đất. Mỗi động tác giữ 6-10 giây, hành động này có thể ngăn ngừa chứng giãn tĩnh mạch do ngồi trong thời gian dài…
3. Đừng ngủ ngay sau khi ăn trưa
Nhân viên văn phòng không nên ngủ ngay trong giờ nghỉ trưa, sau khi ăn trưa là thời điểm tốt nhất để đứng dậy và đi lại. Tốt nhất là bạn nên đi bộ ít nhất 10 phút trước khi quay lại văn phòng để nghỉ ngơi.