Theo phác đồ điều trị, hàng ngày bệnh nhân sẽ được dùng insulin nhưng lại không tuân thủ mà nghe lời quảng cáo, tìm đến ông lang “ nhà tôi 3 đời”, bỏ điều trị tại bệnh viện.
Hình ảnh chụp ghi nhận việc có chì trong thuốc. (Ảnh: FB. Hung Ngo)
Theo chia sẻ từ thạc sĩ, bác sĩ Ngô Đức Hùng – Trung tâm Cấp cứu A9, Bệnh viện Bạch Mai, anh từng cấp cứu cho trường hợp một bệnh nhân sử dụng thuốc “nhà tôi 3 đời” không tìm hiểu kỹ dẫn đến nguy hiểm tính mạng. Cụ thể, bệnh nhân là người có bệnh tiểu đường nhiều năm kèm theo gút.
Theo phác đồ điều trị, hàng ngày bệnh nhân sẽ được dùng insulin nhưng lại không tuân thủ mà nghe lời quảng cáo, tìm đến ông lang “nhà tôi 3 đời”, bỏ điều trị tại bệnh viện. Cuối cùng bệnh nhân bị ghi nhận tăng thẩm thấu, toan ceton. Khi các chuyên gia của bệnh viện loay hoay, phải điều chỉnh thuốc liên tục vì bệnh nhân có triệu chứng thiếu m.áu, suy thận giống ngộ độc kim loại nặng, nhưng người nhà vẫn khăng khăng dùng đều thuốc “3 đời”, giấu nhẹm chuyện bệnh nhân bỏ điều trị.
Đến khi bác sĩ tìm mọi cách thức tiếp cận từ “doạ dẫm” đến “thủ thỉ” những người này mới chịu đưa ra gói thuốc. Sau khi chụp X-Quang, các bác sĩ phát hiện có cản quang kim loại nặng như triệu chứng bệnh nhân mắc phải. Tuy nhiên, vì dùng thuốc “3 đời” khiến bệnh trở nặng nên bệnh nhân này đã không qua khỏi.
Bác sĩ ghi lại kết quả sau khi chụp X-Quang thuốc. (Ảnh: FB. Hung Ngo)
Không riêng gì trường hợp của bệnh nhân nói trên, trước đây bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cũng từng có trường hợp bệnh nhân nam 63 t.uổi (ở Sóc Sơn, Hà Nội) bị tụt huyết áp, suy đa tạng kèm suy thận. Người này cũng có t.iền sử bệnh tiểu đường, huyết áp 20 năm.
Thế nhưng thay vì đi khám, nam bệnh nhân lại tự mua thuốc tiểu đường dạng viên bột uống. Theo điều tra, loại thuốc này gồm 1 gói paracetamol, 1 gói phenformin điều trị tiểu đường bị cấm từ lâu nhưng đã mạo danh thuốc Đông y để tiếp tục bán ra thị trường. Vì không hiểu biết, nhiều người dễ dàng “mắc bẫy”.
Không ít bệnh nhân phải nhập viện vì tự ý sử dụng thuốc nam. (Ảnh: Sức Khỏe Đời Sống)
Thời gian gần đây, những quảng cáo về thuốc đông y thiếu xác thực như ” nhà tôi 3 đời nhận chữa “, ” không hết bệnh không lấy t.iền “,… xuất hiện tràn lan trên mạng xã hội, nhất là nền tảng YouTube. Không chỉ gây khó chịu cho người xem, những sản phẩm này còn tiềm ẩn nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe người dùng vì không thật sự chất lượng như lời rao.
Cục trưởng Cục Nghiệp vụ Quản lý thị trường, Tổng cục Quản lý Thị trường (QLTT), ông Thân Đức Công cho biết đã ban hành các văn bản đến cơ quan liên quan để sớm có kế hoạch nắm bắt, rà soát, kiểm tra xử lý nghiêm với đối tượng bán thực phẩm chức năng trái phép: ” Tổng cục QLTT đã chỉ đạo Tổ công tác về Thương mại điện tử (Tổ 368) bằng nghiệp vụ tinh thông rà soát, kiểm tra các doanh nghiệp, đơn vị quảng cáo, bán hàng hóa có dấu hiệu vi phạm qua mạng hay website thương mại điện tử từ đó có sở kiểm tra, xử lý theo quy định của pháp luật “.
Hình ảnh quen thuộc về thương hiệu “nhà tôi 3 đời”. (Ảnh: Zing)
Quan niệm thuốc Nam, t.huốc l.á lành tính, là thuốc bổ, nhiều người bệnh vẫn bất chấp sử dụng. Chưa kể, chính những lời đồn thổi sai sự thật về công dụng nhiệm màu của thuốc, một số người không có hiểu biết chuyên môn dễ tin theo, phó mặc sức khoẻ cho những kẻ dùng mánh khóe, lừa bịp để k.iếm t.iền.
Bài 3: “Bệnh nhân” và “thầy” trong các video quảng cáo dều… được thuê để diễn
Câu chuyện về quảng cáo thực phẩm chức năng hoặc thuốc Đông Nam dược theo kiểu gia truyền không phải bây giờ mới xuất hiện.
Mà trước đó, cách đây vài ba năm, việc quảng cáo này được trá hình bằng những bài viết đầy “tâm tư” của những “bệnh nhân” kể về “hành trình” chữa bệnh trên các tờ báo giấy.
Trong vai một người có nhu cầu mua thuốc chữa bệnh mất ngủ cho mẹ, PV đã liên hệ trực tiếp tới số điện thoại …
Anh N.T.B, một người làm marketing lâu năm, hoạt động trong nhiều lĩnh vực cho biết, từ những năm 2013, 2014… thậm chí còn sớm hơn, việc bán thuốc đông nam dược với cái mác gia truyền đã là một “ngành” kinh doanh kiếm lời rất dễ. Hồi ấy người ta chưa tận dụng lợi thế của mạng xã hội để làm các video clip quảng cáo, nhưng những bài viết về “hành trình” chữa bệnh và câu chuyện “gặp thầy, gặp thuốc” không hiếm trên các chuyên trang.
“Đó là những câu chuyện do những đơn vị, doanh nghiệp, thậm chí là cá nhân đặt viết rồi bỏ t.iền ra để đăng tải. Ngay từ khi ấy, người ta đã biết tránh những hình thức quảng cáo trực tiếp mà ẩn dưới dạng những câu chuyện cuộc sống. Các câu chuyện ấy khéo léo dẫn đến một địa chỉ hoặc cũng có thể không. Thế nhưng vì tò mò, vì tính hấp dẫn và tin vào tính xác thực của câu chuyện, nhiều người thậm chí điện lên tòa soạn để hỏi về địa chỉ nơi có phương thuốc kia” – Anh B. cho biết.
Liệu tính chân thực của câu chuyện và phương thuốc ấy có thực sự được “bốc” bởi một lương y thực sự? Anh B. chỉ cười rồi kể: “Trong đám bạn tôi quen, thậm chí có người sau khi thấy việc bán thuốc thông qua những bài viết kiểu ấy khá dễ dàng cũng đã trở thành một “đầu nậu” bán thuốc “gia truyền”.
Nguồn ở đâu thì có lẽ giấu nghề nên tôi cũng không rõ. Nhưng anh này đã tự “thiết kế” một bài viết, dùng nhiều số điện thoại và tuyển một số người để nghe điện thoại cùng tư vấn bán thuốc đông y.”
Cũng theo anh B. cái phom trả lời điện thoại và tư vấn bán thuốc từ thời quảng cáo từng bài trên các chuyên trang báo chí cho đến thời quảng cáo 4.0 vẫn không thấy thay đổi nhiều.
“Cái câu khất “thầy” đi hái thuốc, “thầy” đi vắng hoặc “thầy” đi học không chỉ bây giờ các đơn vị bán thuốc kiểu này mới sử dụng. Mà từ cái ngày còn đăng quảng cáo từng bài trên các báo giấy ấy, câu khất này đã được nhân viên của anh bạn tôi sử dụng.” Và theo anh B., không chỉ bây giờ, mà cả trước đó, sẽ rất khó ai có thể gặp được cái người được “vinh danh” là “thầy” đó trong tất cả các trung tâm hoặc nhà thuốc “gia truyền”.
Đến cái thời 4.0, khi mà mạng xã hội “thống trị” thì những bài quảng cáo theo dạng “truyền thống” này được dỡ bỏ, và bắt kịp thị trường, đó là những video clip quảng cáo trên các mạng xã hội.
“Bệnh nhân” và đến cả “thầy” trong các video quảng cáo cũng… được thuê để diễn – Ảnh minh họa
Chị P.N.Q, trưởng một nhóm chuyên sản xuất video clip và viết bài cho các nhãn hàng khi được hỏi đã cho biết, để sản xuất một video clip như các quảng cáo đang tràn lan về thực phẩm chức năng hoặc đông y gia truyền trên mạng xã hội hiện nay không quá cao.
“Để hoàn thành một video clip như thế, ngoài kinh phí trả cho đơn vị sản xuất và lên kịch bản cho clip, thì đó là t.iền thuê “diễn viên”. Thường sẽ có 3, 4 diễn viên đóng là người bệnh, nói theo kịch bản đã lên sẵn. Nhóm người này sẽ mất chi phí từ 500 – 1 triệu/đồng/1 người cho vài giây “thể hiện”. Có những clip xuất hiện cả những người mặc trang phục dân tộc Mông, Dao… để tăng thêm phần thuyết phục.
Những nhân vật này cũng là những người được thuê để “diễn”.” Chị Q. cho biết, thường những “diễn viên” này là những người chuyên nghề diễn viên quần chúng cho các bộ phim. “Có cả một nhóm để những người chuyên dựng như chúng tôi có thể vào để “tuyển dụng” – lời chị Q.
Mỗi đoạn phim như vậy được sản xuất với giá không quá 20 triệu tùy yêu cầu về nội dung và dàn “diễn viên”. “Không ít các clip được các đơn vị bán thực phẩm chức năng, đơn vị bán thuốc đông y yêu cầu có sự xuất hiện của y, bác sỹ viện này, viện kia. Tất nhiên với những tên t.uổi lẫy lừng trong ngành Y thì khó có thể mời, nhưng cũng không phải không thể mời một số các y, bác sỹ lên một vài giây để nói về sản phẩm” – chị Q. nói. Và giá “cát-xê” của những vị này có giá không quá 10 triệu tùy… chức danh.
Vậy các y, bác sỹ đó có biết mình đang “đại diện” cho sản phẩm có chất lượng thế nào không? “Tất nhiên là với nhóm này, họ yêu cầu khắt khe hơn về giấy tờ chứng nhận sản phẩm, nhưng cái này không phải quá khó với các đơn vị kinh doanh. Còn về chất lượng, tôi tin với trình độ, hiểu biết của các vị ấy, họ hoàn toàn có thể biết sản phẩm ấy có thực sự tốt hay không?”.
“Sẽ mất nhiều hơn để xây dựng một clip nếu có một diễn viên hạng A, B nào đó xuất hiện. Nhưng cũng không quá cao, vì “thị trường” cái ngành này có giá chung, với những diễn viên không quá hot, hoặc đã quen mặt trong các live stream thì giá không quá 30 triệu/1 nhãn trong vòng 6 tháng.”
Có nghĩa toàn bộ các video clip quảng cáo đó là dàn dựng và hoàn toàn không đúng sự thật, trả lời câu hỏi này, chị Q. nói: “Bệnh nhân là diễn viên được thuê, có cát xê để diễn, “lương y gia truyền” cũng được thuê để phát biểu… vậy theo chị, video clip quảng cáo các sản phẩm đang đầy rẫy trên mạng ấy có đáng tin cậy không?”.