Lạm dụng chất khử trùng tay có thể gây hại

Trong đại dịch COVID-19, việc sử dụng chất khử trùng tay trở nên phổ biến. Tuy nhiên, việc lạm dụng các chất khử trùng này có thể gây hại.

lam dung chat khu trung tay co the gay hai 72a 5722310

Việc sử dụng nước rửa tay và các sản phẩm làm sạch kháng khuẩn và kháng virrus khác đã tăng vọt kể từ khi đại dịch bắt đầu và xu hướng này sẽ tiếp tục trong tương lai. Tuy nhiên, các nhà khoa học cảnh báo, việc lạm dụng các chất khuer trùng này có thể tạo ra các vấn đề đối với sức khỏe con người và môi trường.

Theo đó, nước rửa tay chủ yếu bao gồm cồn: Ethanol hoặc isopropanol. Ở nồng độ 60-95% có thể gây độc nếu sử dụng không đúng cách. Việc sử dụng lặp đi lặp lại các chất khử trùng tay chứa cồn cũng góp phần vào sự phát triển của siêu vi khuẩn kháng thuốc. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng một số chủng vi khuẩn đã trở nên dung nạp với chất khử trùng tay.

Sử dụng chất khử trùng tay chứa cồn quá thường xuyên có thể làm tổn thương da và nứt nẻ, đây có thể là cửa ngõ dẫn đến n.hiễm t.rùng. Thuốc khử trùng cũng sẽ t.iêu d.iệt vi khuẩn có lợi trong hệ vi sinh vật trên da.

Các món ăn âm thầm phá hỏng đường ruột

Một số loại thực phẩm hợp khẩu vị nhiều người nhưng gây hại cho hệ vi sinh của đường ruột.

Các chuyên gia sức khỏe luôn nhấn mạnh tầm quan trọng của việc đảm bảo cho đường ruột của bạn hoạt động trơn tru để các cơ quan khác được ổn định.

Đường ruột khỏe mạnh chứa các vi khuẩn có lợi và các tế bào miễn dịch giúp tránh khỏi các tác nhân lây nhiễm như vi khuẩn có hại, virus và nấm.

cac mon an am tham pha hong duong ruot 1f9 5710336

Bạn nên hạn chế ăn thịt đỏ. Ảnh minh họa: Trainright

Vậy những loại thực phẩm nào nên tránh để bảo vệ sức khỏe đường ruột của bạn?

Tiến sĩ Berding Harold cho biết, có nhiều loại thức ăn không lành mạnh như đồ chiên rán, đồ nhiều chất béo, nhiều đường, chế biến sẵn…

Ngoài việc giảm các món ăn trên, các nhà khoa học khuyên nên ăn nhiều món làm từ thực vật và protein nạc.

Các món nên tránh:

Soda ăn kiêng

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng chất làm ngọt nhân tạo như saccharin và sucralose, được sử dụng trong một số loại nước ngọt dành cho người ăn kiêng, có thể thay đổi hệ vi sinh đường ruột của con người.

Cacbonat trong soda cũng có thể gây đầy bụng và ợ hơi.

Chất béo bão hòa

Chế độ ăn nhiều chất béo bão hòa (có trong thịt mỡ, bơ và phô mai) có thể ảnh hưởng đến cả sự đa dạng và phong phú của vi khuẩn tốt trong đường ruột.

Thịt đỏ (bò, lợn, cừu…)

Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng khi carnitine, một hợp chất trong thịt đỏ, kết hợp với vi khuẩn đường ruột, sẽ hình thành Tmao. Đây là hợp chất hóa học liên quan đến nguy cơ mắc bệnh tim mạch cao hơn và t.ử v.ong sớm hơn.

Các dấu hiệu đường ruột có vấn đề bao gồm bụng khó chịu, thay đổi trọng lượng không chủ ý, rối loạn giấc ngủ hoặc mệt mỏi liên tục, kích ứng da, không ăn được…

cac mon an am tham pha hong duong ruot dc7 5710336

Rau củ quả tốt cho sức khỏe đường ruột. Ảnh minh họa: Britannica

Cách bảo vệ đường ruột

Tổ chức Tim mạch Anh cho biết, các vi sinh vật trong ruột bắt đầu thay đổi trong vài ngày sau khi chế độ ăn khác đi, nhưng lợi ích lâu dài có thể mất vài năm mới đạt được.

Bạn hãy thực hiện từ những thay đổi nhỏ, chẳng hạn như mua ớt có nhiều màu sắc khác nhau thay vì một loại duy nhất hoặc ăn thêm rau trộn nếu muốn thay đổi sức khỏe đường ruột.

Bạn không nên có những bữa ăn giống nhau mỗi ngày. Ăn trái cây khác nhau hoặc nếu bạn ăn cơm/cháo mỗi ngày, hãy thay đổi các món ăn kèm.

Đường ruột bị tổn thương có thể dẫn đến tất cả các vấn đề sức khỏe tiêu hóa bao gồm hội chứng ruột kích thích đau dạ dày, đầy hơi, loạn khuẩn ở ruột non, viêm ruột…

Một trong những cách tốt nhất để hỗ trợ đường ruột của bạn là ăn uống khoa học.

Bạn có thể tuân theo một chế độ ăn nhiều trái cây và rau quả và bổ sung probiotic. Khi đó, sức khỏe đường ruột của bạn có thể cải thiện đáng kể đi kèm với các lợi ích khác.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *