Theo Đông y, thăng ma vị ngọt, cay, hơi đắng, tính hơi hàn; vào các kinh: phế, tỳ, vị và đại trường.
Thăng ma còn có tên bắc thăng ma, tây thăng ma, lục thăng ma. Thăng ma là thân rễ của cây thăng ma, (Cimicifuga sp.), thuộc họ hoàng liên (Rhanuncunaceae). Thăng ma chứa các triterpen (Cimicigol, dahurinol, acid isoferulic…), các xylosid cimifugosid, cinamamid, phenolic glycisid, furochromon…
Theo Đông y, thăng ma vị ngọt, cay, hơi đắng, tính hơi hàn; vào các kinh: phế, tỳ, vị và đại trường. Tác dụng giải độc thấu chẩn, thanh nhiệt giải độc, thăng dương cử hãm. Chữa các chứng ngoại cảm phong nhiệt sinh đau đầu, sởi mọc chậm hoặc không đều; trung khí hư nhược hoặc khí hư hạ hãm. Liều dùng: 3 – 10g. Sau đây là một số bài thuốc có thăng ma.
Thúc sởi, tống độc: trị các chứng nhiệt độc âm ỉ, ban sởi không mọc được, miệng lưỡi phát nhọt.
Bài 1 – Bột thanh vị: thăng ma 4g, mẫu đơn bì 2g, sinh địa 1,5g, quy thân 1,5g, hoàng liên 1,5g. Tất cả nghiền thành bột thô, hãm hoặc sắc uống. Trị dạ dày nóng, miệng phát nhọt, lợi l.ở l.oét, ra m.áu.
Bài 2: thăng ma 4g, xích thược 6g, cát căn 12g, cam thảo 2g. Sắc uống. Trị sởi mới phát nhưng do cảm phong hàn làm sởi mọc không đều, hoặc vì đi tả mà sởi lặn mất không mọc lên được.
Bài 3: thăng ma 8g, thạch cao 16g, ngưu bàng 12g, cát căn 12g, liên kiều 8g, thiên hoa phấn 8g, hoàng cầm 8g, cát cánh 8g, sài hồ 6g, cam thảo 6g. Sắc uống ngày 1 thang. Trị quai bị.
Bài 4: thăng ma 6g, hãm hoặc sắc đặc, ngậm trong miệng khi còn nóng. Trị viêm họng cấp và đau răng.
Bài 5: thăng ma 5g, hoàng liên 3g. 2 vị nghiền thành bột thô, hãm hay sắc đặc, ngậm trong miệng và nuốt nước dần. Trị nhiệt miệng sinh nhọt lở.
Bài 6: thăng ma 5g, hoàng bá 5g, đại thanh 5g. Hãm hay sắc đặc, ngậm trong miệng và nuốt nước dần. Trị nhiệt miệng sinh nhọt lở.
Thăng dương, thông tắc: trị các chứng dương khí hãm xuống, thiếu khí nên ngại nói hoặc tử cung, trực tràng sa xuống.
Bài 1: hoàng kỳ 20g, thăng ma 4g, tri mẫu 8g, cát cánh 8g. Sắc uống. Trị chứng hơi trong ngực hãm xuống, hơi thở ngắn.
Bài 2: thăng ma 12g, ích mẫu thảo 80g, quả thông 2 lá (hoặc thân rễ) 50g, gà mái tơ 1 con. Gà làm sạch, cho thuốc vào bụng gà, hầm cách thủy; chia ăn nhiều lần. Cách 1 tuần ăn 1 con. Trị sa tử cung.
Bài 3: thăng ma 6g, mẫu lệ 12g. 2 vị sấy khô tán bột, chia uống 2-3 lần trong ngày. Trị sa tử cung: sa độ I nên uống liên tục 1 tháng; độ II uống 2 tháng và độ III uống 3 tháng.
Bài 4 – Bổ trung ích khí thang: hoàng kỳ 20g, đảng sâm 12g, bạch truật 12g, đương quy 12g, trần bì 6g, cam thảo (chích) 4g, thăng ma 4-6g, sài hồ 6 -10g. Sắc uống. Trị nguyên khí hạ hãm, trung khí hư nhược gây ra sa phủ tạng (sa dạ dày, sa trực tràng, sa tử cung…); hoặc tiêu chảy kéo dài do hư nhược.
Kiêng kỵ : khi sởi đã mọc hết, hen suyễn nghịch khí thì kiêng dùng.
Cách phòng chống 3 căn bệnh thường gặp mùa đông
Khoa học đã chứng minh, mỗi mùa trạng thái sức khỏe của chúng ta bị đe dọa bởi những tác nhân gây bệnh khác nhau.
Người cao t.uổi dễ mắc viêm phổi vào mùa đông. Ảnh: ITN.
Vì thời tiết mùa đông lạnh, sức đề kháng của cơ thể con người có phần giảm sút hơn so với những khi thời tiết mát mẻ. Nếu mọi người không biết giữ ấm cơ thể của mình thì rất dễ bị mắc bệnh.
Sau đây là một số bệnh thường gặp vào mùa đông mà mọi người cần nhắc nhở nhau đề phòng.
Cảm cúm
Phân biệt rạch ròi thì cảm và cúm là hai bệnh lý khác nhau. Tuy nhiên do chúng có nhiều đặc điểm tương đồng và cách điều trị cũng giống nhau nên người ta có thói quen gọi chung là cảm cúm.
Cảm cúm là một bệnh lý đường hô hấp thường gặp nhất. Trong đời ai cũng bị cảm cúm không chỉ một vài lần mà rất nhiều lần. Bệnh do virus Influenza, còn gọi là virus cúm gây ra. Virus Influenza có nhiều chủng khác nhau.
Tại việt Nam, những chủng virus gây bệnh thường gặp là chủng A, B và C. Trong đó, gây bệnh nhiều nhất là các chủng A và B. Vì virus có nhiều chủng nên khi mắc bệnh với chủng này dù có tạo miễn dịch thì vẫn có thể mắc bệnh ngay trở lại với các chủng khác.
Dịch cúm bùng phát đã từng là thảm họa về sức khỏe ở nhiều nước phương Tây. Đối với người Việt, cảm cúm là chuyện gần như không có gì đáng e ngại cho lắm!
Bệnh cảm cúm lây qua các chất thải của người bệnh như nước bọt, nước mũi, đờm. Do vậy người trong cùng một gia đình, một lớp học và rộng ra là một cộng đồng dễ dàng lây cho nhau khi có một ai đó mắc bệnh. Các biểu hiện của cảm cúm là sốt, nhức đầu, sổ mũi hay nghẹt mũi, ho, rát họng, mệt mỏi, đau nhức xương và các cơ.
Cho đến nay, vẫn không có thuốc điều trị đặc hiệu cho bệnh này. Người bệnh cần được nghỉ ngơi, uống nhiều nước, uống thuốc hạ sốt, giảm đau, làm sạch mũi bằng thuốc nhỏ mũi thông thường là Natri Clorua 9.
Các loại thuốc nhỏ mũi khác cần có sự chỉ định của bác sĩ, nếu không điều bất lợi có khi sẽ lớn hơn là mong muốn. Bệnh cảm cúm có thể phòng được nhờ tiêm vắc-xin.
Lưu ý: Nhiều bệnh nhiễm virus khác như sốt xuất huyết, quai bị, cúm A/ H1N1/ H5N1… đều có biểu hiện ban đầu giống như cảm cúm thông thường. Nhưng về sau có sự diễn biến khác biệt hoặc nặng dần lên. Vì vậy, ban đầu các bệnh này có thể bị bỏ qua hoặc nhầm lẫn vởi cảm cúm.
Viêm họng cấp
Tác nhân gây bệnh viêm họng cấp có thể là virus hoặc vi khuẩn. Các biểu hiện của bệnh có thể bất ngờ xuất hiện như sốt cao, ớn lạnh, nhức đầu, nuốt đau, sưng hạch góc hàm, buồn nôn hay nôn.
Nuốt đau là dấu hiệu điển hình của viêm họng cấp. Đó là điều khiến nhiều bệnh nhân lo lắng và đi khám bệnh. Nếu soi đèn vào họng sẽ thấy họng tấy đỏ và 2 cục amidan sưng to, có thể có mủ trong những trường hợp nặng.
Người bệnh có “cơ quan phát ngôn” rủi ro bị tấn công, cần được khám họng và dùng thuốc. Các thuốc thường dùng là kháng sinh, hạ sốt, giảm đau, giảm ho và có thể là một chút “thuốc bổ”, hay thêm các loại thuốc khác tùy theo sự chỉ định của các y, bác sĩ.
Viêm phổi
Giống như viêm họng, bệnh viêm phổi cũng có tác nhân gây bệnh là vi khuẩn hoặc virus. Các biểu hiện thường gặp là sốt, nhức đầu, thở nhanh, ho, tức ngực, khạc đàm. Những trường hợp nặng có biểu hiện khó thở. Dấu hiệu nhận biết khó thở là thở hổn hển, gấp gáp, môi tím, các khoảng xương sườn co kéo, lồng ngực bị rút lõm do bị huy động vào việc tiếp tế oxy cho cơ thể.
Tất cả các trường hợp nghi ngờ bị viêm phổi phải được đưa đến cơ sở y tế để được khám xác định và chỉ định điều trị có hiệu quả nhất, tránh những điều đáng tiếc hoặc phức tạp thể xảy ra do điều trị muộn hoặc biến chứng.
Quai bị
Quai bị được xếp loại vào nhóm bệnh truyền nhiễm vì có khả năng lây lan cao. Đặc biệt, bệnh lây lan rất nhanh trong các nhà trẻ, các lớp học mẫu giáo và trường học. Bệnh quai bị do virus quai bị, gọi là Mumps virus gây ra. Virus này thuộc họ Paramyxoviridae. Bệnh lây qua đường hô hấp qua việc hít phải nước bọt mang mầm bệnh.
Biểu hiện của bệnh là sốt, sưng má một bên hoặc cả hai bên trông giống như là Ông Địa trong đám múa lân nên bệnh quai bị còn có tên gọi dân gian là bệnh Ông Địa.
Má sưng là do tuyến nước bọt ở mang tai bị viêm nhiễm và phình to ra. Đây không phải là ổ n.hiễm t.rùng có mủ, không đau nhức nên không có gì đáng lo ngại và sẽ “tự động” xẹp trong vòng 2 tuần. Cho nên, tuyệt đối không được tiêm thuốc gì vào vị trí bị phình to đó.
Bản thân bệnh quai bị không có gì đáng sợ, nhưng các biến chứng của nó mới thật sự để lại những hậu quả lâu dài như viêm t.inh h.oàn ở các nam và viêm buồng trứng ở nữ. Các biến chứng này có thể dẫn đến vô sinh. May mà bệnh quai bị có tính miễn dịch bền vững. Trong đời mỗi người chỉ mắc bệnh này chỉ một lần mà thôi.
Người bị quai bị cần được nghỉ ngơi, vì chạy nhảy nhiều dễ gây biến chứng. Theo dõi chăm sóc tại cơ sở y tế hoặc tại nhà để tránh lây lan cho người khác. Chế độ ăn lỏng, mềm, dễ tiêu và giàu chất dinh dưỡng. Nếu có biến chứng viêm t.inh h.oàn cần mặc quần “xịp” để nâng cao t.inh h.oàn giảm căng và giảm đau.
Lời khuyên chung
Để phòng tránh những bệnh thường gặp trong mùa đông, mọi người cần giữ ấm thân thể, giữ không cho bị lạnh ngực, chân, tránh nơi gió lùa. Tăng cường sự dinh dưỡng, nhất là ăn thực phẩm được chế biến nóng.