strong> Phản ứng thuốc, cục m.áu đông, biến chứng khi mang thai có thể khiến bàn chân, mắt cá chân bị sưng to.
Những người vận động quá sức, thường xuyên đi lại hoặc phải đứng, ngồi nhiều tại nơi làm việc sẽ bị phù bàn chân, mắt cá chân, thậm chí cả cẳng chân.
Nhưng nếu hiện tượng sưng phù này đi kèm các triệu chứng khác có thể báo hiệu một vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.
Ảnh minh họa: USnews
Nguyên nhân dẫn tới sưng phù chân
Phản ứng thuốc
Nhiều loại thuốc gây ra các phản ứng phụ bao gồm sưng bàn chân và mắt cá chân. Nếu bạn nghi ngờ tình trạng sưng tấy liên quan đến loại thuốc bạn đang dùng, hãy đi kiểm tra. Bác sĩ sẽ cân nhắc liệu có cần thiết phải thay đổi loại thuốc hoặc liều lượng hay không.
Biến chứng khi mang thai
Hầu hết phụ nữ mang thai đều bị sưng một chút ở bàn chân khi thai kỳ tiến triển. Nhưng sản phụ nên đi khám bác sĩ nếu có hiện tượng sưng tấy đột ngột hoặc quá mức, đặc biệt kèm theo các triệu chứng khác như đau bụng, đau đầu, buồn nôn và nôn.
Trong một số trường hợp mang thai có nguy cơ cao, t.iền sản giật là tình trạng có các triệu chứng như vậy và sản phụ phải đi khám ngay lập tức.
Chấn thương bàn chân hoặc mắt cá chân
Nếu bạn bị bong gân mắt cá chân hoặc chấn thương dây chằng trong khi đi bộ, chạy, các dây chằng sẽ bị kéo căng, gây ra sưng tấy.
Suy tĩnh mạch
Sưng mắt cá chân và bàn chân thường là triệu chứng ban đầu của suy tĩnh mạch, không đủ m.áu di chuyển lên các tĩnh mạch từ chân lên tim.
N.hiễm t.rùng
Sưng ở bàn chân và mắt cá chân có thể là dấu hiệu của n.hiễm t.rùng. Những người bị tiểu đường hoặc các vấn đề với dây thần kinh ở bàn chân có nguy cơ bị n.hiễm t.rùng cao hơn.
Cục m.áu đông
Cục m.áu đông hình thành trong tĩnh mạch chân có thể ngăn chặn dòng chảy của m.áu từ chân trở về tim và gây sưng mắt cá chân và bàn chân. Nếu bạn nhận thấy chân đổi màu kèm theo đau dữ dội, hãy đến gặp bác sĩ ngay.
Bệnh tim, gan hoặc thận
Đôi khi sưng tấy có thể chỉ ra một vấn đề ở tim, gan hoặc thận. Mắt cá chân sưng vào buổi tối là dấu hiệu của việc giữ muối và nước do suy tim. Nếu sưng phù kèm theo các triệu chứng như mệt mỏi, chán ăn và tăng cân, bạn nên đi khám.
Bạn cần đi khám nếu chân sưng đau kéo dài. Ảnh: Footdoctor
Cách giảm sưng phù chân
1. Nếu mắt cá chân bị thương, hãy nghỉ ngơi, tránh đi lại
2. Chườm đá lên mắt cá chân bị sưng
3. Quấn bàn chân hoặc mắt cá chân bằng băng ép
4. Nâng cao chân trên ghế đẩu hoặc gối
5. Nếu bạn bị bệnh tiểu đường, hãy kiểm tra bàn chân hàng ngày để tìm vết phồng rộp và loét
6. Nếu nghi ngờ bị huyết khối tĩnh mạch sâu, bạn cần đi khám
7. Nếu sưng và đau nghiêm trọng, không cải thiện khi điều trị tại nhà, hãy đến gặp bác sĩ.
Tại sao có hiện tượng thở dốc khi leo cầu thang?
Chọn thang bộ thay vì thang máy đôi khi là một quyết định khó khăn, thử thách cả về ý chí và thể chất. Thở dốc khi leo cầu thang bộ là hiện tượng bình thường mà ai cũng có thể gặp.
Do vấn đề sức khỏe
Nếu sau khi leo cầu thang, bạn không chỉ thở dốc mà còn bị đau ngực, sưng bàn chân và mắt cá chân hoặc bắt đầu ho, bạn nên đi khám bác sĩ vì đó có thể là dấu hiệu cho thấy bạn có vấn đề sức khỏe.
Ảnh minh họa.
Bạn chưa khởi động
Trước khi bắt đầu tập luyện, chúng ta thường khởi động. Điều này rất quan trọng vì nó giúp làm nóng các cơ, dần dần tăng lưu lượng m.áu và oxy, đồng thời giảm nguy cơ bị thương.
Khi leo cầu thang, chúng ta nhanh chóng chuyển từ trạng thái nghỉ ngơi sang hoạt động thể chất nhiều hơn mà không cần khởi động trước. Đó là lý do tại sao cơ thể bạn sẽ cần phải làm việc nhiều hơn để có nhiều oxy được cung cấp đến các cơ trong một khoảng thời gian rất ngắn, nhịp tim sẽ tăng lên.
Vì vậy, chúng ta thở dốc sau khi leo thang là điều bình thường.
Ảnh minh họa.
Leo cầu thang không giống như bài tập cardio thông thường
Leo cầu thang sử dụng một hệ thống năng lượng khác nhau hơn các bài tập tim mạch mà chúng ta thường làm. Nó được gọi là hệ thống năng lượng phosphagen, được sử dụng khi cơ bắp của bạn cần nhiều năng lượng trong các hoạt động ngắn hạn nhưng cường độ cao.
Ảnh minh họa.
Có một số phân tử cần thiết để hệ thống này hoạt động, nhưng không nhiều. Vì vậy, chúng ta nhanh thở dốc hơn sau khi leo cầu thang một thời gian ngắn so với tập các bài cardio trong thời gian dài và ổn định.
Cơ bắp mệt mỏi nhanh hơn
Sợi cơ được chia làm 2 loại: cơ co rút chậm và cơ co rút nhanh.
Nếu bạn hay chạy bộ, bạn có thể chịu đựng khi chạy đường dài nhờ các sợi co giật chậm, ít bị mệt mỏi hơn nhưng không có nhiều sức mạnh. Khi bạn đi bộ lên cầu thang, bạn cần các cơ co giật nhanh để thực hiện những chuyển động nhưng sẽ mệt mỏi nhanh hơn.
Người không tập luyện nhiều có thể ít thở dốc hơn
Nếu bạn đã rèn luyện sức bền của mình bằng cách chạy, bạn đã sử dụng các sợi co giật chậm của mình nhiều hơn và chúng dựa vào quá trình trao đổi chất hiếu khí. Tuy nhiên, khi bạn leo lên cầu thang, những đợt hoạt động ngắn đó đòi hỏi sự trao đổi chất kỵ khí. Nó tạo ra carbon dioxide và hydro, những thứ mà các vận động viên sức bền nhạy cảm hơn những người khác. Đó là lý do tại sao những người không vận động nhiều có thể dễ dàng đi lên cầu thang hơn so với những người tập luyện sức bền.
Ảnh minh họa.
Cách leo cầu thang bộ dễ dàng hơn
Hãy thử sử dụng cầu thang thường xuyên hơn. Chúng ta thấy khó khăn khi leo cầu thang là vì chúng ta không thực hiện loại vận động này thường xuyên nên cơ thể không quen.
Bạn cũng có thể thử các bài tập như chạy nước rút, nhảy hoặc các chuyển động đòi hỏi nhiều năng lượng.
Bạn có thể làm là rèn luyện cơ mông và chân của mình bằng cách thực hiện động tác squat và lunge.