Sau khi bị rắn lục cắn vào chân, b.é t.rai rơi vào tình trạng rối loạn đông m.áu nguy hiểm.
Bác sĩ chuyên khoa I Nguyễn Cát Phương Vũ, khoa Hồi sức tích cực – Chống độc, Bệnh viện Nhi đồng Thành phố (TP.HCM), cho biết bé Nhân (10 t.uổi, quê Bến Tre) vừa được các bác sĩ đơn vị này cấp cứu, hồi sức qua khỏi tình trạng nguy kịch do rắn độc cắn.
Trước đó, ngày 19/4, bé Nhân đang chơi sau nhà thì bị rắn lục tre cắn vào chân. Phần gót chân trái nhanh chóng sưng nề, m.áu cháy từng dòng không cầm được. Gia đình nhanh chóng đưa con đến Bệnh viện Nhi đồng Thành phố cấp cứu.
Bé Nhân được bác sĩ chăm sóc trong thời gian nằm viện. Ảnh: Phương Vũ.
“Ê-kíp Hồi sức cấp cứu đã căng thẳng suốt đêm để tập trung hồi sức cho bé. Bệnh nhi được truyền huyết thanh giải độc và huyết tương để điều chỉnh rối loạn đông m.áu”, bác sĩ Vũ cho biết.
Sau khi một ngày hồi sức, bé qua cơn nguy kịch và lấy lại dần khả năng vận động ở chân trái.
Bác sĩ Nguyễn Cát Phương Vũ cho biết đơn vị này thường xuyên tiếp nhận trường hợp trẻ nhỏ bị rắn độc cắn. Trong đó, phổ biến nhất là ca bệnh do rắn lục tre, lục đuôi đỏ cắn.
Bộ Y tế cho biết theo các tài liệu đã công bố, Việt Nam có 19 loài rắn lục được phát hiện, trong đó, rắn lục tre phổ biến trên cả nước, khô mộc phổ biến ở miền Bắc và choàm quạp phổ biến ở miền Nam.
Trong nọc rắn lục chứa men tiêu hủy protein, do đó, nạn nhân thường rơi vào tình trạng rối loạn đông m.áu, hình thành huyết khối trong lòng mạch, gây giảm tiểu cầu. Nếu không được cấp cứu kịp thời, nạn nhân có thể t.ử v.ong.
Các bác sĩ khuyến cáo người dân cần lưu ý phát quang bờ cây, bụi rậm, trồng sả hoặc rắc bột lưu huỳnh quanh nhà để xua đuổi rắn.
Trường hợp nào bị rắn cắn, ngay cả khi xác định là rắn lành, đều cần xử trí và theo dõi tại bệnh viện ít nhất trong 12 giờ đầu. Sau 24-48 giờ gặp nạn, việc điều trị cho nạn nhân rất khó khăn hoặc không hiệu quả.
Cẩn trọng khi trẻ nhỏ bị côn trùng, rắn cắn
Theo thông tin Bệnh Viện Sản-Nhi Cà Mau, đơn vị vừa qua tiếp nhận trường hợp bệnh nhân N.N.C 6 t.uổi nhập viện trong tình trạng sưng nề lan đến vùng cánh tay, ngón tay giữa đau nhiều hơn.
Tại đây, các bác sĩ đã xét nghiệm m.áu cho cháu bé nhận thấy m.áu bất thường cộng với tình trạng lâm sàng diễn tiến nhanh chỉ trong vài giờ.
Thực hiện các xét nghiệm tiếp theo cho thấy cháu bé có rối loạn đông m.áu nặng, tiểu cầu giảm nhiều phù hợp với nhận định ban đầu. Các bác sĩ đã nhanh chóng truyền 4 lọ huyết thanh kháng nọc rắn lục cho bé và theo dõi sát dấu hiệu lâm sàng.
Cẩn trọng khi trẻ nhỏ bị côn trùng, rắn cắn. Ảnh BVCC
Sau hơn 24 tiếng theo dõi, tay của C không sưng nề thêm, không xuất huyết nhưng tình trạng rối loạn đông m.áu chưa cải thiện, bé đã được truyền thêm 4 lọ huyết thanh kháng nọc rắn lục. Kết quả cho thấy sau 6 tiếng truyền huyết thanh lần 2, các xét nghiệm về đông cầm m.áu của bé dần trở về bình thường, không xuất huyết da niêm, ăn uống khá hơn.
Theo gia đình cháu bé cho biết, khi đang ngủ cháu bé giật mình tỉnh dậy kêu đau. Qua kiểm tra người nhà thấy bé vết trầy nhẹ và sưng nề ở đốt 2 của ngón giữa bàn tay phải nghĩ không nghiêm trọng sau 7 giờ theo dõi tại nhà vết cắn đã sưng nề, lan rộng cả bàn tay lên đến cẳng tay, bé được đưa đến điều trị tại cơ sở y tế tư nhân vết thương chỉ bớt đau, bớt sưng tạm thời.
Đến chiều 9/4/2021, khi đưa bé tới viện tay bé đã sưng nề lan đến vùng cánh tay, ngón tay giữa đau nhiều hơn.
Cách nhận biết và sơ cứu khi bị côn trùng, rắn cắn:
Đối với Côn trùng đốt ( cắn) : Nhận biết nhẹ thường đau nhức tại chỗ cắn, vết đốt và sưng lên xung quanh vết cắn. Nếu nặng sẽ nổi mề đay toàn thân, khó thở, sốc phản vệ, tay chân lạnh, mạch nhẹ khó bắt, tiểu m.áu, tiểu ít, suy thận thường xảy ra ở những ngày đầu.
Cách sơ cứu:
– Hầu hết ong đốt đều để lại vòi chích và túi nọc ở vết đốt trên da nạn nhân, ngoại trừ ong vò vẽ. Tốt nhất là lấy vòi chích ra bằng cách khều nhẹ, dùng nhíp lấy ra, tránh nặn ép bằng tay vì có thể làm nọc độc lan ra.
– Rửa sạch vùng bị chích bằng xà bông và nước ấm
– Đắp băng lạnh lên vết cắn để giảm đau và giảm sưng
– Đưa nạn nhân đến cơ sở y tế nếu: Nổi mề đay; Nạn nhân than mệt, tay chân lạnh; Tiểu đỏ, tiểu ít. Bị ong vò vẽ đốt trên 10 vết.
Đối với rắn cắn: Nhận biết cần quan sát nhanh vết cắn, các dấu hiệu sau chứng tỏ đã bị rắn độc cắn sưng nhiều, đau nhức nhiều ở chỗ bị cắn. Vết cắn có 2 dấu răng nọc có thể là rắn họ lục dấu hiệu tại chỗ như sưng, bầm, hoại tử và da phồng rộp chứa đầy dịch; rối loạn đông m.áu: Xuất huyết da, niêm. Đối với rắn họ hổ dấu hiệu tại chỗ ít dấu hiệu toàn thân chóng mặt, buồn nôn, khó thở, yếu liệt chi.
Cách sơ cứu: Khi bị rắn cắn, ngay cả khi xác định là rắn lành đều cần theo dõi sát sao như là một trường hợp bị rắn độc cắn, ít nhất là trong 6 giờ đầu. Đặc biệt, khi bị rắn độc cắn hoặc nghi ngờ bị rắn độc cắn, cần thực hiện các biện pháp sơ cứu ngay và nhanh chóng đưa nạn nhân tới cơ sở y tế.
Sơ cứu bằng cách cho nạn nhân nằm yên, dặt nơi bị cắn thấp hơn so với tim để hạn chế hấp thu nọc độc. Rửa sạch vết thương bằng xà bông và nước. Phủ lên vết cắn bằng gạc mát để giảm đau, sưng. Nhanh chóng đưa nạn nhân tới cơ sở y tế để nơi đây xác định loại rắn cắn và chích huyết thanh kháng nọc phù hợp.