Trĩ là một loại bệnh của mạch m.áu tĩnh mạch, có tỷ lệ mắc cao trong cộng đồng tuy nhiên nhiều người vẫn chủ quan, e ngại không đi khám bệnh dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm.
Nguyên nhân gây bệnh
Thói quen ăn uống: Ít ai có thể ngờ rằng việc ăn uống hàng ngày cũng là một trong những nguyên nhân châm ngòi cho căn bệnh trĩ được đà tiến triển. Vì vậy nhiều người cứ ăn uống thoải mái mà không biết rằng bị bệnh trĩ hỏi thăm bất cứ lúc nào.
Ăn ít chất xơ, nhiều đồ cay nóng sẽ làm cơ thể rơi vào tình trạng táo bón. Khi bị táo bón sẽ cần dùng nhiều sức rặn để đẩy phân ra ngoài từ đó gây căng giãn các tĩnh mạch. Nếu tình trạng này diễn ra thường xuyên sẽ gây ra hiện tượng đại tiện ra m.áu khiến cơ thể bị mất m.áu, xanh xao, mệt mỏi. Không cung cấp đủ nước cho cơ thể không những dẫn đến những bệnh về da mà còn gây ra những căn bệnh về tiêu hóa, lâu dần hình thành nên bệnh trĩ.
Thói quen sinh hoạt: Lười vận động, ngồi lì một chỗ, đứng lâu không đi lại sẽ khiến khí huyết không được lưu thông, gây áp lực cho các tĩnh mạch h.ậu m.ôn. Yếu tố này liên quan trực tiếp đến tính chất công việc, có thể kể đến một số ngành nghề như: nghề may, nhân viên văn phòng, lái xe…
Nhịn đại tiện: Đây là một thói quen xấu bởi ngoài việc gây ảnh hưởng cho sức khỏe vì cơ thể hấp thụ các chất độc do phân tích tụ lâu ngày thì việc nhịn đại tiện còn làm phân bị cứng và khô lại từ đó gây khó khăn khi đại tiện và khoảng cách dẫn đến bệnh trĩ là rất gần.
Bệnh trĩ nếu không được thăm khám và điều trị sớm có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm.
Tác hại bệnh trĩ đối với sức khỏe
Vì là bệnh ở vùng kín nên bệnh nhân thường ngại đi khám và điều trị, nhất là với phụ nữ. Nhiều người có tâm lý e ngại đã âm thầm chấp nhận bệnh trong nhiều năm cho đến khi bệnh trở nặng c.hảy m.áu nhiều hoặc búi trĩ bị sa nằm bên ngoài h.ậu m.ôn không thể nhét vào thì mới bắt buộc phải điều trị, việc thăm khám và điều trị muộn khiến bệnh trở nặng gây nhiều biến chứng nguy hiểm. Một số tác hại:
Gây thiếu m.áu, giảm trí nhớ: Người bệnh dễ dàng nhận biết biểu hiện bệnh trĩ thông qua dấu hiệu đi cầu ra m.áu. Lúc đầu, m.áu chỉ rỉ ra thấm vào giấy vệ sinh hoặc dính vào phân nhưng khi bệnh nặng thì m.áu có thể thành giọt hoặc phun thành tia. Nếu không can thiệp kịp thời, lượng m.áu mất đi nhiều sẽ khiến người bệnh thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, trí nhớ suy giảm, mất tập trung, người xanh xao… Thậm chí có thể đe dọa đến tính mạng nếu ở một mình hoặc khi lái xe trên đường.
Gây suy giảm ham muốn t.ình d.ục: Bệnh trĩ gây ra những tác hại không nhỏ đến đời sống t.ình d.ục. Biểu hiện bệnh trĩ ở khu vực “cửa hậu” và vì thế mà người bệnh luôn cảm thấy tự ti, sợ bạn tình phát hiện, lo lắng làm sao để chữa khỏi bệnh trĩ… Hệ quả là ham muốn t.ình d.ục giảm sút, khó hòa hợp về chuyện ấy và khó đạt được sự thăng hoa khi gần gũi.
Ảnh minh họa
Gây biến chứng thành các bệnh lý nguy hiểm:
Gây táo bón: Táo bón và bệnh trĩ thường đi cùng nhau. Bởi lẽ, khi mắc bệnh trĩ việc đại tiện thường khó khăn hơn và đau rát, thậm chí nhiều người nghĩ việc đi ngoài sẽ khiến bệnh nặng hơn nên thường trì hoãn vào nhà vệ sinh. Điều này gây táo bón, táo bón trầm trọng hơn và bệnh trĩ cũng vì thế mà tiến triển nặng thêm.
Nứt kẽ h.ậu m.ôn cũng có thể vấn đề tiếp theo mà bạn có thể gặp phải.
Áp xe h.ậu m.ôn: Đây cũng là tác hại của bệnh trĩ, biến chứng thường gặp khi mắc bệnh trĩ. Nếu không can thiệp kịp thời sẽ dẫn đến bệnh rò h.ậu m.ôn điều trị khó khăn hơn.
Gây ung thư trực tràng: Có nhiều nguyên nhân gây ung thư trực tràng, nhưng đáng buồn là bệnh trĩ lại nằm trong nhóm có nguy cơ cao mắc căn bệnh có thể đe dọa đến tính mạng này.
Gây viêm nhiễm phụ khoa: Do đặc điểm cấu tạo h.ậu m.ôn và cơ quan s.inh d.ục nằm sát nhau nên nếu nữ giới mắc bệnh trĩ khi viêm nhiễm ở h.ậu m.ôn không được xử lý tốt thì vi khuẩn có thể xâm nhập sang â.m h.ộ, â.m đ.ạo gây ra bệnh viêm phụ khoa, đây là một tác hại nguy hiểm, chị em cần phải hết sức chú ý.
9 loại trái cây giúp bạn đi ngoài dễ dàng hơn
Táo bón, đi ngoài khó khăn nếu kéo dài có thể dẫn đến nhiều biến chứng như trĩ, nứt kẽ h.ậu m.ôn hoặc rò h.ậu m.ôn. Hãy ăn những trái cây dưới đây để cải thiện nhu động ruột.
Chuối: Ăn chuối là một biện pháp nhanh chóng và hiệu quả để điều trị táo bón. Chuối rất giàu kali và các chất điện giải, nhờ đó giúp phục hồi chức năng tiêu hóa.
Cam: Các loại trái cây họ cam như cam, bưởi, chanh chứa rất nhiều vitamin C và chất xơ, các chất này có tác dụng làm mềm phân. Cam còn chứa naringenin, một loại flavonoid có tính nhuận tràng
Quả mâm xôi: Với hàm lượng chất xơ gấp đôi dâu tây, quả mâm xôi có tác dụng giúp phân ra ngoài dễ dàng. Loại trái cây này cũng giúp thúc đẩy sự sinh sôi của các lợi khuẩn đường ruột, qua đó cải thiện hệ tiêu hóa.
Kiwi: Một quả kiwi chứa tới khoảng 2,5g chất xơ, đồng thời rất dồi dào vitamin và khoáng chất như vitamin K, vitamin C và vitamin E. Nhờ hàm lượng nước và chất xơ cao mà quả kiwi có tác dụng cải thiện nhu động ruột rất hiệu quả.
Táo: Táo rất giàu pectin, nhờ đó giúp giảm tình trạng táo bón rất hiệu quả. Pectin vừa đóng vai trò là chất nền, vừa đóng vai trò là axit, nhờ đó có thể điều trị cả táo bón lẫn tiêu chảy.
Sung ngọt: Sung ngọt là một nguồn chất xơ tuyệt vời, nhờ đó rất có hiệu quả trong điều trị táo bón và cải thiện nhu động ruột. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng sung ngọt giúp tăng cường và củng cố sức khỏe đường ruột, đồng thời có tác dụng nhuận tràng.
Mận khô: Mận khô rất giàu các chất xơ không tan, nhờ đó giúp tăng hàm lượng nước trong phân, giúp phân mềm hơn và dễ ra ngoài hơn.
Lê: Nhờ hàm lượng chất xơ, fructose và sorbitol dồi dào, quả lê rất có tác dụng trong điều trị táo bón. Các chất kể trên có tính lợi tiểu, nhuận tràng và làm sạch. Bạn có thể uống nước ép lê để có được hiệu quả nhanh nhất.
Bầu nâu: Quả bầu nâu từ lâu đã được sử dụng như một bài thuốc nhanh giúp làm dịu tình trạng táo bón. Ăn bầu nâu với một thìa đường thốt nốt mỗi ngày trước bữa tối sẽ giúp nhanh chóng cải thiện tình trạng đi ngoài khó khăn./.