Người mắc hội chứng trypophobia có cảm giác ghê sợ và ám ảnh. Có cảm giác buồn nôn, chóng mặt khi nhìn thấy hình ảnh nhiều lỗ tròn như tổ ong, gương sen, lỗ trên thân cây, hình xăm lỗ trên cơ thể người.
Nguồn gốc căn bệnh
Xuất hiện lần đầu vào năm 2005, hội chứng trypophobia ban đầu không được y học công nhận là một chứng bệnh.
Những người mắc hội chứng trypophobia luôn có cảm giác khó chịu sau khi nhìn vào hình ảnh các lỗ gần nhau. Nhịp tim của họ tăng lên và phần não xử lý thị giác cũng hoạt động tăng đột biến. Một số nghiên cứu cho thấy trên thế giới có khoảng 15% số người, bao gồm 18% nữ và 11% nam, mắc dạng bệnh này.
Paul Hibbard -giáo sư tâm lý thuộc Đại học Essex (Anh) cho biết, những hình ảnh thủng lỗ chỗ có kết cấu có thể nói là rất khó chịu, khiến cho khu vực chịu trách nhiệm phân tích thông tin thị giác không thể làm việc hiệu quả. Để có thể xử lý thông tin, não bộ sẽ yêu cầu nhiều oxy hơn. Tuy nhiên đối với một số người, việc yêu cầu quá nhiều oxy sẽ khiến não bị quá tải, còn cơ thể phản ứng lại bằng các cảm giác như chóng mặt, buồn nôn… để buộc những người này không tiếp tục nhìn nữa.
Nỗi sợ hãi lạ lùng
Hầu như tất cả người bị chứng tripophobia đều có biểu hiện giống như bị stess: nhịp tim nhanh, huyết áp tăng, vã mồ hôi, hơi thở dồn dập. Nỗi sợ sẽ dai dẳng, không thể kiểm soát, xuất hiện cả trong giấc mơ. Đôi khi xảy ra những cơn hoảng loạn giống bệnh nhân tâm thần. Người bệnh sợ những cái lỗ, khiến cho cuộc sống của họ không khi nào bình yên, gây nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến đến chất lượng sống.
Hiện ngành y chưa gọi chứng sợ những cái lỗ là “bệnh”, cũng không có trong danh sách bệnh tâm thần. Các nhà khoa học cho rằng trypophobia là một dạng ghê tởm hơn là nỗi sợ. Nó là một dạng phản ứng tổng hợp thái quá trước các yếu tố có thể gây nguy hiểm.
Liệu pháp điều trị
– Điều trị bằng tiếp xúc: Với phương pháp này, người điều trị sẽ tăng dần mức độ tiếp xúc của bạn với yếu tố kích thích gây ra triệu chứng sợ hãi, giúp bạn điều khiển nỗi sợ hãi bằng nhiều dụng cụ khác nhau.Việc tiếp xúc dần dần và lặp đi lặp lại qua thời gian sẽ giúp bạn giảm bớt nỗi sợ hãi. Sau đó dần làm chủ được tình huống khi bạn nhìn thấy hình ảnh có nhiều lỗ nhỏ.
– Liệu pháp nhận thức – hành vi: Liệu pháp này cũng bao gồm việc tiếp xúc từng bước với yếu tố kích thích. Liệu pháp này còn có nhiều kỹ thuật khác có thể giúp bạn giải quyết vấn đề ở nhiều phương diện khác nhau. Cách này cũng sẽ thay đổi quan điểm của bạn về chứng sợ hãi và tác động của nó trong cuộc sống hàng ngày của bạn.
– Sử dụng thuốc: Điều trị theo hướng dẫn chỉ định của bác sỹ tâm lý. Các loại thuốc kê đơn như chống trầm cảm, thuốc trầm cảm, thuốc ức chế bêta. Nhưng lưu ý việc điều trị bằng thuốc chỉ nên sử dụng khi chứng sợ hãi ngoài tầm kiểm soát và ảnh hưởng tới sinh hoạt hàng ngày của bệnh nhân, không nên lạm dụng quá nhiều. Trong trường hợp nhẹ, cách tốt nhất là dùng liệu pháp tâm lý hay cách khác để hạn chế lo lắng, ám ảnh như tập thể dục, ngồi thiền, tập yoga.
Các nhà khoa học cho rằng trypophobia là một dạng ghê tởm hơn là nỗi sợ. Do đó, nó là một dạng phản ứng tổng hợp thái quá trước các yếu tố có thể gây nguy hiểm.
Nóng bừng da suốt 5 năm, người phụ nữ được chẩn đoán u thần kinh nội tiết, bác sĩ cảnh báo 10 triệu chứng thường gặp
Trong quá trình phẫu thuật, khi tiến hành khâu lại lỗ thủng ruột cho bệnh nhân, bác sĩ Giang tình cờ phát hiện một khối u lồi ra bên cạnh khoảng 3cm.
Bác sĩ Giang Khôn Tuấn, khoa ngoại, bệnh viện Min-Sheng General Hospital chia sẻ về trường hợp một bệnh nhân nữ (50 t.uổi) bị thủng ruột nên phải tiến hành phẫu thuật.
Trong quá trình phẫu thuật, khi tiến hành khâu lại lỗ thủng ruột cho bệnh nhân, bác sĩ Giang tình cờ phát hiện một khối u lồi ra bên cạnh khoảng 3cm nên đã nhân tiện cắt bỏ và được xác định là u thần kinh nội tiết.
Ảnh minh họa
Bệnh nhân này được xác định thường đổ mồ hôi đêm và nóng bừng da kéo dài 5 năm, sau khi khối u được loại bỏ thì tình trạng sức khỏe của bệnh nhân đã cải thiện.
Bác sĩ Giang cho biết, nhiều trường hợp bệnh nhân đau bụng sẽ đến khoa Tiêu hóa, ho dai dẳng không hết sẽ đến khoa Ngoại lồng ngực hoặc khi xuất hiện các vùng da đỏ, ngứa và đau sẽ đến khoa Da liễu. Tuy nhiên, những trường hợp đó bệnh nhân có khả năng đã đến khám nhầm khoa, bởi những triệu chứng tương tự có thể là do u thần kinh nội tiết gây ra.
U thần kinh nội tiết là căn bệnh kì lạ, cộng với lý do tăng trưởng chậm, theo thống kê, từ lúc bệnh nhân nhận biết bệnh đến chẩn đoán trung bình phải mất 7 năm. Một nửa số người được chẩn đoán ở giai đoạn cuối, nhiều bệnh nhân thậm chí phát hiện ra rằng họ có khối u trong lúc đang khám căn bệnh khác.
Bác sĩ Giang khuyên nhủ, căn bệnh này có thể tiết ra nhiều loại hormone khác nhau, khiến người bệnh có những triệu chứng khác nhau. Một số khối u phát triển chậm, khi có điều kiện phù hợp, khối u sẽ phát triển đủ lớn gây ra tình trạng cản trở cơ học đường tiêu hóa, có thể gây nên đau bụng hoặc táo bón.
Bác sĩ Giang đã cung cấp 10 triệu chứng để bạn dễ dàng xác định xem mình có mắc bệnh u thần kinh nội tiết hay không:
1. Vã mồ hôi
2. Nóng bừng da
3. Sốt
4. Hạ đường huyết không rõ nguyên nhân
5. Nhịp tim nhanh hoặc bất thường
6. Viêm da bất thường
7. Tiêu chảy mãn tính
8. Hen suyễn không do di truyền hoặc dị ứng
9. Loét dạ dày tái phát
10. Ho dai dẳng không hết
Bác sĩ Giang nhắc nhở, nếu 2 – 3 trong số các triệu chứng trên lặp lại, bạn có thể hoài nghi liệu mình có mắc bệnh u thần kinh nội tiết không? Tốt nhất bạn nên đến bệnh viện kiểm tra để tránh bệnh đến giai đoạn muộn.
U thần kinh nội tiết bắt nguồn từ những tế bào chuyên biệt của hệ thần kinh nội tiết của cơ thể. Những tế bào này mang đặc điểm của cả tế bào chế tiết nội tiết tố lẫn tế bào thần kinh, và được tìm thấy ở khắp các cơ quan trong cơ thể, do đó u thần kinh nội tiết gồm nhiều loại khác nhau với các triệu chứng biểu hiện rất khác nhau.
Những loại u thần kinh nội tiết hay gặp là:
U thần kinh nội tiết ống tiêu hóa.
U thần kinh nội tiết phổi.
U thần kinh nội tiết tụy.
U thần kinh nội tiết có thể xuất hiện ở tuyến thượng thận.
Triệu chứng u thần kinh nội tiết ống tiêu hóa
U thần kinh nội tiết ống tiêu hóa có thể xuất hiện ở bất kỳ bộ phận nào của ống tiêu hóa, bao gồm tiểu tràng hoặc đại tràng và dạ dày. Các dấu hiệu và triệu chứng của u thần kinh nội tiết ống tiêu hóa có thể biểu hiện là:
Cảm giác khó chịu, hoặc đau ở vùng bụng hoặc trực tràng.
Buồn nôn và nôn.
Tiêu chảy.
Xuất huyết trực tràng, hoặc có m.áu trong phân.
Thiếu m.áu, có thể gây mệt mỏi.
Ợ nóng hoặc khó tiêu.
Loét dạ dày, và có thể gây nên ợ nóng, khó tiêu, và đau ở ngực hoặc bụng.
Sụt cân.
Cản trở cơ học đường tiêu hóa, có thể gây nên đau bụng hoặc táo bón.