3 tháng, hơn 500 người ngộ độc thực phẩm trong quý I năm 2021

Theo thông tin từ Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế, trong quý I năm 2021, toàn quốc ghi nhận 20 vụ ngộ độc thực phẩm, làm 531 người mắc và 3 trường hợp t.ử v.ong. Số vụ và số người mắc đều tăng so với cùng kỳ năm trước.

3 thang hon 500 nguoi ngo doc thuc pham trong quy i nam 2021 8a3 5718827

Ảnh minh họa

Ông Nguyễn Thanh Phong, Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế cho biết, nhìn một cách khách quan, ngay cả các nước phát triển như Mỹ, Nhật Bản với điều kiện về môi trường, sản xuất kinh doanh, hệ thống quản lý và pháp luật tiên tiến, rủi ro vẫn xảy ra. Với điều kiện sản xuất, chế biến thực phẩm, điều kiện kinh tế còn nhiều khó khăn như ở Việt Nam, nhất là tại vùng sâu, vùng xa, các vụ ngộ độc xảy ra là điều không mong muốn, nhưng khó tránh.

Thực tiễn khảo sát và kiểm tra của Cục An toàn thực phẩm ở một số vùng cao, người dân biết các sản phẩm đã hết hạn, ôi thiu nhưng vẫn sử dụng bởi giá thấp. Hay một số khu vực miền Trung bị cô lập bởi bão lụt, nước sạch, thực phẩm đều thiếu thốn, nguy cơ xảy ra các vụ ngộ độc thực phẩm rất cao.

Cục An toàn thực phẩm khuyến cáo người dân, tuyệt đối không sử dụng các thực phẩm đã ôi thiu, nấm mốc. Với sản phẩm đóng gói sẵn đã hết hạn sử dụng, không nên dùng dù bằng mắt thường, sản phẩm chưa xuất hiện yếu tố khác lạ.

Bên cạnh đó, không trữ thực phẩm quá lâu dài, kể cả để trong tủ lạnh mà nên mua tới đâu sử dụng tới đó. Khi có dấu hiệu ngộ độc thực phẩm, cần dừng ngay việc sử dụng thực phẩm nghi ngờ và tới khám tại cơ quan y tế gần nhất để được xử trí kịp thời. Tuyệt đối không tự mua và sử dụng thuốc, tránh nguy cơ bệnh tăng nặng và nguy cơ kháng kháng sinh.

6 điều cần ghi nhớ khi mua thực phẩm để tránh phải nhập viện

Để việc phòng tránh ngộ độc thực phẩm có kết quả, cần có sự tham gia của toàn xã hội, từ nơi sản xuất đến bàn ăn. Ở vị trí người tiêu dùng, chúng ta có thể làm gì để bảo vệ mình trước nguy cơ ngộ độc thực phẩm?

Vụ ngộ độc độc tố botulinum sau bữa ăn chay có pate chay sau bữa ăn chay trưa ở thị xã Thuận An (Bình Dương) vừa qua đã đặt ra những sự lo ngại vô cùng to lớn đối với sức khỏe của người tiêu dùng, khi những sản phẩm được tiêu thụ có thể có những nguồn gốc, thành phần hết sức phức tạp. Sự mất an toàn có thể xảy ra bất cứ giai đoạn nào trong quá trình sản xuất, chế biến thực phẩm.

Một số lưu ý người tiêu dùng trong việc lực chọn và bảo quản thực phẩm để hạn chế nguy cơ đối mặt với các trường hợp ngộ độc thực thực phẩm.

Khi mua thực phẩm

– Chọn các thức ăn được đóng gói trong các bao bì, hộp, hoặc lon trước.

– Không chọn các hộp, lon thức ăn có vỏ bị phồng, lõm hoặc chai, lọ bị nứt, nắp lỏng hoặc phồng.

– Mua các thực phẩm đông lạnh và các thực phẩm dễ ôi thiu sau cùng (như thịt, cá). Luôn để các thực phẩm này trong các túi ny lon riêng biệt để tránh nước thịt, cá lẫn sang các thực phẩm khác.

– Không mua các hải sản đông lạnh nếu bao gói bị mở, rách hoặc mép bị nát. Nếu có thể nhìn được qua vỏ bao gói thì xem bên trong có tuyết hoặc băng không. Đây là dấu hiệu cho thấy thực phẩm đã được bảo quản trong thời gian kéo dài hoặc đã bị phá đông, sau đó được làm đông lại.

– Kiểm tra vệ sinh của quầy bán thực phẩm, đặc biệt là quầy bán thịt, cá.

– Vẫn tiếp tục giữ thực phẩm đông lạnh hoặc loại dễ ôi thiu được đông lạnh từ khi mua đến khi bạn về nhà nếu thời gian này kéo dài hơn 1 giờ.

6 dieu can ghi nho khi mua thuc pham de tranh phai nhap vien 8f1 5710383

Bảo quản thực phẩm an toàn

– Bảo quản lạnh hoặc đông lạnh các thực phẩm loại dễ ôi thiu ngay khi bạn mang về nhà. Nhiệt độ bảo quản lạnh là 5 độ C (chỉ có thể làm chậm sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh) và đông lạnh là – 18 độ C (âm 18 độ C, có thể làm ngừng sự phát triển của vi khuẩn nhưng vi khuẩn đó nếu có vẫn chưa c.hết). Kiểm tra các nhiệt độ này định kỳ bằng loại nhiệt kế đặc biệt dùng cho tủ lạnh.

– Thịt cần được bảo quản lạnh giống như khi mua và đựng trong các bao nylon kín trong 1-2 ngày, không để nước thịt chảy ra ngoài.

– Gói thật kín các thực phẩm chuẩn bị bảo quản đông lạnh, cần để các phần còn thừa trong các dụng cụ chứa đựng kín.

– Để trứng trong các khay riêng và đặt trong tủ lạnh. Không đặt trứng trên cánh cửa tủ lạnh.

– Luôn bảo quản lạnh hoặc đông lạnh hải sản cho tới khi chế biến.

– Không để quá nhiều thực phẩm trong tủ lạnh làm không khí trong tủ lạnh kém lưu thông, dẫn tới giảm tác dụng bảo quản của tủ lạnh. Kiểm tra các dụng cụ chứa đựng thực phẩm để tránh rò rỉ. Nếu thực phẩm nghi ngờ bị ôi thiu thì cần bỏ đi.

– Một dấu hiệu chắc chắn cho thấy bao gói thực phẩm bị rò rỉ là có mốc. Bên cạnh nguy cơ gây ngộ độc, mốc còn làm cho thực phẩm mất ngon. Hầu hết các thực phẩm bị mốc đều cần bỏ đi.

Bảo quản hút chân không và nguy cơ ngộ độc
Theo bà Trần Việt Nga -Phó Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế), vi khuẩn clostridium botulinum sinh ra trong môi trường yếm khí.

Vì thế, bất cứ sản phẩm nào đóng hộp (không riêng pate), thực phẩm hun khói, thực phẩm lên men yếm khí (thịt, cá ướp…), thực phẩm bảo quản trong môi trường này đều có thể sinh ra vi khuẩn.

Các vụ ngộ độc do botulinum vốn rất hiếm gặp, nhưng thời gian gần đây xảy ra khá nhiều, liên quan nhiều đến những bữa ăn tự nấu, chế biến thủ công tại hộ gia đình.

Trào lưu bảo quản thực phẩm “hút chân không”, đóng hộp thực phẩm không đúng cách là nguy cơ nhiễm độc tố c.hết người botulinum. Hậu quả của ngộ độc botulinum thường rất nặng nề, nguy cơ t.ử v.ong cao hoặc ảnh hưởng lâu dài tới sức khỏe.
Các chuyên gia Cục An toàn thực phẩm lưu ý, các hộ gia đình, cơ sở sản xuất thủ công không tự đóng gói, đóng kín thực phẩm (dạng hút chân không) để bảo quản trong thời gian dài.

Vì những thực phẩm được đóng gói kín không đủ điều kiện công nghệ để tiệt trùng sẽ có nguy cơ sinh ra vi khuẩn yếm khí nguy hiểm.

Tốt nhất người dân nên sử dụng đồ ăn tươi mới, sau khi chế biến xong sử dụng trong 2 tiếng đồng hồ, nếu không ăn hết bảo quản trong tủ lạnh trong thời gian quy định để bảo đảm thực phẩm an toàn.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *