C.hết vì béo phì nhiều hơn c.hết do t.huốc l.á
Mai Dung16:45 21/04/2021Theo dõi VGT trênĐau khớp háng 8 năm không tìm ra bệnhUống bao nhiêu rượu sẽ viêm gan?
Theo Quỹ Tim mạch (BHF), 31.000 người c.hết do bệnh tim liên quan tới béo phì mỗi năm, so với 28.000 người c.hết vì bệnh tim do hút thuốc.
Thống kê được BHF công bố ngày 16/4. Theo đó, mỗi ngày có 85 người Anh t.hiệt m.ạng vì bệnh tim do béo phì gây ra. Thực tế, tỷ lệ béo phì tại Anh đã tăng gấp đôi từ đầu những năm 1990 và cứ ba người lại có hai người bị thừa cân hoặc béo phì.
Tiến sĩ Charmaine Griffiths, giám đốc điều hành BHF, cho biết: “Quốc gia phải đối mặt với hai đại dịch một lúc. Đó là Covid-19 và béo phì. Béo phì không chỉ là một trong những yếu tố chính gây biến chứng nặng liên quan đến Covid-19, mà còn làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch hoặc đột quỵ”.
Ông nói thêm: “Trong thời gian phong tỏa, người lớn và t.rẻ e.m đều dùng điện thoại nhiều hơn kéo theo thời gian xem quảng cáo đồ ăn cũng nhiều hơn. Trong hoàn cảnh đó, người dân cần được tiếp cận với những lựa chọn lành mạnh một cách dễ dàng. Bây giờ là thời điểm tốt nhất để ta hành động”.
Tổ chức này kêu gọi chính phủ Anh vào cuộc để bảo vệ trẻ trước những quảng cáo đồ ăn không lành mạnh. Theo đó, giới chức nên thực hiện các biện pháp như đẩy giờ chiếu quảng cáo đồ ăn nhanh vào khung giờ cho người lớn, đồng thời đưa ra những quy định rõ ràng về quảng cáo trên mạng.
Năm 2020, Anh công bố kế hoạch cấm quảng cáo đồ ăn nhiều đường, muối và chất béo trên mạng và truyền hình trước 9h tối; chấm dứt các chương trình khuyến mãi kiểu “mua một tặng một” với những loại thức ăn nhanh. Tuy nhiên, chính sách này vấp phải phản đối của nhiều doanh nghiệp.
Bộ Y tế và Chăm sóc Xã hội Anh đang xem xét việc in hướng dẫn tính calo trên bao bì đồ uống có cồn và thực đơn nhà hàng. Đề xuất này được đưa vào chiến lược chống béo phì của chính phủ năm 2020.
Theo số liệu của Cơ quan Y tế cộng đồng Anh (PHE), hơn 60% người trưởng thành ở Anh bị thừa cân hoặc béo phì. Khoảng 1/10 t.rẻ e.m bắt đầu vào tiểu học bị béo phì và tỷ lệ này tăng lên 1/5 khi vào học cấp hai.
Các vấn đề sức khỏe liên quan cân nặng đã gây tốn kém khoảng 7,69 tỷ USD cho Cơ quan Dịch vụ y tế quốc gia Anh (NHS). Chỉ riêng năm 2019, gần 900.000 ca nhập viện liên quan tới béo phì.
Bác sĩ đo vòng bụng của một người tham gia nghiên cứu chống béo phì tại Chicago năm 2010. Ảnh: AP.
Sự cố “em bé đầu to” chấn động Trung Quốc, hàng loạt kem dưỡng da em bé bị thu hồi khiến phụ huynh hoang mang
Sự việc hiện đang được các phụ huynh Trung Quốc đặc biệt quan tâm.
Ngày 11/1, trang Sixthtone đưa tin, các nhà chức trách Trung Quốc đã ra lệnh đình chỉ hoạt động một công ty và thu hồi các sản phẩm kem dưỡng da t.rẻ e.m của họ sau khi có một nhóm người tiêu dùng cáo buộc, sản phẩm này có chứa chất làm cho hormone tăng trưởng của trẻ tăng mạnh.
Vào cuối tuần qua, hình ảnh và video của một em bé với đôi má phồng lên, trán to bất thường, tóc mọc nhiều, chân tay mũm mĩm đã được lan truyền chóng mặt trên mạng xã hội. Bố mẹ của đ.ứa t.rẻ và các bác sĩ nghi ngờ rằng biểu hiện bất thường này là do tác dụng của sản phẩm kem dưỡng da t.rẻ e.m do công ty Fujian Ouai Baby Health Care sản xuất.
Được biết, công ty này được thành lập vào năm 2017 ở Phúc Kiến, Trung Quốc nhưng không liên quan đến một công ty chăm sóc da và tóc của Mỹ có tên tương tự.
Theo điều tra phân tích, thành phần trong kem có chứa kích thích tố (clobetasol propionate) 30mg trên mỗi kg. Được biết, clobetasol propionate là loại thuốc được sử dụng để điều trị nhiều loại bệnh về da bao gồm bệnh chàm, viêm da và bệnh vẩy nến. Theo quy định của Trung Quốc, clobetasol propionate bị cấm sử dụng trong các sản phẩm chăm sóc da và kem sử dụng hằng ngày.
Hôm 7/1 vừa qua, công ty chuyên đ.ánh giá các sản phẩm tiêu dùng về chất lượng và độ an toàn Daddy Lab có trụ sở tại Hàng Châu (Trung Quốc) cho biết, họ đã thử nghiệm các mẫu do một số bố mẹ cung cấp từ sản phẩm kem dưỡng da t.rẻ e.m của Fujian Ouai và khẳng định, lượng hormone có trong kem là khá cao.
Trụ sở của công ty Fujian Ouai bị đình chỉ hoạt động.
Gu Wei, bác sĩ điều trị cho đ.ứa b.é có triệu chứng bất thường đã chia sẻ với Beijing Youth Daily rằng, đ.ứa t.rẻ có những dấu hiệu rõ của hội chứng Cushing, bao gồm béo phì, tăng huyết áp và tóc mọc nhiều do tuyến thượng thận hoạt động quá mức hoặc dùng liều lượng lớn corticosteroids.
Ngày 9/1 vừa qua, đại diện Fujian Ouai cho biết tất cả các sản phẩm của họ đều thông qua kiểm tra chất lượng trước khi được bày bán trên thị trường. Trước tình hình này, Ủy ban Y tế ở Chương Châu, thành phố Phúc Kiến, nơi Fujian Ouai đặt trụ sở, cho biết họ đã yêu cầu công ty thu hồi các sản phẩm kem dưỡng da được đề cập như trên. “Công ty hiện đã tạm ngừng sản xuất và phải thông báo cho nhà phân phối để nắm tình hình”.
Ủy ban cũng cho biết, họ cũng thu hồi các sản phẩm t.rẻ e.m của Fujian Ouai và sẽ gửi chúng đến các cơ quan kiểm nghiệm có thẩm quyền để phân tích thêm.
Kem dưỡng da t.rẻ e.m của Fujian Ouai bị thu hồi.
Đây không phải là lần đầu tiên một sản phẩm t.rẻ e.m phải đối mặt với những cáo buộc về chất phụ gia hormone mạnh có thể gây ra sự phát triển bất thường ở trẻ sơ sinh. Vào năm 2018, một trẻ sơ sinh 8 tháng t.uổi được chẩn đoán mắc bệnh sỏi thận khi bố mẹ bôi kem có chứa thành phần clobetasol propionate.
Năm sau đó, Tạp chí Người tiêu dùng Trung Quốc cho biết, trong số 8 sản phẩm kem chống ngứa cho t.rẻ e.m mà họ thử nghiệm trong phòng thí nghiệm thì có 6 sản phẩm được phát hiện có chứa chất phụ gia hormone mạnh.
Vụ việc gần đây liên quan đến Fujian Ouai đã gây ra làn sóng phản đối kịch liệt của công chúng, đặc biệt là sau khi tiết lộ rằng sản phẩm t.rẻ e.m thực sự được phê duyệt là “sản phẩm khử trùng”.
Đại diện Daddy Lab cho biết, sau khi video về b.é g.ái có biểu hiện bất thường được đăng tải, họ đã nhận được chia sẻ của hơn 80 phụ huynh khi có trải nghiệm tương tự. Phía Daddy Lab cũng khẳng định, họ sẽ sắp xếp kiểm tra sản phẩm cho những trường hợp này.