Trong y học cổ truyền, cà tím là loại dược liệu có tính hàn, vị ngọt, đươc sư dụng trong các bài thuốc có tác dụng điều trị tiểu ra m.áu, viêm phế quản cấp, đại tiện táo kết, tiêu thực, tan ứ, giảm mỡ, hạ huyết áp rất hiệu quả, lành tính.
Nhiều nghiên cứu của y học hiện đại xếp cà tím vào nhóm rau quả có hàm lượng vitamin PP, vitamine E và hàm lượng chất khoáng cao, có tác dụng kích thích tiêu hóa, giải độc, lợi gan mật, lợi tiểu, chống phù nề…
Món cà tím sốt thịt nạc băm.
Cà tím đem rưa sạch, nên ngâm với nước muối loãng để tăng khả năng kháng khuẩn. Thái cà tím thành miêng mỏng, cho nước vào nồi đun sôi, thả cà tím vào, đậy nắp trong 2 phút rồi tắt bếp, để cà tím ngâm trong nồi cho đên khi nước nguôi hoàn toàn, chăt lây phân nươc bỏ cái.
Nước cà tím còn có công dụng bảo vệ tim mạch do cà tím có chứa lượng kali dồi dào, hàm lượng sắt, magie trong cà tím có tác dụng phòng ngừa bệnh thiếu m.áu và cải thiện chức năng tim. Mặt khác, nước cà tím có chứa rất nhiều dưỡng chất cần thiết cho hệ tiêu hóa và giúp loại bỏ các độc tố qua đường tiểu, giảm lượng lipid và cholesterol trong m.áu.
Nước luộc cà tím là một loại thức uống bạn có thể lựa chọn nếu đang trong quá trình ăn kiêng do tạo cảm giác no lâu, giảm cảm giác thèm ăn và hỗ trợ giảm cân.
Tuy nhiên, theo sách cổ, cà tím tính lạnh, không nên phối hợp với thức ăn lạnh khác mà còn nên thêm vài ba lát gừng để giảm tính lạnh. Người tạng hàn, đại tiện lỏng không nên dùng.
Chữa viêm phế quản cấp, đại tiện táo kết: cà tím 500g đem thái dọc, gừng tươi 4 lát, tỏi 3 củ nghiền nhuyễn, gia vị vừa đủ, trộn đều đun cách thủy. Ăn hết trong ngày. Mỗi ngày ăn 1 lần, ăn 5 – 7 ngày liền là một liệu trình.
Chữa viêm gan vàng da: cà tím thái miếng, trộn lẫn gạo nấu thành cơm. Ăn trong 5-7 ngày.
Thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu: cà tím 200g, mã đề 15g, gừng 5g, hành, tỏi, gia vị vừa đủ. Cà rửa sạch, cắt miếng, mã đề làm sạch; hành cắt khúc, gừng cắt lát; tỏi bỏ vỏ, đ.ập dập. Để chảo nóng đổ dầu vào, chờ dầu nóng bỏ gừng, hành, tỏi vào phi thơm rồi bỏ cà, mã đề vào xào chín là được.
Tiêu thực tan ứ, giảm mỡ, hạ huyết áp: thịt gà 500, cà tím 200g, sơn tra 10g, gừng 3g, hành, gia vị vừa đủ. Thịt gà rửa sạch, chặt miếng tẩm ướp gia vị xào chín; cà tím cắt miếng, gừng cắt lát. Tất cả cho vào nồi đổ nước xâm xấp, vừa tới, đun nhỏ lửa gà chín mềm, cho hành vào, nêm gia vị, ăn nóng với cơm.
Trị đại tiện táo kết: cà tím 200g nấu các món ăn đơn giản.
Những người tuyệt đối không nên ăn cà tím
Cà tím là loại quả chứa nhiều vitamin B và chất xơ, đặc biệt chúng tốt cho sức khoẻ. Dù vậy, không phải ai cũng “hợp” với loại quả này.
Cà tím có tên khoa học là solanum melongena, có nguồn gốc ở Ấn Độ. Ăn sống thì vị cà hơi đắng, nhưng nấu chín sẽ mất vị đắng và có mùi thơm dễ chịu. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, trong thành phần của cà tím có 92% nước, 5,5% glucid, 1,3% protid, 0,2% lipid.
Các khoáng chất (tính theo mg/100g) gồm: Kali 220, phốt pho 15, magiê 12, calcium 10, lưu huỳnh 15, clor 15, sắt 0,5, mangan 0,2, kẽm 0,2, đồng 0,1, iod 0,002. Các vitatmin B1, B12, PP rất ít, nhiều chất nhầy.
Ngoài ra, lượng lớn chất xơ trong cà tím giúp hấp thụ các độc tố và hóa chất có thể dẫn đến sự phát triển của ung thư đại tràng. Thịt quả còn chứa nhiều protid, cellulose, đường, chất béo, đặc biệt nhiều loại vitamin như A, B1, B2, B3, B5, B6, B9, C, PP, nhiều khoáng tố vi lượng như Fe, Zn, Ca, P, K, Mg, Mn. Quả cũng có chứa alkaloit solanin như hầu hết các loại cà khác.
Cà tím ngon là thế nhưng không phải ai cũng nên ăn cà tím. Dưới đây là những người tuyệt đối không nên ăn loại quả này:
Người thiếu m.áu, thiếu sắt
Vỏ cà tím có chứa anthocyanin. Chất này sẽ “bắt giữ” các ion sắt có trong các thực phẩm khác và trong cơ thể, làm cản trở sự hấp thụ sắt của cơ thể. Ngoài ra, nó cũng làm ảnh hưởng đến việc hấp thụ các ion kẽm và đồng. Bởi vậy, những người bị thiếu m.áu, thiếu sắt nên tránh ăn cà tím và bổ sung thêm các thực phẩm giàu sắt như thịt đỏ, gan động vật.
Người bị bệnh dạ dày
Vốn là thực phẩm có tính hàn nên khi ăn nhiều cà tím có thể khiến dạ dày bị khó chịu, gây ra tiêu chảy. Do đó, người bị bệnh dạ dày nên hạn chế ăn loại quả này.
Cà tím có thể chế biến được nhiều món (Ảnh minh hoạ)
Người hay bị dị ứng
Một số nghiên cứu chỉ ra rằng, cà tím tiềm ẩn tính chất gây dị ứng và có thể bộc phát ở một số người mẫm cảm, gây ra hiện tượng ngứa ngoài da và miệng sau khi ăn. Nguyên nhân là do cà tím chứa một loại protein và một số chất chuyển hóa có tác dụng như histamin hàm lượng cao. Tuy nhiên, tác dụng phụ này sẽ được ngăn chặn nếu bạn nấu chín cà tím trước khi ăn.
Trẻ dưới 3 t.uổi
Cà tím có vỏ dai, cứng. Còn trẻ dưới 3 t.uổi có hệ tiêu hóa chưa phát triển hoàn chỉnh ăn cà tím cả vỏ với lượng lớn sẽ bị khó tiêu, đâu bụng.
Người có chức năng tiêu hóa kém
Những người này ăn cà tím tuy không gây ra đau bụng, khó tiêu như đối với trẻ nhỏ nhưng họ vẫn có thể cảm thấy khó chịu vì sau khi ăn cà tím bởi lớp vỏ rất dai và cứng. Nếu muốn ăn cà tím nhóm người này nên gọt vỏ để tránh làm tăng gánh nặng lên dạ dày.
Người bị bệnh hen suyễn
Cà tím cung cấp lượng calo thấp nên người cao t.uổi và người béo phì có thể ăn. Tuy nhiên, những người bị hen suyễn nên tránh loại thực phẩm này.
Lưu ý cơ bản khi ăn cà tím
Không ăn quá nhiều: Trong cà tím có chứa một chất gọi là solanine, có tác dụng chống oxy hóa và ức chế tế bào ung thư nhưng cũng có tác dụng kích thích mạnh mẽ lên các trung tâm hô hấp, có tác dụng gây mê.
Khi ăn quá nhiều cà tím có thể gây độc. Solanine lại hòa tan trong nước không đáng kể nên khi đun sôi vẫn không thể được phá hủy được chất này.
Trong cà tím còn chứa một lượng nicotine cao hơn bất kỳ loại trái khác, với nồng độ 0,01mg/100g. Để tránh độc, chỉ nên ăn cà tím 2-3 lần/ tuần, mỗi lần khoảng 100 – 200g bằng cách nấu các món ăn đơn giản để ăn cùng cơm.
Không đun ở nhiệt độ quá cao: Khi đun ở nhiệt độ quá cao, cà tím sẽ thất thoát nhiều chất dinh dưỡng. Thậm chí, cách chế biến chiên có thể làm hao hụt đến 50% lượng vitamin trong cà tím.
Ngoài ra, nhiều tạp chí y học báo cáo có hiện tượng ngứa ở ngoài da và miệng sau khi ăn cà tím do trong cà tím có chứa một loại protein và một số chất chuyển hóa có tác dụng như một loại histamin hàm lượng cao. Để tránh, bạn cần nấu chín kỹ cà tím trước khi ăn.
Nên ăn cả vỏ: Cà tím có thể chế biến dưới nhiều cách khác nhau như món nướng, xào với dầu ăn, bung, um, xào thịt hay làm các món salad. Điều cần lưu ý là khi ăn bạn không nên bỏ vỏ cà tím bởi vỏ cà có chứa vitamin nhóm B và vitamin C rất có lợi cho sức khỏe.