Thịt là một thực phẩm không thể thiếu trong bữa ăn hàng ngày, tuy nhiên nếu ăn quá nhiều có thể gây hại cho sức khỏe của bạn.
Là một thực phẩm không thể thiếu trong bữa ăn hàng ngày, tuy nhiên nếu ăn quá nhiều thịt có thể gây hại cho sức khỏe của bạn. Điều đó không có nghĩa là bạn phải loại bỏ hoàn toàn món bít tết yêu thích khỏi bữa trưa của mình, nhưng hãy tìm hiểu rõ hơn về tác hại của việc ăn quá nhiều thịt sẽ ra sao.
1. Bạn có thể bị sỏi thận
Protein từ động vật có chứa nhiều hợp chất được gọi là purin. Những chất này p.hân h.ủy thành axit uric, và nếu cơ thể có quá nhiều loại axit này, bạn có thể bị sỏi thận.
2. Mất nước
Do dư thừa axit uric như đã nói ở trên, bạn có thể cảm thấy khát nước hơn bình thường. Thận của bạn cần nước để đào thải các chất độc hại, vì vậy hãy đảm bảo uống đủ nước trong ngày.
3. Táo bón
Các món ăn chế biến từ thịt có nhiều đạm, nhưng không có nhiều chất xơ. Vì vậy hãy ăn thêm trái cây và rau xanh để đảm bảo cơ thể có đủ chất xơ.
4. Đau đầu
Việc cơ thể bị mất nước có thể khiến bạn bị đau đầu. Tình trạng mất nước làm cho m.áu đặc hơn, đồng nghĩa với việc giảm lưu lượng oxy đến não.
5. Các bệnh về tim
Nếu bạn ăn quá nhiều thịt, đặc biệt là các loại thịt đỏ (thịt lợn, bò, gà…) có thể khiến những nguy cơ mắc các bệnh về tim tăng lên gấp 3 lần. Vì trong thịt đỏ chứa rất nhiều chất béo bão hòa làm tăng mức cholesterol xấu trong cơ thể.
6. Thường xuyên bị cảm cúm
Chất béo bão hòa có trong thịt đỏ và các loại thịt chế biến sẵn không chứa các chất chống oxy hóa cần thiết cho cơ thể để chống lại các virus gây bệnh trong không khí. Hãy bổ sung thêm chất này bằng cách ăn nhiều trái cây, rau xanh.
7. Hơi thở có mùi
Một chế độ ăn uống nhiều protein và chất béo nhưng lại thiếu carbs có thể khiến cơ thể sản xuất ra xeton. Xeton được giải phóng qua hơi thở và chúng có mùi hôi.
8. Các vấn đề về da và tóc
Các sản phẩm từ thịt rất ít vitamin C, là vitamin đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành collagen, một loại protein giúp da, tóc, móng tay, xương được bóng mượt, khỏe đẹp.
9. Xương yếu
Lượng protein cao có thể làm tăng khả năng thất thoát canxi trong cơ thể. Canxi rất cần thiết cho xương chắc khỏe. Cơ thể con người không thể tự sản xuất canxi mà chỉ hấp thụ thông qua thực phẩm hoặc các viên uống bổ sung.
10. Cảm thấy mệt mỏi
Các món ăn từ thịt khó tiêu hóa hơn rau và hoa quả, vì vậy cơ thể sẽ tiêu tốn năng lượng nhiều hơn để tiêu hóa nó và điều này có thể khiến bạn mệt mỏi nếu ăn quá nhiều thịt.
Người Việt ăn uống thiếu lành mạnh
Kết quả tổng điều tra dinh dưỡng toàn quốc 2019 – 2020 do Viện Dinh dưỡng quốc gia Bộ Y tế công bố sáng 15.4 cho thấy người Việt cần hình thành thói quen ăn uống lành mạnh hơn.
Ở thành phố có xu hướng tăng tiêu thụ các loại nước ngọt và thức ăn nhanh, chế biến sẵn – ẢNH: NGỌC DƯƠNG
Nhiều thịt, muối nhưng lại thiếu vi chất
Tại hội nghị công bố Kết quả tổng điều tra dinh dưỡng toàn quốc 2019 – 2020, bác sĩ (BS) Trịnh Hồng Sơn, Giám đốc Trung tâm Giáo dục truyền thông dinh dưỡng (Viện Dinh dưỡng quốc gia), cho biết kết quả điều tra cho thấy, năng lượng trung bình trong khẩu phần ăn của người Việt Nam đạt 2.023 kcal/người/ngày, tăng nhẹ so với mức năng lượng 1.925 kcal/người/ngày năm 2010.
Mức tiêu thụ rau quả, thực phẩm tốt cho sức khỏe được cải thiện. Theo đó, mức ăn rau quả đã tăng bình quân đầu người từ 190,4 gr rau/người/ngày; 60,9 gr quả chín/người/ngày (năm 2010) lên 231 gr rau/người/ngày; 140,7 gr quả chín/người/ngày (năm 2020).
Giờ thể dục của học sinh Trường tiểu học Lý Thái Tổ (Hà Nội) – ẢNH: GIA HÂN
Người thành phố ăn quá nhiều thịt
Tuy nhiên, BS Sơn lưu ý mức tiêu thụ rau quả mới chỉ đạt khoảng 66,4 – 77,4% so với nhu cầu khuyến nghị cho người trưởng thành. Riêng mức tiêu thụ thịt đã tăng nhanh trong 10 năm qua, từ 84 gr/người/ngày (là mức tiêu thụ thịt bình quân trên toàn quốc vào năm 2010) tăng lên 136,4 gr /người/ngày (năm 2020); khu vực TP tiêu thụ cao hơn, ở mức 155,3 gr/người/ngày (năm 2020).
Chúng ta đang tiêu thụ muối nhiều gấp đôi và tiêu thụ rau lại chỉ bằng 1/2 so với khuyến cáo của WHO, đó là lý do khiến các bệnh về tim mạch đái tháo đường gia tăng nhanh
PGS Lê Bạch Mai, nguyên Phó viện trưởng Viện Dinh dưỡng
Đ.ánh giá về xu hướng khẩu phần ăn của người Việt hiện tại, GS Lê Danh Tuyên, Viện trưởng Viện Dinh dưỡng quốc gia, lưu ý mức tiêu thụ protein từ thịt quá cao tại thành thị là xu hướng không tốt cho sức khỏe. Tại Mỹ, mức tiêu thụ thịt được khuyến cáo 0,9 gr/kg cân nặng, thấp hơn so với khuyến cáo của Việt Nam, hiện đang ở mức 1,2 -1,4 gr thịt/kg cân nặng/ngày. Nếu lao động nặng, mức khuyến cáo 2,2 gr thịt/kg cân nặng/ngày. Đặc biệt, thịt đỏ không nên ăn quá 70 gr/người/ngày.
Thảo luận tại lễ công bố, một số chuyên gia dinh dưỡng cũng lưu ý, cơ cấu sinh năng lượng từ protein (đạm), lipid (chất béo), và glucid (chất bột đường) năm 2020 là: 15,8%; 20,2% và 64,0% (tỷ lệ % so với tổng năng lượng ăn vào).
Cơ cấu này được coi là cân đối theo khuyến nghị cho người Việt Nam. Tuy nhiên, tiêu thụ thịt tăng cao tại thành thị, và trong thịt vẫn có mỡ, do đó lượng mỡ động vật tiêu thụ thực tế có thể cao hơn. Việc ăn nhiều quá mức thịt, mỡ động vật làm tăng nguy cơ rối loạn chuyển hóa và các bệnh về tim mạch, huyết áp, lâu dài tăng nguy cơ đột quỵ. Đây là vấn đề dinh dưỡng cần được thay đổi.
Uống sữa trước khi đi ngủ là thói quen không tốt
Với t.rẻ e.m lứa t.uổi học đường, cần xây dựng cho trẻ một nếp sống năng động và lành mạnh, như: tận dụng mọi cơ hội để vận động thể chất như đi bộ, giúp việc nhà, chạy nhảy, nhảy dây, bơi, đạp xe, bóng rổ… Gia đình và nhà trường cần tập cho trẻ thói quen ăn uống lành mạnh, hạn chế sử dụng các thực phẩm ăn nhanh, thực phẩm có nhiều đường, nhiều chất béo như bánh kẹo, nước ngọt, nước ngọt có ga, các đồ chiên rán nhiều dầu mỡ. Đặc biệt , không nên cho trẻ ăn nhiều vào bữa chiều và bữa tối, khi cơ thể không cần nhiều năng lượng cho hoạt động thì năng lượng dư thừa dễ chuyển hóa thành chất béo, tăng nguy cơ thừa cân béo phì.
Một số trẻ có thói quen uống sữa trước khi đi ngủ, đây là thói quen không tốt cho sức khỏe. Một số nghiên cứu cho thấy uống sữa trước khi đi ngủ có thể làm tăng nguy cơ thừa cân béo phì ở t.rẻ e.m lứa t.uổi mầm non. Nên tập cho trẻ ăn đa dạng các loại thực phẩm, ăn nhiều rau và trái cây, biết lựa chọn thực phẩm lành mạnh.
PGS-TS Bùi Thị Nhung (Trưởng khoa Dinh dưỡng, ngành nghề và lứa t.uổi, Viện Dinh dưỡng quốc gia)
Tại các trường học ở TP có xu hướng tăng tiêu thụ các loại nước ngọt và thức ăn nhanh, chế biến sẵn. Theo PGS Lê Bạch Mai, nguyên Phó viện trưởng Viện Dinh dưỡng, xu hướng gia tăng tiêu thụ thực phẩm chế biến sẵn như: thịt hun khói, xúc xích, dưa muối, cà muối (đóng hộp) thường là những thực phẩm nghèo vi chất dinh dưỡng và nhiều muối. Đó là yếu tố liên quan tiêu thụ muối của người Việt Nam hiện nay.
“Chúng ta đang ở mức xấp xỉ 10 gr muối/người/ngày, trong khi khuyến cáo của WHO chỉ 5 gr muối/người/ngày. Chúng ta đang tiêu thụ muối nhiều gấp đôi và tiêu thụ rau lại chỉ bằng 1/2 so với khuyến cáo của WHO, đó là lý do khiến các bệnh về tim mạch đái tháo đường gia tăng nhanh”, PGS Mai khuyến cáo.
Đồ họa: Đông Xuân
Gia tăng tỷ lệ thừa cân, béo phì
Cũng theo kết quả điều tra, đã có sự thay đổi mạnh về chiều cao ở nhóm thanh niên nam 18 t.uổi. Cụ thể, năm 2020 chỉ số này đạt 168,1 cm ở nhóm nam thanh niên 18 t.uổi (tăng 3,7 cm so với năm 2010: 164,4 cm). Chiều cao trung bình của nữ 19 t.uổi năm 2020 đạt 156,2 cm (tăng 1,4 cm so với năm 2010: 154,8 cm).
Tuy nhiên, BS Sơn lưu ý, tỷ lệ thừa cân, béo phì ở lứa t.uổi 5 – 19 vẫn gia tăng trong 10 năm qua, từ 8,5% (năm 2010) đã tăng lên thành 19 % năm 2020. Trong đó, tỷ lệ Thừa cân béo phì khu vực thành thị đã lên đến 26,8%, nông thôn 18,3% và miền núi là 6,9%. Thừa cân béo phì gây các bệnh mãn tính, bệnh không lây nhiễm như tăng huyết áp, đái tháo đường thể 2.
Suy dinh dưỡng thấp còi, thừa cân béo phì và thiếu vi chất dinh dưỡng
Việt Nam đang đối mặt với gánh nặng gấp 3 về dinh dưỡng gồm: suy dinh dưỡng thấp còi, thừa cân béo phì và thiếu vi chất dinh dưỡng. Cuộc tổng điều tra là nguồn dữ liệu phong phú về độ t.uổi, giới tính, dân tộc, khu vực địa lý và tình trạng kinh tế xã hội có thể giúp đảm bảo chiến lược mới nhắm mục tiêu đến những t.rẻ e.m và các cộng đồng có nguy cơ tụt lại phía sau tiến bộ chung.
Kết quả tổng điều tra cho thấy phải có các can thiệp ở mức khẩn cấp, cần rà soát, cải tiến các cách tiếp cận. Các kết quả cũng giúp xác định các điểm ưu tiên, thiết kế các can thiệp, lập ngân sách cho việc thực hiện ở cấp T.Ư và cấp tỉnh, các khu vực miền núi phía bắc và Tây nguyên cũng như vùng dân tộc thiểu số sẽ cần được quan tâm đầu tư.
Bà Rana Flowers (Trưởng đại diện Quỹ nhi đồng Liên Hiệp Quốc tại Việt Nam)
Theo điều tra, tỷ lệ thiếu kẽm ở t.rẻ e.m 6 – 59 tháng t.uổi giảm xuống 58,0%, ở phụ nữ có thai giảm xuống 63,5% nhưng tỷ lệ này vẫn còn rất cao đối với t.rẻ e.m 6 – 59 tháng t.uổi ở miền núi phía bắc (67,7%) và Tây nguyên (66,6%). Đặc biệt ở khu vực TP, trong 5 năm qua (2015 – 2020) tỷ lệ thiếu kẽm ở t.rẻ e.m 6 – 59 tháng t.uổi ở mức nặng vẫn chiếm 49,6% và hầu như chưa cải thiện. Bên cạnh đó, tỷ lệ thiếu vitamin A t.iền lâm sàng ở t.rẻ e.m 5 – 9 t.uổi vẫn chiếm tỷ lệ 4,9%.
“Vi chất ảnh hưởng đến dinh dưỡng và phát triển chiều cao của người dân, thiếu vi chất là “nạn đói tiềm ẩn”. Thiếu vi chất như vitamin A, kẽm, sắt, can xi, i ốt…, cơ thể không cảm thấy đói. Nhưng khi thể hiện và phát hiện được thì đã gây hậu quả, trong đó có tình trạng thấp còi. Do đó, bữa ăn gia đình, bữa ăn học đường cần đa dạng thực phẩm để cung cấp đủ các vi chất”, BS Sơn lưu ý.
Cần chiến lược cung cấp thông tin chính thống về ATTP cho người dân
Tỷ lệ người dân có hiểu biết và thực hành đúng về an toàn thực phẩm (ATTP) có cải thiện rõ rệt: 35,8% số người trả lời có kiến thức tốt; 55,6% có kiến thức trung bình và chỉ 8,6% có kiến thức kém. Tỷ lệ người dân được tiếp cận với nguồn thông tin chính thống về ATTP cũng tăng gấp 2 lần so với điều tra năm 2010.
Nguồn thông tin về ATTP tác động rõ đến kiến thức, thái độ hành vi của người dân. Năm 2010 nguồn tin về ATTP từ internet, từ mạng xã hội hầu như không có (chỉ chiếm 0,1%), nhưng đến nay tỷ lệ này lên đến gần 10%. Do đó, cần có chiến lược phù hợp cung cấp thông tin chính thống cho người dân.
Th.S-BS Trịnh Hồng Sơn (Viện Dinh dưỡng quốc gia)
Theo Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên, điều tra dinh dưỡng quốc gia 2019 – 2020 thực hiện trên 22.400 hộ gia đình trên cả nước. Từ kết quả điều tra dinh dưỡng 2019 – 2020, chúng ta có cơ sở khoa học xây dựng chiến lược can thiệp dinh dưỡng đến năm 2030 phù hợp với các nhóm đối tượng, vùng miền.