Nhiều người có thói quen sử dụng hạt chia hàng ngày với mục đích bổ sung chất xơ, axit béo omega – 3 và chất chống oxy hóa bằng cách phổ biến là ngâm hạt chia. Một nghiên cứu mới đây thử nghiệm về việc xay nhỏ hạt chia.
1. Hạt chia thường được giới thiệu như một siêu thực phẩm
Một gói hạt chia 500g thường được bán với giá từ 150 đến 200 nghìn đồng. Một số người bán thường giới thiệu hạt chia giống như một loại siệu thực phẩm cung cấp Omega – 3, khoáng chất, vitamin… tốt cho phụ nữ mang thai, giảm cân, chống béo phì, tốt cho bệnh nhân đái tháo đường, tim mạch, tiêu hóa, hệ thần kinh, chống loãng xương… Hướng dẫn sử dụng của người bán là lấy khoảng 1 thìa hạt chia cho vào nước trái cây hoặc nước lọc, khuấy đều để hạt chia không vón cục và sau 10 phút là có thể dùng được. Vậy hạt chia có công dụng gì?
Hạt chia tốt nhưng không nên lạm dụng.
2. Tác dụng của hạt chia với sức khỏe
Hạt chia được thu hoạch từ cây Salvia hispanica và từ lâu đời đã được cộng đồng người Aztec và Maya sử dụng để làm thực phẩm và thuốc. Những hạt này ngày nay thường được nhiều người coi là một loại “siêu thực phẩm” vì đặc tính dinh dưỡng phong phú của chúng.
Một đánh giá năm 2021 đã nhấn mạnh rằng hạt chia có chứa polyphenol, một hợp chất trong một số sản phẩm thực vật có đặc tính chống oxy hóa. Chúng cũng là nguồn cung cấp chất xơ, canxi, magiê, phốt pho và kali tốt. Một số nghiên cứu trên động vật cũng cho thấy hạt chia có thể giúp cải thiện chức năng đường ruột và khuyến khích sự phát triển của vi khuẩn đường ruột khỏe mạnh.
PGS.TS. Bradley Bolling, chuyên gia về khoa học thực phẩm tại Đại học Wisconsin, Madison, đồng tác giả của nghiên cứu trên cho biết, một chế độ ăn uống cân bằng rất quan trọng so với những lợi ích sức khỏe mà hạt chia mang lại.
Có một số nghiên cứu về ảnh hưởng sức khỏe của hạt chia, nhưng không nên phóng đại chúng, Chúng ta nên ăn hạt chia, các loại hạt khác, trái cây, rau và ngũ cốc để có hiệu quả tốt nhất trong việc giảm nguy cơ mắc bệnh mạn tính.
Dựa trên hàm lượng axit béo omega – 3 cao, hạt chia được cho là có tác dụng tăng cường sức khỏe tim mạch bằng cách làm giảm chứng viêm. Tuy nhiên, axit béo omega-3 có trong hạt chia, được gọi là ALA, gần như không mạnh bằng axit béo omega-3 có trong cá (EPA và DHA). ALA trong hạt chia cần được chuyển đổi thành các dạng hoạt động (EPA và DHA) mà cơ thể sử dụng và quá trình này không hiệu quả.
Một thử nghiệm ngẫu nhiên có kiểm soát nhỏ được công bố trên Tạp chí của Hiệp hội Dinh dưỡng Hoa Kỳ đã kết luận rằng hạt chia không góp phần giảm cân, nhưng nó có thể mang lại lợi ích tích cực đối với huyết áp tâm thu. Nghiên cứu chỉ bao gồm 20 phụ nữ và kéo dài 90 ngày nên bằng chứng chưa đủ thuyết phục.
Theo Majumdar, một điều phối viên bệnh béo phì và có chuyên môn về kiểm soát cân nặng, hạt chia có tính nhất quán giống như gel khi kết hợp với nước, có thể làm chậm quá trình tiêu hóa và giúp mọi người no lâu hơn.
Nghiền hạt chia có thể giúp cung cấp khả năng tiếp cận tốt hơn với protein và omega-3 bên trong hạt.
3. Nên dùng nguyên hạt chia hay xay nhỏ?
Các chuyên gia cho biết hạt chia nguyên hạt nếu dùng đúng cách vẫn dễ tiêu hóa vì lớp bên ngoài của hạt bị phá vỡ khi kết hợp với chất lỏng. Tuy nhiên, một nghiên cứu mới cho thấy hạt chia xay mang lại nhiều lợi ích dinh dưỡng hơn hạt chia nguyên hạt.
Theo nghiên cứu, mặc dù hạt chia nguyên hạt là một nguồn chất xơ tốt, nhưng việc nghiền hạt có thể giúp cung cấp khả năng tiếp cận tốt hơn với protein và omega-3 bên trong hạt.
Nghiên cứu được thực hiện bằng cách sử dụng vi khuẩn đường ruột từ lợn nên cần có nhiều nghiên cứu hơn để xác nhận những phát hiện ở người. Tuy nhiên, hệ thống tiêu hóa của lợn tương tự như của con người và những vi khuẩn này được sử dụng trong các thí nghiệm tương tự trên khắp thế giới, TS. James Cowley, đồng tác giả của nghiên cứu và là thành viên phát triển sản phẩm thực phẩm tại Đại học Adelaide cho biết. Ông giải thích, hạt chia nguyên hạt có thể hỗ trợ sức khỏe tiêu hóa, nhưng chất xơ bên ngoài có thể che chắn các chất dinh dưỡng khác khỏi bị giải phóng và hấp thụ.
Lưu ý, nếu bạn muốn xay hạt, chỉ xay chúng ngay trước khi ăn vì việc tiếp xúc với oxy sẽ gây ra mùi ôi thiu nên việc nghiền hạt chia với số lượng lớn và để chúng tiếp xúc với oxy trong thời gian dài trước khi sử dụng sẽ dẫn đến mùi và vị ôi thiu.