Nhiều người nhầm lẫn hội chứng trào ngược thực quản dạ dày với viêm họng

Việc trào ngược dịch tiết từ dạ dày vào thực quản có thể gây kích ứng niêm mạc thực quản, hầu họng và cả phế quản

nhieu nguoi nham lan hoi chung trao nguoc thuc quan da day voi viem hong ddd 5719761

Trào ngược thực quản dạ dày xảy ra khi dịch vị dạ dày có tính axit trào ngược lên thực quản (ống nối miệng và dạ dày của bạn). Từ đó dẫn tới một số triệu chứng gây khó chịu rất dễ lầm tưởng các bệnh khác như viêm họng, hô hấp, tim mạch.

Nguyên nhân gây trào ngược dạ dày thực quản

Theo Tiến sĩ, Bác sĩ Vũ Hồng Anh, Chuyên gia tiêu hóa tại Khoa Khám chữa bệnh theo yêu cầu và quốc tế – Bệnh viện E, cho biết, nguyên nhân trực tiếp gây trào ngược dạ dày là có sự tổn thương tại chỗ của dạ dày thực quản, làm cho việc đóng mở cơ thắt dưới thực quản không đảm bảo chức năng ngăn thức ăn và dịch dạ dày trào lên thực quản.

Tại thực quản có các tổn thương như hở tâm vị, thoát vị hoành, viêm loét thực quản hay các u thực quản. Tại dạ dày là các bệnh gia tăng lượng dịch vị chứa axit trong dạ dày quá nhiều như các bệnh viêm loét dạ dày tá tràng, hẹp môn vị, ung thư dạ dày.

nhieu nguoi nham lan hoi chung trao nguoc thuc quan da day voi viem hong fdc 5719761

Tiến sĩ, Bác sĩ Vũ Hồng Anh – Chuyên gia tiêu hóa tại Khoa Khám chữa bệnh theo yêu cầu và quốc tế – Bệnh viện E

Ngoài các tổn thương tại chỗ thì thói quen sinh hoạt cũng là tác nhân gây ra bệnh trào ngược dạ dày thực quản như:

Thói quen ăn no, ăn nhiều các thực phẩm khó tiêu như đạm động vật, mỡ động vật, đồ ăn nướng, các thực phẩm chế biến sẵn có chất bảo quản, các loại hạt có chứa nhiều dầu như lạc, dùng các loại đồ uống có cồn, đồ uống chứa chất kích thích như cafe, nước có ga.

Do tác dụng không mong muốn của một số loại thuốc như : thuốc kháng sinh nhóm quinolone gây buồn nôn, thuốc huyết áp gây ức chế beta giao cảm, thuốc chống đông m.áu aspirin, thuốc có chứa corticoid, thuốc chống viêm xương khớp… Các thuốc này có thể tác động tại chỗ vào niêm mạc dạ dày hoặc gây tăng acid dạ dày.

Yếu tố tâm lý: Các yếu tố môi trường gia đình và xã hội tác động làm tâm lý con người thay đổi. Đó là cảm giác lo âu, mất ngủ vì mối lo cơm áo gạo t.iền, vì bệnh tật của bản thân và những người thân. Những vấn đề bức xúc trong gia đình và xã hội chưa giải quyết được, áp lực công việc, áp lực học hành thi cử của học sinh sinh viên… làm gia tăng tác động vào hệ thần kinh trung ương gây ra hội chứng trào ngược – Tiến sĩ Vũ Hồng Anh khẳng định. Nên đi khám để xác định bạn có tổn thương thực thể đường tiêu hóa hay không. Nếu có thì hãy điều trị các bệnh lý này trước. Tiếp theo hãy thay đổi chế độ ăn uống và nghỉ ngơi.

Tiến sĩ Vũ Hồng Anh tư vấn cách phòng ngừa bệnh trào ngược dạ dày thực quản hiệu quả:

– Điều chỉnh lại chế độ ăn uống và nghỉ ngơi sẽ giúp bạn phòng ngừa hiệu quả tình trạng trào ngược:

– Không nên ăn quá nhiều, nhất là vào buổi tối. Thực hiện chế độ ăn ít đường và tinh bột, làm giảm đáng kể tình trạng ợ nóng và trào ngược. Ngoài ra, bệnh nhân trào ngược dạ dày cũng hãy chú ý hạn chế uống rượu, cafe, các đồ uống có chất kích thích và đồ uống có ga để phòng bệnh.

– Tập luyện thể dục thể thao, nghỉ ngơi thư giãn, đi du lịch để giảm bớt các stress. Điều trị mất ngủ bằng các thuốc nhóm sulpiride.

Trời lạnh, viêm mũi dị ứng dễ tái phát

Bệnh viêm mũi dị ứng là phản ứng của cơ thể chống lại sự xâm nhập của những chất lạ vào đường hô hấp trên, đặc biệt hay gặp vào lúc chuyển mùa (nóng sang lạnh, rét, mưa nhiều).

Nếu không được điều trị dứt điểm, bệnh có thể gây nhiều biến chứng.

Nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ

Viêm mũi dị ứng là bệnh khá phổ biến hiện nay, đặc biệt là sự biến đổi khí hậu cũng như tình trạng ô nhiễm môi trường ngày càng gia tăng, trong khi đó, viêm mũi dị ứng có liên quan mật thiết với hiện tượng dị ứng, nhất là ở người có cơ địa dị ứng.

Một số dị nguyên có khả năng gây viêm mũi dị ứng có trong môi trường như bụi, phấn hoa, hóa chất, bông, vải, sợi, lông (chó, mèo), ký sinh trùng (bào tử nấm mốc, bọ chét, mò, mạt… có trong đệm, búp bê lông thú…), khói (khói thuốc, khói bếp, khói nhà máy) và một số thực phẩm (tôm, cua, ốc…) hoặc một số dược phẩm (aspirin, kháng sinh). Viêm mũi dị ứng có thể do thời tiết (lạnh, nóng đột ngột, ẩm ướt).

Các tác nhân gây kích thích gây viêm mũi dị ứng cũng có thể theo đường hô hấp nhưng cũng có thể vào cơ thể theo đường khác như qua da hoặc theo đường ăn uống.

troi lanh viem mui di ung de tai phat 6cf 5714124

Viêm mũi dị ứng dễ tái phát khi trời lạnh.

Dấu hiệu viêm mũi dị ứng

Các triệu chứng chính của viêm mũi dị ứng bao gồm: Chảy mũi từng cơn, nhất là khi tiếp xúc với dị nguyên. Ngứa mũi và mắt có thể kèm theo ngứa tai. Nghẹt mũi 2 bên hay đổi bên. Chảy nước mũi trong hay vàng đục nếu bội nhiễm.

Các triệu chứng phụ bao gồm: Bệnh nhân có thể bị chảy mũi sau họng, gây khịt mũi, hắng giọng và ho. Mũi nghẹt, phải thở bằng miệng gây viêm họng, khô họng, viêm thanh quản. Chóp mũi viêm đỏ và trầy da do chà xát thường xuyên vì ngứa. Mí mắt thường bị sưng nề, quầng thâm. Ở t.rẻ e.m, ít có những triệu chứng điển hình trước 2 t.uổi. Các triệu chứng có thể xuất hiện theo thời vụ (viêm mũi theo mùa) hay liên tục (viêm mũi quanh năm).

Viêm mũi dị ứng do một hay nhiều loại dị nguyên gây nên. Dựa vào thời gian xuất hiện trong năm, người ta chia thành viêm mũi theo mùa và viêm mũi quanh năm.

Viêm mũi dị ứng theo mùa liên quan với phấn hoa hoặc nấm mốc có đặc điểm là các triệu chứng hay xảy ra theo mùa hoa. Hết mùa, các triệu chứng này có thể giảm nhẹ hoặc hết.

Viêm mũi dị ứng quanh năm là do mạt bụi nhà, nấm mốc, gián, lông súc vật…

Tuy nhiên, cách phân loại này không hoàn toàn thoả mãn vì dị nguyên theo mùa ở vùng này hoặc nước này có thể là dị nguyên quanh năm ở nơi khác và ngược lại. Mặt khác, đa số bệnh nhân thường mẫn cảm với nhiều loại dị nguyên. Đặc điểm của viêm mũi dị ứng rất hay tái phát.

Nhiều biến chứng

Nghẹt mũi thường xuyên là do viêm mũi dị ứng mạn tính gây ra, bên cạnh đó là ù tai, nhức đầu kèm theo (những triệu chứng này rất dễ nhầm với viêm xoang). Một số trường hợp viêm mũi dị ứng mạn tính kéo dài có thể gây nên loạn khứu giác (không ngửi thấy mùi) hoặc ngủ ngáy do nghẹt mũi. Viêm mũi dị ứng nếu không được điều trị dứt điểm có thể dẫn đến viêm xoang dị ứng, polyp mũi, polyp xoang. Do nghẹt mũi cho nên người bệnh phải thở bằng miệng dẫn đến viêm họng, viêm phế quản, dị ứng phế quản và rất có thể dẫn đến bệnh hen phế quản (hen suyễn). Viêm mũi dị ứng luôn làm cho người bệnh mệt mỏi, giảm trí nhớ, lo lắng nhiều đôi khi dẫn đến trầm cảm.

Phòng ngừa viêm mũi dị ứng

Để góp phần hạn chế bị viêm mũi dị ứng, cần lưu ý điều sau:

Tránh tiếp xúc với dị nguyên

Cách điều trị viêm mũi dị ứng tốt nhất là tránh tiếp xúc với các dị nguyên và phòng ngừa không để các triệu chứng xảy ra.

Giữ nhà khô sạch, thoáng khí, hút bụi thường xuyên, không nuôi chó mèo, diệt chuột, gián. Cần loại bỏ nấm mốc, những con mạt, những nơi thiếu ánh sáng, giày cũ, sách báo cũ, cây cảnh, giấy dán tường, chiếu, mền, thảm trải nền nhà, các loại hoa khô.

Tăng cường sức đề kháng

Giữ ấm: Vào mùa lạnh, cần phải giữ ấm cơ thể, đặc biệt khu vực vùng cổ, ngực và mũi, không nên tắm nước lạnh. Đối với những ai phải làm việc quá khuya, dậy quá sớm, cần lưu ý vì thời điểm này dễ bị cảm và dễ chuyển thành viêm mũi xoang.

Tránh hít phải luồng không khí lạnh, khô một cách đột ngột hoặc để mũi tiếp xúc với luồng gió máy lạnh, điều hòa đều có thể làm tổn thương, làm khô niêm mạc mũi xoang. Thực hiện một vài động tác giúp làm ấm vùng mũi vào buổi sáng: dùng hai bàn tay chụp lại hai bên vùng cánh mũi và miệng, tay xoa xoa tập thở ra hít vào, thực hiện như vậy chừng vài phút.

Bảo vệ mũi khỏi các tác nhân gây dị ứng. Trong không khí chứa rất nhiều tác nhân xấu, gây kích ứng niêm mạc mũi như bụi, khí thải, vi khuẩn, nấm mốc, khói t.huốc l.á, hóa chất… Cần tránh và hạn chế sự xâm nhập của các yếu tố này bằng cách sử dụng khẩu trang hoạt tính khi làm việc trong môi trường độc hại, ô nhiễm khi đi ra ngoài đường.

Vệ sinh vùng tai, mũi, họng. Đường hô hấp trên nếu không được vệ sinh sạch sẽ thì tạo điều kiện cho các vi khuẩn ký sinh sinh sống và phát triển. Vì vậy, cần vệ sinh họng, răng, miệng thật tốt: hằng ngày đ.ánh răng trước và sau khi ngủ dậy, sau mỗi bữa ăn và súc họng nước muối sinh lý. Khi bị viêm họng, viêm amidan, sâu răng, viêm chân răng, viêm lợi…, cần phải khám và điều trị dứt điểm để tránh bệnh trở thành mạn tính dễ gây viêm xoang về sau.

Uống nhiều nước: Uống nhiều nước để làm loãng chất tiết nhày, giúp dịch tiết mũi lỏng hơn, chất nhày thoát ra ngoài một cách dễ dàng hơn, tránh ứ đọng, gây viêm nhiễm.

Những lúc giao mùa, thời tiết thay đổi từ nóng sang lạnh, nhất là ở những người có cơ địa dị ứng, cần giữ ấm cơ thể như mặc đủ ấm, cổ nên được quàng khăn ấm, tay đi găng, chân đi tất…

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *