Xoài là cây ăn quả nhiệt đới, có nguồn gốc ở miền Đông Ấn Độ và các vùng lân cận như Miến Điện, Malaisia.
Ở Việt Nam, xoài được trồng tập trung chủ yếu từ Bình Định trở vào, nhiều nhất là các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long như: T.iền Giang, Đồng Tháp, Cần Thơ, Vĩnh Long…
Cây xoài có tên khoa học Magifera indica L., thuộc họ đào lộn hột (Anacardiaceae).
Xoài cao 10-12 m, có tán rậm. Lá nguyên đơn, mọc so le, phiến lá hình thuôn lưỡi mác, nhẵn, thơm. Hoa kết thành chùm kép ở ngọn và cành. Hoa nhỏ, màu vàng, có 5 đài lá nhỏ, có lông ở mặt ngoài. Quả chín màu vàng, thịt vàng, ngọt, thơm; nhân có xơ, hạt to. Có nhiều giống xoài khác nhau: xoài tượng, xoài cát, xoài cơm, xoài thanh ca…
Quả xoài chín có chứa các chất dinh dưỡng như: nước 86,5g; glicid 15,9g, protein 0,6g; lipid 0,3g, tro 9,6g. Các chất khoáng: Ca 10mg, P 15mg, Fe 0,3g; các vitamine: A: 1800 microgam, B1 0,06mg… Một miếng xoài 100g cung cấp 78% nhu cầu vitamin A mỗi ngày, rất tốt cho làn da và thị lực. Quả xoài xanh xắt lát mỏng, phơi hoặc sấy khô, là nguồn cung cấp vitamin C thiên nhiên rất tốt.
Ăn xoài chín giúp tăng cường sức đề kháng, chống viêm, giảm béo, cải thiện hệ tiêu hóa, hạ cholesterol m.áu, hạ huyết áp, phòng bệnh mạch vành, ngừa ung thư ruột kết (làm tăng nhu động ruột, chống táo bón).
Những người đang bị sốt, có vết thương mưng mủ, nội tạng l.ở l.oét, phong thấp, dị ứng da mẩn ngứa, dạ dày ít dịch vị… không nên ăn xoài chín.
Theo Đông y, quả xoài chín có vị ngọt, chua, mát, tác dụng ích dạ dày, tiêu tích trệ, thanh nhiệt, giải khát, lợi tiểu, nhuận phế, tiêu đàm. Thường dùng trong các trường hợp ho do nhiệt, đàm vàng đặc, tiêu hóa kém, bệnh hoại huyết, suy nhược thần kinh, cao huyết áp, mỡ trong m.áu…
Những vị thuốc từ cây xoài
– Vỏ quả xoài chín có tác dụng chữa ho ra m.áu, cầm m.áu ở tử cung, c.hảy m.áu ruột. Dùng dưới dạng cao lỏng. Cách dùng: Cho 19g cao lỏng vỏ quả xoài vào 120ml nước rồi cho uống, cách 1-2 giờ một muỗng cà phê.
– Hạt xoài có nhiều tin bột, dầu, tanin, acid galic tự do, có vị đắng chát. Tác dụng làm hết ho, mạnh dạ dày, trợ tiêu hóa. Dùng chữa ho, kiết lỵ, tiêu chảy, trừ giun sán.
Hạt xoài phơi khô, sao sơ, tán bột mịn. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 1-5g với nước sôi để nguội.
– Lá xoài chứa chất tanin và một hợp chất flavonoid là mangiferin. Dùng chữa bệnh đường hô hấp trên: ho. Viêm phế quản cấp và mãn tính; chữa thủy thũng. Dùng ngoài chữa viêm, ngứa da. Lấy lá nấu nước để rửa hoặc xông. Lưu ý: Lá xoài khá độc. Không dùng cho t.rẻ e.m và phụ nữ có thai.
– Vỏ thân cây xoài chứa tanin và mangiferin (3%). Tác dụng làm se niêm mạc, thu liễm, sát trùng. Dùng chữa ho, đau sưng cổ họng, đau răng. Cách dùng: Vỏ tươi 50-60g (khô 20-30g), rửa sạch, sắc đặc, hòa với ít rượu hoặc muối. Ngày ngậm 4-5 lần, chừng 10 phút, súc miệng rồi nhổ bỏ. Ngậm sau bữa ăn và trước khi đi ngủ.
Mớm cơm và một loạt sai lầm của phụ huynh khiến trẻ “nuôi mãi không lớn”
Một số bà mẹ vẫn cho rằng nước thịt, nước hầm xương là đủ bổ, chỉ cho trẻ ăn nước không cho trẻ ăn cái… trong khi các loại nước này hầu như không chứa đạm.
Hiện nay, tỷ lệ t.rẻ e.m dưới 5 t.uổi bị suy dinh dưỡng thể nhẹ cân là 13,4%, suy dinh dưỡng thấp còi là 23,8%.
Suy dinh dưỡng do nhiều nguyên nhân, trong đó nguyên nhân từ sai lầm trong nuôi dưỡng và chăm sóc trẻ của cha mẹ, làm ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất, vận động và trí thông minh của trẻ.
Không cho bé bú sữa mẹ
Sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Sữa mẹ có đầy đủ thành phần dinh dưỡng với tỷ lệ cân đối phù hợp với hệ tiêu hóa và hấp thụ của trẻ. Sữa mẹ còn có kháng thể giúp trẻ tăng cường sức đề kháng chống lại các bệnh n.hiễm t.rùng. Nuôi con bằng sữa mẹ sẽ giảm nguy cơ thiếu dinh dưỡng hoặc thừa dinh dưỡng (suy dinh dưỡng), các bệnh mạn tính không lây khi trưởng thành, đặc biệt là bệnh lý tim mạch, tăng huyết áp, đái tháo đường…
Mặc dù sữa mẹ có nhiều lợi ích cho trẻ, nhưng không phải bà mẹ nào cũng biết và thực hiện. Các yếu tố ảnh hưởng đến nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu thường là: mẹ phải đi làm sớm, bà mẹ nghĩ rằng sữa của mình không tốt bằng sữa công thức, chuộng sữa ngoại, muốn giữ gìn vóc dáng…
Cho trẻ ăn bổ sung quá sớm hoặc quá muộn đều không tốt. Ảnh minh họa.
Cho trẻ ăn bổ sung quá sớm hoặc quá muộn
Theo khuyến nghị của Tổ chức Y tế Thế giới, thời điểm cho trẻ ăn bổ sung (ăn sam, ăn dặm) là khi trẻ tròn 6 tháng t.uổi (180 ngày). Trẻ sau 6 tháng t.uổi, nhu cầu tăng cao sữa mẹ không đáp ứng đủ vì vậy cần bổ sung thêm thức ăn cho trẻ.
Hiện nay vẫn còn bà mẹ quan niệm rằng cho trẻ ăn bổ sung sớm, trẻ sẽ mau cứng cáp hơn và trẻ không bị đói, vì vậy đã cho trẻ ăn bổ sung từ tháng thứ 4, 5 thậm chí không ít trẻ còn được ăn bổ sung từ tháng thứ 3. Điều đó đã ảnh hưởng không nhỏ đến việc tận dụng nguồn sữa mẹ, trẻ dễ bị rối loạn tiêu hóa dẫn đến suy dinh dưỡng.
Đặc biệt một số bà mẹ ở nông thôn, vùng sâu, vùng xa vẫn còn cho trẻ ăn cơm nhai, cơm mớm gây mất vệ sinh, thậm chí còn là nguồn lây lan truyền bệnh cho trẻ.
Ngược lại, khi cho trẻ ăn bổ sung muộn, sữa mẹ không đủ đáp ứng nhu cầu, trẻ cũng sẽ chậm tăng cân. Vì sữa mẹ sau 6 tháng không thể đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng ngày càng tăng của trẻ, nên cần phải cho trẻ ăn thêm thức ăn bổ sung.
Ngoài việc bú sữa mẹ, trẻ cần được ăn thêm ít nhất là 1 – 2 bữa bột trong một ngày và số bữa ăn tùy theo độ t.uổi.
Ảnh minh họa.
Sai lầm khi nuôi dưỡng chăm sóc trẻ bị ốm
Khi trẻ bị ốm sốt, tiêu chảy… một số bà mẹ lại có quan niệm sai lầm bắt trẻ phải ăn kiêng khem như: không cho trẻ bú, không cho trẻ ăn dầu hoặc mỡ, không cho trẻ ăn chất đạm, không cho trẻ ăn rau xanh, chỉ cho ăn bột ngọt (đường)…vì sợ trẻ đi ngoài nhiều hơn.
Bổ sung cho trẻ quá nhiều chất bổ dưỡng: Một số cha mẹ bổ sung cho con quá nhiều thịt, một số loại thuốc được cho là bổ như yến, sâm… làm cho hệ tiêu hóa non nớt phải làm việc mệt mỏi, dễ rối loạn tiêu hóa, gây phân sống, tiêu chảy,.
Một sai lầm khác cũng hay gặp là một số bà mẹ vẫn cho rằng nước thịt, nước hầm xương là đủ bổ, chỉ cho trẻ ăn nước không cho trẻ ăn cái… trong khi các loại nước này hầu như không chứa đạm. Các thức ăn cung cấp chất đạm vẫn còn được sử dụng đơn điệu.
Nhiều bà mẹ không cho con ăn cá, cua, tôm, trứng… sợ trẻ bị dị ứng với thức ăn, sợ chất tanh… dễ gây chán ăn, đồng thời tạo thói quen ăn uống thiên lệch, khó thay đổi về sau.
Nuôi dưỡng trẻ cần sự tỉ mỉ và kiên trì, đồng thời cha mẹ phải là những phụ huynh thông thái tìm hiểu thông tin khoa học đến từ các kênh thông tin chính thống và tư vấn của bác sĩ để có những em bé khỏe mạnh.