Ngoài can xi, bổ sung kẽm cũng làm tăng chiều cao đáng kể

Một trong các khoáng chất vi lượng rất cần thiết cho sự tăng trưởng và phát triển của trẻ đó là kẽm. Tuy nhiên, bổ sung kẽm bao nhiêu trong khoảng thời gian nào lại không phải ai cũng biết.

Trong khi các biểu hiện của thiếu kẽm lại vô cùng thầm lặng, tiềm tàng, khó chẩn đoán, dễ nhầm lẫn với các bệnh khác.

Theo đó, mất cảm giác thèm ăn, rụng tóc, chức năng hệ miễn dịch suy yếu, tiêu chảy, tổn thương da và mắt, tăng trưởng chậm ở t.rẻ e.m và chứng bất lực ở nam giới được xem là một trong các biểu hiện của thiếu kẽm.

Do tỷ lệ thiếu vi chất kẽm cao, biểu hiện thầm lặng, nên khi được phát hiện thì thiếu kẽm đã gây hậu quả sức khỏe nghiêm trọng trong thời gian dài nên việc dự phòng thiếu kẽm thông qua chế độ ăn là vô cùng quan trọng.

Thiếu kẽm sẽ dẫn đến rất nhiều các rối loạn không đặc hiệu như mệt mỏi, chán ăn, giảm thị lực, chậm tăng trưởng do giảm tốc độ tổng hợp AND và tổng hợp protein, dậy thì chậm, giảm hoạt động của các tuyến nội tiết…

Do kẽm không dự trữ được lâu dài trong cơ thể để “dùng dần” do vậy cần đảm bảo chế độ ăn hàng ngày có đủ kẽm.

Nguồn cung cấp kẽm chủ yếu ở các loại hải sản, kẽm có nhiều trong ngao, hàu, các loại thức ăn động vật như thịt heo, bò, dê, cá gia cầm,…

Nhu cầu Kẽm khuyến nghị giữa Nam và Nữ và giữa các lứa t.uổi.

ngoai can xi bo sung kem cung lam tang chieu cao dang ke 000 5720723

Nhu cấu khuyến nghị Kẽm dùng các lứa t.uổi theo khuyến nghị của FAO/WHO

Kẽm – vi chất không thể thiếu với cơ thể

Để trẻ mau lớn, khỏe mạnh, thông minh và có tầm vóc cao lớn, thì khẩu phần ăn của trẻ cần cung cấp đủ năng lượng, số lượng thức ăn và chất lượng bữa ăn hàng ngày. Ngoài việc các chất dinh dưỡng đầy đủ, cân đối và hợp lý thì chất lượng bữa ăn là sự đầy đủ các vi chất dinh dưỡng, là các vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể con người.

Vai trò quan trọng của kẽm đối với sự tăng trưởng và phát triển của t.rẻ e.m: Là thành phần của rất nhiều emzyme khác nhau liên quan đến nhiều hoạt động khác nhau trong cơ thể: Chuyển hóa năng lượng và tổng hợp protein. Hỗ trợ hoạt động của hệ miễn dịch.

ngoai can xi bo sung kem cung lam tang chieu cao dang ke 823 5720723

Kẽm có nhiều trong hải sản như Hàu, ngao

Hoạt động và chuyển hóa insulin; Hấp thu và vận chuyển vitamin A; ảnh hưởng đến tri giác và nhận thức; Tăng tốc độ lành vết thương,…

Chức năng sinh học của kẽm là do nó có liên quan tới cấu hình và chức năng của một loạt các enzyme, là thành phần thiết yếu của nhiều protein mà đặc biệt là các protein “ngón tay kẽm” nằm trong nhân tế bào, và có ý nghĩa cho sự điều hòa và phiên mã thành các RNA đưa tin để tạo thành các peptid.

Cơ thể lớn lên và phát triển là nhờ sự nhân lên của các tế bào và “ngón tay kẽm” tham gia vào rất nhiều các quá trình phát triển của cơ thể như tạo tế bào m.áu, tái tạo cấu trúc tim, tạo tế bào mỡ, duy trì tế bào gốc, tái tạo các tế bào thần kinh võng mạc, phát triển phổi sơ sinh, tạo glucose, phát triển hệ xương và cơ trơn, ngoài ra nó còn kiểm soát sự sinh sôi tế bào và ung thư…

ngoai can xi bo sung kem cung lam tang chieu cao dang ke 062 5720723

Kẽm – vi chất không thể thiếu với cơ thể

Kẽm còn quan trọng với hệ miễn dịch. Nó kích thích sự phát triển và biệt hóa các tế bào miễn dịch lympho B và lympho T qua đó tạo một hệ phòng thủ để cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh. Rõ ràng là t.rẻ e.m có sức chống đỡ với bệnh tật tốt, ít đau ốm thì sẽ tăng trưởng và phát triển tốt hơn.

Sự phát triển của xương là rất quan trọng trong sự hình thành chiều cao của cơ thể. Mặc dù xương cần có nhiều thành phần dưỡng chất như các amino acid, can xi, phosphor và ma giê nhưng rối loạn các hoạt động của hooc-môn cũng làm hạn chế sự tăng trưởng xương. Hooc-môn tăng trưởng IGF là chất đưa tin quan trọng giúp xương phát triển dài ra.

ngoai can xi bo sung kem cung lam tang chieu cao dang ke 6c2 5720723

Ths.Bs Nguyễn Văn Tiến Viện Dinh dưỡng Quốc gia

Sự hoạt động của IGF rất nhạy với tình trạng thiếu hụt kẽm ở t.rẻ e.m. Kẽm cũng có tác động kích thích tới sự tạo xương của tạo cốt bào và kìm hãm sự hủy xương của hủy cốt bào. Kẽm tham gia vào việc điều hòa gien cho việc hình thành các thành phần của xương. Do vậy, bổ sung kẽm làm tăng hoạt động của hooc-môn và làm tăng trưởng chiều cao đáng kể.

Kẽm là khoáng chất cần thiết cho sức khỏe não bộ. Kẽm và vitamin B6 là những chất giúp dẫn truyền thần kinh hoạt động tốt hơn. Đặc biệt, vùng trung tâm bộ nhớ của não có tên gọi là vùng đồi hải mã có chứa lượng kẽm rất cao.

Trẻ v.ị t.hành n.iên thường phải đối mặt với các mụn trứng cá trên da. Kẽm giúp điều chỉnh lượng dầu và làm giảm nhiễm khuẩn gây ra mụn. Kẽm cũng giúp sản xuất collagen và chất này mang lại một làn da dẻo dai, mịn màng.Nhu cầu kẽm khuyến nghị cho mỗi người là bao nhiêu một ngày?Nhu cầu kẽm khuyến nghị cho mỗi người là bao nhiêu một ngày?

Theo kết quả Tổng điều tra dinh dưỡng, thì tỷ lệ thiếu kẽm ở phụ nữ có thai đã giảm từ 90.0% (2010) xuống 80.3% (2015) và hiện nay là 63.5%, thiếu kẽm ở t.rẻ e.m dưới 5 t.uổi đã giảm từ 81.5% (2010) xuống 69.4% (2015) và hiện nay là 58.0%.

Xử lý thế nào với quặm mi bẩm sinh?

Hiện nay, phẫu thuật vẫn là phương pháp duy nhất điều trị triệt để các loại quặm mi.

xu ly the nao voi quam mi bam sinh 946 5700466

Ảnh minh họa

Hỏi:

Con gái tôi thường chảy nước mắt, cảm giác cộm và hay tiết dử mắt… Mới đây, đi khám được xác định nguyên nhân quặm mi bẩm sinh và được chỉ định phẫu thuật để điều trị triệt để. Vậy, nếu không phẫu thuật có hệ lụy gì không, thưa bác sĩ?

Mai Hạnh (Hà Nội)

Trả lời:

Thống kê cho thấy, quặm mi bẩm sinh chiếm tỷ lệ khá lớn trong cộng đồng, đặc biệt ở Việt Nam và một số nước châu Á. Bên cạnh đó, quặm mi còn có nhiều thể khác như quặm mi người già, quặm mi sau chấn thương…

Phần lớn quặm mi t.uổi già là do tổ chức mi dưới và các dây chằng trở nên lỏng lẻo, bị cơ vòng cung mi tác động cuộn bờ mi vào trong. Hàng lông mi cọ vào bề mặt của nhãn cầu, gây chảy nước mắt, tiết dử mắt. Mi có thể cọ vào giác mạc, gây viêm giác mạc kéo dài.

Các triệu chứng thường gặp ở bệnh nhân bị quặm gồm: Chảy nước mắt, đóng vảy cứng ở mi mắt và tiết dịch nhầy, cảm giác cộm hay “có cát trong mắt”; đau nhức mắt khi nhìn thấy ánh sáng chói, giảm thị lực. Người nào thấy xuất hiện những triệu chứng trên cần đến ngay cơ sở y tế uy tín để được khám, tư vấn và có hướng xử trí kịp thời.

Hiện nay, phẫu thuật vẫn là phương pháp duy nhất điều trị triệt để các loại quặm mi. Phương pháp này giúp kéo bờ mi, hàng lông mi trở lại vị trí giải phẫu thông thường và giảm dần các triệu chứng khó chịu cho bệnh nhân. Đặc biệt, ở một số bệnh nhân bị quặm nặng mà không được phẫu thuật kịp thời có thể bị viêm loét giác mạc, gây thủng giác mạc và dẫn tới hậu quả nặng nề là phải múc bỏ nhãn cầu.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *