Bé 14 tháng cứ đi là vấp té, có sao không?

Bạn đọc Thùy Trinh (nguyenthim…@gmail.com) hỏi: Con người ta 1 t.uổi đi khắp xóm, con tôi 14 tháng vịn tường mới đi được, cứ buông tường ra đi mấy bước là vấp té nên không dám cho bé đi đâu… Bé có bệnh gì không?

Bác sĩ chuyên khoa II Nguyễn Minh Tiến, Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi Đồng Thành phố, trả lời: Độ t.uổi biết đi của trẻ thường dao động từ 9-18 tháng và việc biết đi lúc 9 tháng hay lúc 18 tháng không phản ánh tốc độ phát triển nhanh hay chậm.

be 14 thang cu di la vap te co sao khong bbf 5720634

Nên cho trẻ ăn đa dạng bảo đảm đầy đủ canxi (các loại hải sản, sữa…) để hệ xương phát triển vững chắc, giúp trẻ sớm biết đi (Ảnh minh họa từ Internet)

Có 2 tình huống cần đi khám. Một là đến 2 t.uổi bé vẫn chưa chịu đi hay 3 t.uổi mà vẫn đi chưa vững, điều này có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý về thần kinh vận động, về xương, thiếu chất… Hai là bé chậm đi nhưng có anh/chị ruột là người biết đi sớm, ví dụ một trẻ 18 tháng vẫn chưa đi nhưng có anh/chị 9-10 tháng đã chập chững đi rồi.

Như vậy, con bạn 14 tháng đã biết đi nhưng đi chưa vững là hoàn toàn bình thường, không nên lo lắng và không nên so sánh với con người ta. Bạn chỉ cần bảo đảm cho trẻ môi trường an toàn, ví dụ trong phòng bé đừng để những vật có thể gây nguy hiểm nếu bé té ngã.

Về chế độ ăn nên đa dạng, trong đó bảo đảm đầy đủ canxi (trong cả thức ăn, ví dụ như các loại hải sản, chứ không chỉ trong sữa) để hệ xương được phát triển vững chắc, cháu bé sẽ sớm đi vững hơn. Cũng không nên lo lắng việc thiếu chất nếu khi đi khám sức khỏe, sự phát triển chiều cao, cân nặng của bé được đ.ánh giá là bình thường.

Những sai lầm cần tránh khi chăm sóc trẻ bị sốt xuất huyết

Nhiều bà mẹ, nhất là những bà mẹ có con đầu lòng thường lúng túng nên có những xử trí không đúng khi con bị sốt xuất huyết.

nhung sai lam can tranh khi cham soc tre bi sot xuat huyet 5a2 5411334

Ảnh minh họa

Những sai lầm phổ biến

Theo bác sĩ CKII Nguyễn Minh Tiến, Bệnh viện Nhi đồng Thành phố (TPHCM), sai lầm phổ biến là nhiều bà mẹ do nóng lòng khi con sốt liên tục nên tự ý cho dùng thuốc hạ sốt liên tục hơn 4-5 lần mỗi ngày, dẫn đến lạm dụng thuốc. Việc sử dụng thuốc hạ sốt liên tục có thể gây ảnh hưởng làm tổn thương gan nặng nề, xuất huyết tiêu hóa…

Ngoài ra, không ít gia đình khi thấy con xuất hiện những mẩn bầm còn tiến hành cắt lể để lấy bớt m.áu độc. Việc cạo gió, cắt lễ này dễ dẫn đến hiện tượng ra m.áu không cầm. Đây là ngã vào cho vi trùng xâm nhập, có thể gây rối loạn đông m.áu.

Nhiều bà mẹ khi thấy con sốt kèm theo rối loạn tiêu hóa, nôn ói liên tục đã cho con nhịn ăn, nhịn uống. Việc này khiến trẻ không được cung cấp đủ chất dinh dưỡng nên dễ mất sức, một số trường hợp có thể hạ đường huyết, gây co giật.

Giải pháp tốt nhất là nên cho trẻ ăn thức ăn lỏng, dễ tiêu, chia làm nhiều bữa nhỏ trong ngày. Cần cung cấp nhiều nước để tránh tình trạng thiếu nước và chất điện giải. Nên tránh các thức ăn, thức uống có màu đỏ, màu đen vì khó phân biệt với màu m.áu khi trẻ nôn ói hoặc đi ngoài.

Một sai lầm thường gặp nữa là nhiều bà mẹ khi thấy con hết sốt thì chủ quan, không tiếp tục theo dõi. Bệnh sốt xuất huyết do virus nên thường có hiện tượng sốt đi sốt lại và diễn tiến bất thường. Nếu trẻ hết sốt nhưng vẫn còn biểu hiện bất thường như tay chân lạnh, đau bụng, nôn ói nhiều thì cần theo dõi để đưa trẻ nhập viện cấp cứu kịp thời.

Bệnh sốt xuất huyết nếu không điều trị kịp thời, đúng cách có thể dẫn đến các biến chứng như sốc sốt xuất huyết, suy hô hấp, rối loạn đông m.áu, tổn thương gan, rối loạn tri giác, có thể gây t.ử v.ong…

Dấu hiệu nhận biết và cách xử trí

Bác sĩ CKII Nguyễn Minh Tiến cho biết, trong giai đoạn đầu khởi bệnh thường có các triệu chứng dễ nhầm lẫn với sốt phát ban, sốt siêu vi, tay chân miệng…nên phụ huynh cần theo dõi chặt chẽ các biểu hiện bệnh của trẻ để có hướng chăm sóc thích hợp cũng như đưa trẻ đến khám cơ sở y tế kịp thời.

Dấu hiệu bệnh thường gặp ở trẻ lớn là trẻ đang chơi khỏe mạnh thì đột ngột sốt cao, uống thuốc sốt hạ có bớt nhưng sau đó sốt trở lại.

Thông thường 2 ngày đầu trẻ có thể kèm theo một số triệu chứng khác như đau đầu, biếng ăn, mệt mỏi, nhức mỏi cơ giống như các triệu chứng cảm cúm, sau đó có thể có một số dấu hiệu như biểu hiện xuất huyết ở da, ra m.áu mũi hoặc ra m.áu răng, ói ra m.áu, đi tiêu phân đen.

Ở trẻ nhũ nhi, bệnh diễn tiến bằng biểu hiện sốt cao, có khi kèm theo triệu chứng hô hấp như ho, sổ mũi, hắt hơi hoặc triệu chứng tiêu hóa như tiêu chảy, nôn ói, dễ nhầm với bệnh lý đường hô hấp hay đường tiêu hóa.

Khi thấy trẻ sốt cần đi khám để được chẩn đoán xem trẻ có bị sốt xuất huyết không. Trường hợp nhẹ có thể chăm sóc, điều trị, theo dõi, hạ sốt lau mát trẻ tại nhà. Khi trẻ sốt liên tục trên 2 ngày với các biểu hiện nặng thì phải nhập viện để tránh diễn biến xấu.

Đặc biệt, với những trường hợp xuất hiện dấu hiệu cảnh báo nặng như bứt rứt, lăn lộn, ra m.áu cam m.áu răng, tay chân lạnh, ói ra m.áu… thì cần nhập viện cấp cứu dù là ngay đêm, không nên đợi đến sáng. Nếu để chậm có thể sốc sâu, bất phục hồi, thậm chí dẫn đến t.ử v.ong.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *