Chứng đái dầm là rối loạn thói quen thường gặp nhất ở trẻ nhỏ. Chứng bệnh này thường xảy ra vào ban đêm.
Đái dầm gây không ít phiền muộn cho các bậc làm cha mẹ, ngay cả trẻ lớn. Vậy, khi trẻ hay đái dầm cần làm gì giúp cải thiện vấn đề này?
Ở người lớn, dung tích của bàng quang có thể đạt đến 300ml nước tiểu, đến lúc này sẽ có phản xạ kích thích gây buồn tiểu và dưới sự chỉ huy của vỏ não người lớn tự chủ đi tiểu.
Ở t.rẻ e.m, dung tích bàng quang chưa phát triển đến như vậy nhưng một số trường hợp khi nước tiểu chứa đầy bàng quang nhưng không có phản xạ buồn tiểu mà nước tiểu cứ chảy ra gọi là đái không tự chủ lúc ngủ (đái dầm). Đây là một thói quen hay gặp nhất ở trẻ nhỏ, nhưng khi trẻ đã lớn trên 7 t.uổi mà vẫn bị đái dầm chứng tỏ có điều bất thường.
Cha mẹ nên nhắc nhở trẻ đi tiểu vào lúc trẻ thường hay đái dầm.
Nguyên nhân do đâu?
Cho đến nay, vẫn chưa có nghiên cứu nào xác định chắc chắn nguyên nhân chính gây đái dầm ở trẻ, nhưng thực tế cho thấy có nhiều nguyên nhân khác nhau, có thể do dị tật bẩm sinh ở đường tiết niệu (bàng quang bé), hoặc do hệ thần kinh phát triển chậm hoặc do n.hiễm t.rùng đường tiểu ( viêm bàng quang) hoặc hẹp b.ao q.uy đ.ầu (trẻ trai).
Nhiều trường hợp trẻ trai bị hẹp b.ao q.uy đ.ầu làm n.hiễm t.rùng đường tiểu gây đái dắt, đái buốt và đái dầm vào ban đêm. Một số tác giả cho rằng do tác động tâm lý (căng thẳng thần kinh bởi thầy cô giáo, cha mẹ, gia đình…). Một số trường hợp khi căng thẳng thần kinh, trẻ đã bị đái dầm lại càng bị trầm trọng thêm do bố mẹ la mắng, bị người khác trêu chọc…
Một số nhà chuyên môn cho rằng, đái dầm còn có yếu tố di truyền, bởi có nghiên cứu cho thấy, nếu bố hoặc mẹ lúc còn nhỏ đái dầm, sinh con ra có thể bị đái dầm (44%), nếu cả bố và mẹ đều bị chứng đái dầm lúc bé, các con sinh ra có tỷ lệ đái dầm cao hơn (77%).
Một số nghiên cứu cho thấy, ban đêm, não người sản xuất một loại hormon là vasopressin, hormon này giúp làm giảm lượng nước tiểu sản xuất ở thận, cho phép chúng ta ngủ tới sáng mà không phải dậy đi tiểu, bởi vậy, khi cơ thể sản xuất không đủ hormon này có thể gây đái dầm.
Ngoài ra, đái dầm có thể do trạng thái tâm lý của trẻ bị đảo lộn, ví dụ như chuyển nhà mới nhưng trẻ không thích ngôi nhà đó hoặc không thích nhà ở khu vực đó hoặc trẻ phải chuyển trường, chuyển lớp học vì một lý do nào đó làm cho trẻ bực bội, khó chịu.
Đái dầm ở trẻ được tạm chia làm hai loại, đó là đái dầm tiên phát, có nghĩa là trẻ đái dầm từ bé đến lớn và liên tục không có khoảng ngừng, loại này chiếm đa số (khoảng 90%) trong các trường hợp chứng đái dầm.
Loại thứ hai là loại đái dầm thứ phát, nghĩa là trước đó trẻ bị đái dầm nhưng về sau có một khoảng thời gian không bị đái dầm nhưng sau đó lại tái phát.
Làm gì khi trẻ bị đái dầm?
Trước khi đưa trẻ đi khám bệnh cần động viên, an ủi, tình cảm với trẻ để trẻ không mặc cảm, không căng thẳng thần kinh làm bệnh nặng thêm. Tránh quát mắng trẻ, đổ lỗi cho trẻ làm ảnh hưởng đến cha mẹ bởi phải giặt giũ quần áo do trẻ tè dầm ra. Nên kiên trì nhắc nhở trẻ đi tiểu vào lúc trẻ thường hay đái dầm, tốt nhất đặt chuông báo thức và chịu khó đ.ánh thức trẻ dậy đi tiểu (bởi vì, nhiều trường hợp đã đặt chuông báo thức nhưng trẻ không thể dậy do quá buồn ngủ).
Luôn nhắc nhở trẻ vệ sinh sạch sẽ bộ phận s.inh d.ục ngoài để tránh viêm nhiễm đường tiết niệu, đặc biệt là t.rẻ e.m gái. Bởi vì ở t.rẻ e.m gái có cấu tạo lỗ tiểu rất gần với h.ậu m.ôn, niệu đạo ngắn hơn b.é t.rai nên rất dễ bị n.hiễm t.rùng ngược dòng, có thể gây đái dầm.
Vì vậy, cần hướng dẫn trẻ khi vệ sinh bộ phận s.inh d.ục ngoài phải dội nước từ trước ra sau. Nếu đã thực hiện tốt các việc làm như vậy mà bệnh của trẻ không khỏi hoặc không thuyên giảm, cần cho trẻ đi khám nhi khoa để xác định nguyên nhân, trên cơ sở đó sẽ được điều trị và tư vấn.
Với nguyên nhân viêm đường tiết niệu, ngoài việc có thể bị đái dầm còn bị viêm tiết niệu ngược dòng ảnh hưởng rất lớn đến chức năng của đường tiết niêu, thậm chí gây nguy hiểm.
Với t.rẻ e.m trai khi bị hẹp b.ao q.uy đ.ầu cần được điều trị sớm bằng kỹ thuật nong b.ao q.uy đ.ầu hoặc lộn b.ao q.uy đ.ầu…
Những điều chưa biết về cây bạch quả
Theo Đông y, bạch quả tính bình, vị ngọt, đắng, chát. Tác dụng chính là thu liễm cố sáp, giúp liễm phổi, chỉ khái định suyễn.
Bạch quả là hạt già khô đã bỏ phần vỏ ngoài của cây ngân hạnh (Ginkgo biloba L.) thuộc họ bạch quả (Ginkgoaceae). Bạch quả hình bầu dục, hai đầu hơi nhọn, dài 1,6 – 2,3cm, rộng 1 – 1,6cm, vỏ màu trắng hoặc trắng tro, phẳng trơn, cứng chắc, mép rìa có hai đường, gờ cạnh, một đầu có núm lồi lên hình vuông nhỏ dài, nhân ở trong cứng hình bầu dục.
Nhân có hạt màu vàng nhạt hoặc lục vàng, bên trong nhân màu trắng; có chất bột, giữa có lỗ hổng với lõi ruột nhỏ. Không có mùi, vị ngọt, hơi đắng. Là loại thổ sản chủ yếu ở vùng Hà Nam, Quảng Tây, Tứ Xuyên (Trung Quốc).
Thành phần dinh dưỡng bạch quả chứa protid, lipid, hydratcacbon, calci, sắt phosphor, vitamin B2, beta-caroten, nhiều acid amin.
Theo Đông y, bạch quả tính bình, vị ngọt, đắng, chát. Tác dụng chính là thu liễm cố sáp, giúp liễm phổi, chỉ khái định suyễn. Thích hợp dùng trong các chứng ho thở gấp, lên cơn suyễn cấp; cố tinh, dùng trị di tinh, x.uất t.inh sớm; cô niệu. Dùng chữa trẻ tiểu dầy, đái dầm; sáp đới. Chữa các chứng xích, bạch đới… và có tác dụng giảm huyết áp nhẹ.
Thực nghiệm chứng minh, bạch quả có tác dụng ức chế với những mức độ khác nhau đối với vi khuẩn Staphylococcus, Streptococcus, E.Coli, Salmonella, trực khuẩn bạch hầu, trực khuẩn than. Có tác dụng ức chế các loại nấm.
Bài thuốc ứng dụng
– Bạch quả xào: Bạch quả xào chín, bỏ vỏ, ăn quả. Trẻ 4 – 5 t.uổi mỗi lần ăn 2 quả, trên 5 t.uổi mỗi lần ăn 4 – 6 quả. Nhai kỹ, ngày 2 lần, dùng liên tục trong 1 tuần, giúp bổ thận cố tinh, trị đái dầm.
– Chè bạch quả mật ong: Bạch quả 10g (bỏ vỏ), thêm nước nấu chín, rồi thêm mật ong vừa đủ, ăn chè và bạch quả mỗi tối trước khi đi ngủ. Có tác dụng hổ trợ trong điều trị bệnh suyễn.
– Canh bạch quả bổ thận: Bạch quả 15g, kim anh tử 12g, khiếm thực 12g, sắc hai nước. Sau khi trộn đều hai nước chia 2 lần uống, dùng liên tục 3 – 5 tuần. Đây là món thực dưỡng cho người bệnh thận hư, di tinh.
– Canh bạch quả nấu gà: Bạch quả 15g, hạt sen 15g, gạo 30g, cùng tán nhuyễn sử dụng sau. Gà ác 1 con, bỏ nội tạng, các nguyên liệu vừa nêu cho vào bụng gà khâu lại, thêm nước hầm nhừ, dùng trong ngày. Dùng chữa phụ nữ bị bệnh xích, bạch đới.
– Chè bạch quả: Bạch quả 30g, đường phèn 15g, dùng nước nấu cho chín nhừ. Mỗi ngày ăn 1 – 2 lần, giúp trị ho suyễn, đàm loãng.
– Bạch quả nấu trứng gà: Bạch quả 2 quả, bỏ vỏ, băm nhuyễn, nhét bạch quả vào quả trứng gà đã khoét 1 lỗ, luộc trứng chín, bỏ vỏ trứng, ăn sạch, mỗi sáng- chiều 1 lần.
Chú ý ngộ độc
Bạch quả ít độc, trong đó độc nhất là mầm xanh. Đã có báo cáo t.rẻ e.m ăn 5 – 10 quả bị t.ử v.ong do ngộ độc. Một số biểu hiện ngộ độc thường gặp: nôn ói, đau bụng, tiêu chảy, phát sốt, bầm tím… Người bị ngộ độc nặng, xuất hiện các triệu chứng thần kinh: lo sợ, la hét, hôn mê, co giật…
Nghiêm trọng hơn sẽ dẫn đến t.ử v.ong do liệt cơ hô hấp. Khi cấp cứu ngộ độc, trước tiên cần rửa dạ dày, súc ruột, thụt tháo để làm sạch bạch quả trong dạ dày-ruột; người co giật cho thuốc chống co giật; người bầm tím cho thở oxy; người suy hô hấp cho hít thuốc hưng phấn, khi cần cho hô hấp nhân tạo. Có thể dùng cam thảo sống 60g hay vỏ bạch quả 30g sắc uống. Khi suy hô hấp, dùng xạ hương 0,3g uống với nước ấm.