strong> Phẫu thuật nội soi khớp háng được coi là phẫu thuật phức tạp và khó thực hiện nhất trong các phẫu thuật nội soi khớp.
Mới đây, các bác sĩ tại Trung tâm Phẫu thuật Khớp và Y học thể thao, Bệnh viện đa khoa Tâm Anh, Hà Nội vừa thực hiện thành công ca phẫu thuật nội soi lấy bỏ hơn 50 mảnh u sụn trong khớp của một bệnh nhân nữ 37 t.uổi.
Các bác sĩ phẫu thuật nội soi khớp háng cho bệnh nhân.
Ba năm trước, một bên chân phải của chị Tạ Thúy H. (37 t.uổi, Phú Thọ) xuất hiện những cơn đau kỳ lạ sâu trong khớp háng. Dần dần, khớp háng phải của chị đau đến mức khiến chị không thể đi lại tự nhiên mà phải tập tễnh. Đầu năm 2021, trong lần kiểm tra sức khỏe định kỳ, các bác sĩ đa kết luận chỏm xương đùi của chị có dấu hiệu bị ăn mòn và đã có chỉ định phải thay khớp háng nếu không sẽ dẫn đến tàn phế.
Tại Trung tâm Phẫu thuật Khớp và Y học thể thao, các chuyên gia đã khám và đ.ánh giá kỹ tình trạng lâm sàng cũng như các phim chụp của chị. Với kinh nghiệm gần 100 ca sử dụng phương pháp độc quyền “thực nghiệm y khoa 3D” trước đây, kỹ thuật xử lý hình ảnh cộng hưởng từ động tương phản màu 3D đã được sử dụng, bằng kỹ thuật mô phỏng kỹ thuật số, các bác sĩ đã quan sát rõ ràng trong khớp háng bên phải của bệnh nhân H. có rất nhiều hạt dị vật nhỏ di chuyển liên tục. Đến lúc này, hướng chẩn đoán các bác sĩ nghĩ đến nhiều nhất là chị bị bệnh u sụn màng hoạt dịch khớp háng.
GS, TS Trần Trung Dũng, Giám đốc Trung tâm Phẫu thuật Khớp và Y học thể thao chia sẻ về trường hợp chị H., điều nguy hiểm nhất của bệnh lý này gây ra là các mảnh sụn như những viên sỏi, tích tụ ngày càng nhiều, gây kẹt khớp làm bệnh nhân đau đớn, cũng như mài mòn dần phần xương khớp của bệnh nhân. Như trường hợp của bệnh nhân H., nếu không được chẩn đoán và can thiệp sớm thì chỉ sau một thời gian nữa khớp háng của chị sẽ bị những “viên sỏi” này phá hủy hoàn toàn.
Sau khi hội chẩn và cân nhắc kỹ, các bác sĩ đã quyết định lựa chọn phương pháp mổ nội soi khớp háng để điều trị cho bệnh nhân.
BSCK2. Phạm Trung Hiếu, trưởng đơn vị Phẫu thuật khớp háng của trung tâm cho biết: Khi đặt được ống quan sát vào khớp của bệnh nhân H., chúng tôi đều bất ngờ khi thấy số lượng u sụn quá nhiều, với kích thước xù xì phức tạp như những cây san hô di chuyển khắp trong khớp. Nếu như trước đây, đã có nhiều phẫu thuật viên phải bỏ cuộc giữa chừng khi mổ những ca tương tự thì nay chúng tôi tự tin có thể thực hiện hoàn chỉnh phẫu thuật lấy bỏ hoàn toàn các mảnh u sụn cho bệnh nhân mà không làm tổn thương bất kể cấu trúc bình thường nào khác quanh khớp.
Sau gần hai giờ, các bác sĩ cũng có thể lấy hết toàn bộ hơn 50 “mảnh san hô” ra khỏi người bệnh nhân, đồng thời dùng đầu đốt radio làm sạch tất cả bề mặt màng hoạt dịch viêm, ngăn ngừa việc bệnh có nguy cơ tái phát sau này.
Kết thúc ca phẫu thuật, chỉ sau đó có chưa đầy hai giờ chị H. đã được chuyển về khoa điều trị. Và thật bất ngờ cho cả bệnh nhân và bác sĩ, chị H. đã có thể tự đứng dậy và đi lại một cách tự nhiên mà không cảm thấy bất kể vướng víu hay đau đớn gì tại nơi phẫu thuật. Sau một đêm theo dõi tại bệnh viện, sáng hôm sau chị được các bác sĩ cho ra viện.
Sự thành công của phương pháp “Thực nghiệm y khoa 3D” cùng phẫu thuật nội soi khớp háng đã mở ra nhiều cơ hội mới cho các bệnh nhân bị các triệu chứng đau khớp háng mà chưa rõ nguyên nhân. Những phương pháp hiện đại này không chỉ giúp chẩn đoán chính xác bệnh mà còn đưa ra giải pháp điều trị triệt để, nhẹ nhàng, giúp bệnh nhân nhanh chóng quay trở lại với cuộc sống sinh hoạt như trước đây.
Đau khớp háng 8 năm không tìm ra bệnh
Bệnh nhân nữ 47 t.uổi, quê Bắc Ninh, đau và hạn chế vận động khớp háng 8 năm nay nhưng không tìm ra bệnh.
Chị đã đến nhiều bệnh viện lớn nhỏ trên cả nước, phim chụp chiếu không chỉ ra tổn thương ở khớp háng hoặc dấu hiệu thoái hóa. Vì vậy, chị chỉ được kê thuốc giảm đau để uống tại nhà. Có bác sĩ cho rằng chị mắc bệnh tưởng tượng, hoặc khuyên tập trung thích nghi với tổn thương không rõ ở khớp háng. Đến năm 2021, khớp háng của chị gần như dính chắc, không thể xoay chuyển, gây ảnh hưởng nhiều tới sinh hoạt thường ngày.
Tháng 4, chị tới Bệnh viện đa khoa Tâm Anh để khám. Giáo sư, tiến sĩ Trần Trung Dũng, Giám đốc Trung tâm phẫu thuật khớp và Y học thể thao, cho biết các chuyên gia nghi ngờ chị mắc hội chứng xung đột bên trong khớp háng. Hội chứng này không hiếm gặp nhưng ít được để ý tới. Hình dạng của chỏm xương đùi, hoặc ổ cối, hoặc cả hai thành phần trên của khớp háng biến đổi bất thường. Từ đây, khớp có va chạm bất thường khi cử động ở một số tư thế nhất định, vướng, đau đớn và lâu dần thoái hóa.
Bệnh thường xuất hiện sau chấn thương hoặc bất thường bẩm sinh, thường xuất hiện ở các vận động viên thể dục dụng cụ, múa ballet… Những triệu chứng của bệnh chỉ xuất hiện khi bệnh nhân vận động khớp, do đó các phim chụp hiện nay rất khó để chẩn đoán chính xác bệnh vì có bản chất là hình ảnh tĩnh.
Để chẩn đoán bệnh chính xác hơn, bác sĩ sử dụng giải pháp thực nghiệm y khoa 3D, tức là dựng mô hình 3D khớp háng bệnh nhân, độ chính xác 100%. Sau đó, họ mô phỏng chuyển động khớp háng của người bệnh trên nền đồ họa máy tính và mô hình 3D thực tế, theo bác sĩ Phạm Trung Hiếu, Trưởng đơn vị Phẫu thuật khớp háng.
Thực nghiệm y khoa 3D giúp bác sĩ phát hiện một nửa bờ sau ổ cối của bệnh nhân và phần cổ xương đùi bị phì đại quá mức, khóa chặt lại vận động của khớp háng, đồng thời va chạm vào phần sụn lành khiến bệnh nhân đau đớn. Từ đây, kế hoạch phẫu thuật được thảo luận chi tiết, bác sĩ ước lượng được phần xương vừa đủ cần mài bỏ nhằm giải phóng chuyển động mà không làm tổn hại đến các phần khớp háng lành. Sau đó, nhóm điều trị sử dụng kỹ thuật nội soi khớp háng để phẫu thuật điều trị cho người bệnh.
Theo bác sĩ Hiếu, kỹ thuật nội soi khớp háng khó, có nhiều thách thức. Khớp háng nằm ở vị trí rất sâu trong cơ thể, khe khớp rất hẹp, hình dạng phức tạp, cần các bác sĩ giàu kinh nghiệm cùng các dụng cụ chuyên dụng để phẫu thuật thành công. Tuy nhiên, phương pháp này ít xâm lấn, chính xác, ít gây đau đớn, bệnh nhân nằm hậu phẫu nhiều ngày.
Ca mổ hôm 16/4 nhằm mục đích tạo hình lại toàn bộ xương khớp háng cho người bệnh mà vẫn bảo toàn các cấu trúc bình thường khác. Cũng trong ngày 16/4, chị có thể ngồi dậy ngay. Ngày 21/4, chị đã đi lại bình thường mà không còn cảm thấy vướng víu hay đau đớn, được ra viện.
Bệnh nhân hồi phục và tập đi lại sau phẫu thuật. Ảnh: bác sĩ cung cấp.