Bị say sóng biển nên làm gì? Chuyên gia đưa ra mẹo siêu hay cùng 4 cách chống say sóng khi đi biển ai cũng có thể làm

Chữa say sóng biển như thế nào? Đâu là cách chống say sóng khi đi biển? Chuyên gia sẽ hướng dẫn trong một nốt nhạc để đảm bảo chuyến du lịch biển của bạn vui khỏe đúng nghĩa.

Du lịch biển là một trong những hoạt động phổ biến trong những dịp nghỉ lễ, nghỉ hè kéo dài. Đi kèm với những hoạt động vui chơi ấy, bạn cũng dễ có nguy cơ bị say sóng khi đi biển. Khi bạn ngồi trên một chiếc tàu lướt trên từng đợt sóng nhấp nhô, dập dồn, chắc chắn sẽ có ít nhất vài lần cảm thấy chóng mặt, nghe nhộn nhạo trong lồng ngực, buồn nôn và nôn. Đó là hiện tượng say sóng biển mà hầu như ai cũng có thể gặp phải dù nhiều dù ít.

Theo PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng (Nguyên Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai), say sóng khi đi biển là một hiện tượng xuất hiện khi bộ não nhận được những dữ kiện sai lệch từ môi trường bên ngoài. Để hoàn thành nhiệm vụ giữ cho thân mình được thăng bằng (không ngả nghiêng), hệ thống cảm nhận của cơ thể không ngừng thu nhận những dữ kiện từ môi trường chung quanh và gởi những dữ kiện này về một bộ phận nằm bên trong lỗ tai.

bi say song bien nen lam gi chuyen gia dua ra meo sieu hay cung 4 cach chong say song khi di bien ai cung co the lam 0de 5721918

Say sóng khi đi biển là một hiện tượng xuất hiện khi bộ não nhận được những dữ kiện sai lệch từ môi trường bên ngoài.

Bộ phận này có chức năng giống như một máy điện toán, nó sắp xếp các dữ liệu theo thứ tự và chuyển lên óc. Say sóng xảy ra khi các dữ kiện chuyển từ bộ phận này lên óc không giống như các dữ kiện mà mắt nhìn thấy. Khi bạn bắt đầu cảm thấy chóng mặt thì có lẽ đã hơi trễ trong việc tìm cách chặn đứng cơn say sóng lại, cơn nôn mửa có thể tiếp nối chỉ trong một vài phút sau.

Theo chuyên gia, người bị say sóng ở thể nhẹ sẽ có cảm giác hơi chóng mặt, tăng bài tiết dịch và buồn nôn. Nặng hơn, người bị say sóng sẽ bị chóng mặt, nôn nhiều kéo theo mạch đ.ập và huyết áp giảm. Trong đó, nhóm đối tượng trẻ nhỏ và người già với sức đề kháng yếu rất dễ bị say sóng khi đi du lịch biển.

PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng khẳng định, thời tiết là lý do dễ làm cho bạn say sóng khi đi biển. Khi thời tiết thay đổi hoặc khí hậu không thuận lợi, sóng biển và độ nghiêng ngả của tàu dễ làm bạn bị say sóng. Do đó, cách tốt nhất là không nên đi du lịch biển vào những giai đoạn thời tiết như này.

Tuy nhiên, nếu bạn chẳng may rơi vào tình huống này thì vẫn có cách chữa say sóng biển cùng những biện pháp chống say sóng biển, đảm bảo cho bạn chuyến du lịch biển vui khỏe đúng nghĩa.

bi say song bien nen lam gi chuyen gia dua ra meo sieu hay cung 4 cach chong say song khi di bien ai cung co the lam bc1 5721918

Bị say sóng biển nên làm gì? Chuyên gia đưa ra mẹo hay siêu đơn giản chữa say sóng biển

Khi nhận thấy những dấu hiệu của say sóng tấn công cơ thể, bạn có thể sử dụng châm cứu. Thực hiện theo cách châm cứu trong y học Trung Quốc có thể ngăn chặn chứng nôn mửa.

Siêu đơn giản, bạn chỉ cần: Dùng đầu ngón tay nhấn mạnh và giữ chừng vài phút trên huyệt đạo ở cổ tay (chỗ trũng giữa 2 gân tay, phía trên chỗ bác sĩ thường bắt mạch chừng 4 cm).

bi say song bien nen lam gi chuyen gia dua ra meo sieu hay cung 4 cach chong say song khi di bien ai cung co the lam 7e2 5721918

4 giải pháp chống say sóng biển đơn giản khác cần dắt túi ngay

Việc phòng chống say sóng biển ngay từ ban đầu sẽ hạn chế tối đa tình trạng say sóng khi đi du lịch biển. Do đó, hơn bao giờ hết, chúng ta cần trang bị những kỹ năng phòng chống say sóng cũng như sẽ giúp hạn chế tối đa nguy cơ say sóng theo 4 cách sau:

– Ngồi ở khoang giữa của tàu . Điều này sẽ tạo cảm giác an toàn hơn bởi đây là khu vực tàu ít chuyển động hơn so với phần mũi và đuôi tàu. Khi ngồi, chú ý ngồi ngược với hướng tàu chạy, tránh xa chỗ có mùi xăng, dầu. Đưa mắt nhìn ra xa, không tập trung vào những thứ bất động như sách, báo hoặc những vật bên trong tàu, kể cả việc sử dụng điện thoại, máy tính cá nhân…

bi say song bien nen lam gi chuyen gia dua ra meo sieu hay cung 4 cach chong say song khi di bien ai cung co the lam e6c 5721918

Sử dụng cao dán chống say vào sau tai khoảng vài tiếng trước khi bạn lên tàu để đi du lịch biển.

– Sử dụng cao dán chống say vào sau tai khoảng vài tiếng trước khi bạn lên tàu để đi du lịch biển. Tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi sử dụng những miếng dán chống say này.

– Thuốc say sóng vẫn còn là món không thể thiếu trong hành trang của nhiều người, nhất là người có t.iền sử say sóng. Tuy nhiên, phải uống sớm khi bạn đã ăn một chút gì vào bụng.

– Sử dụng gừng tươi pha nước ấm, uống trước khi lên tàu . Bạn cũng nên trang bị kẹo gừng, mứt gừng trong suốt chuyến đi sẽ giúp hạn chế tối đa nguy cơ say sóng.

Con 5 t.uổi chỉ nói được 2 từ “xin chào”, bố mẹ đứng ngồi không yên

Trẻ chậm nói thể hiện sự chậm phát triển. Nếu không điều trị sớm, trẻ sẽ chậm giao tiếp, tiếp thu. Ngôn ngữ bị hạn chế, dẫn đến quá trình can thiệp về sau sẽ gặp nhiều khó khăn, hiệu quả điều trị không đạt kết quả như mong muốn.

5 t.uổi nhưng chỉ nói được một từ đơn

Tại Viện Y dược học Dân tộc, TP.HCM, BS.CKII Nguyễn Thị Ngọc Diệp đón một bệnh nhi được mẹ đưa đến khám. Bé H. (3 t.uổi), nép vào người mẹ, tay nắm chặt lấy tay mẹ. Dù chị Liên (mẹ của bé H.) liên tục nhắc nhở “con chào bác sĩ đi”, nhưng mãi sau bé mới thốt ra được 2 từ “con… chào” một cách ngập ngừng, khó khăn.

Giống như bé H., bé Q. (5 t.uổi) cũng được đưa đến khám, dù bác sĩ và ba mẹ của bé cố gắng tương tác nhiều với con, nhưng bé chỉ nói được vỏn vẹn 2 từ “xin chào”. Những câu còn lại, bé luôn lắc đầu, hoang mang. Cả 2 bé đều được đ.ánh giá chậm nói, cần phải có sự can thiệp của y học.

Bác sĩ Diệp đã tư vấn các phương pháp can thiệp về y học cổ truyền, trong đó có phương pháp điện châm (phương pháp dùng một dòng điện nhất định tác động lên các huyệt châm cứu để phòng và chữa bệnh. Dòng điện được tác động lên huyệt qua kim châm, hoặc qua các điện cực nhỏ đặt lên da vùng huyệt); phương pháp cấy chỉ (phương pháp đưa một đoạn chỉ Catgut (chỉ phẫu thuật tự tiêu) vào huyệt vị thích ứng với bệnh tật, gây kích thích liên tục ở kinh huyệt để chữa bệnh, có thể duy trì từ 1-2 tuần). Vì điều kiện gia đình ở xa, cả hai bệnh nhi được bố mẹ chọn phương pháp cấy chỉ để tác động vào các huyệt đạo vùng ngôn ngữ và các huyệt đạo thần kinh khác.

Bé N.T.T. (5 t.uổi, ngụ Quận 9) được mẹ đưa đến viện để duy trì phương pháp điện châm đã gần 1 năm nay. Cửa phòng bác sĩ trực vừa mở ra, bé đã líu lo không ngừng: “Con chào bác sĩ, nay con đến trễ… Bác sĩ đừng giận con nghen…”.

Dù là câu nói bập bẹ, bé cũng phải dừng lại và suy nghĩ vài lần. Theo bác sĩ Diệp, bé đã có sự tiến bộ rất nhiều so với trước đây. Những ngày đầu đến viện, bé chỉ nói được 1 từ đơn “ba”, “mẹ”, “bà”, dù ba mẹ gặng hỏi hoặc mớm một câu ngắn cho bé nhắc lại nhưng bé vẫn nín thinh.

con 5 tuoi chi noi duoc 2 tu xin chao bo me dung ngoi khong yen 31e 5705361

BS.CKII Nguyễn Thị Ngọc Diệp đang châm cứu cho một bệnh nhi chậm nói

Về phương pháp điều trị, bác sĩ Diệp chia sẻ: “Thời gian đầu vì nhà quá xa nên bố mẹ của bé lựa chọn phương pháp cấy chỉ, nhưng tình hình vẫn không cải thiện. Sau đó, ba mẹ của bé mới quyết định điều trị bằng điện châm. Bé được châm cứu vào các vùng ngôn ngữ, các huyệt huyết hải, á môn, phong trì…

Bên cạnh đó, bé được đ.ánh giá vận động kém ở hai chân, được hỗ trợ châm cứu tại các huyệt ở chân để kích thích sức cơ cải thiện khả năng vận động. Kim châm cứu được gắn điện châm, duy trì tại các huyệt từ 20-30 phút. Đến nay, bên cạnh cải thiện ngôn ngữ, bé đã tăng thêm vốn từ, thích nói hơn trước, đồng thời các vận động ở đôi chân cũng được cải thiện rõ rệt”.

Nhịp cầu kết nối giữa y học và gia đình

Theo BS.CKII Nguyễn Thị Ngọc Diệp, trong Đông y lý giải nguyên nhân chậm nói hay chậm phát triển ngôn ngữ do tổng thể các cơ quan của trẻ như: phế – tâm – can – tỳ – thận gặp phải những vấn đề, ảnh hưởng đến sự phát triển về mọi mặt đời sống của trẻ, khiến cho trẻ chậm nói, chậm ăn, chậm đi…

Tại Viện Y dược học Dân tộc, bên cạnh số ít các trẻ chậm nói thông thường, các bác sĩ cũng thường xuyên tiếp nhận các trẻ chậm nói kèm theo bệnh lý tự kỷ, hoặc tăng động. Tuỳ vào từng mức độ, các bác sĩ sẽ lựa chọn can thiệp phương pháp để kích thích vào từng huyệt vị liên quan. Đối với những trẻ chậm nói, tự kỷ, tăng động các bác sĩ sẽ kết hợp châm cứu ở những huyệt vị an thần, kết hợp với thuốc Đông y có tác dụng an thần, hoặc kết hợp xoa bóp bấm huyệt để có hiệu quả điều trị tốt nhất.

Ghi nhận các trường hợp can thiệp tại Việt Y dược học Dân tộc, trẻ chậm nói từ 2-3 t.uổi có khả năng đáp ứng tốt với điều trị, trẻ lớn hơn khả năng đáp ứng chậm hơn.

con 5 tuoi chi noi duoc 2 tu xin chao bo me dung ngoi khong yen af5 5705361

Bệnh nhi được duy trì điện châm từ 20-30 phút mỗi ngày

Theo nghiên cứu, trẻ từ 1-3 tháng t.uổi đã phát ra âm thanh; từ 4-6 tháng bập bẹ những âm đơn; 7-9 tháng đã phát âm “ba”, bà; 12-18 tháng t.uổi bắt đầu nói được 1-2 từ hoặc câu đơn giản.

Do đó, phụ huynh cần lưu ý những mốc thời gian trên để nắm được các biểu hiện bất thường như: từ 1-3 tháng t.uổi mà không đáp ứng với tiếng động mạnh, không phát ra âm thanh; sau 4 tháng đến 12 tháng trẻ không phản ứng với âm thanh, không phát âm được bất cứ từ nào, không phản ứng khi được gọi tên… cần đưa trẻ đến cơ sở y tế để được khám, đ.ánh giá tổng quát khả năng nghe.

Ở giai đoạn sau 2 t.uổi, trẻ chưa nói được từ nào hoặc chỉ nói được bập bẹ vài từ hoặc nói được những nguyên âm cũng được đ.ánh giá chậm nói, được xem là giai đoạn trễ để điều trị.

Bác sĩ Diệp khuyến cáo: “Trẻ chậm nói thể hiện sự chậm phát triển, nếu chủ quan không điều trị sớm trẻ sẽ chậm giao tiếp. Vốn ngôn ngữ của trẻ bị hạn chế, cho nên quá trình phát triển về sau trẻ sẽ gặp nhiều khó khăn hơn.

Bên cạnh chủ động phát hiện sớm, can thiệp sớm bằng y học để điều trị cho trẻ chậm nói cũng cần sự phối hợp từ phía phụ huynh. Theo đó, cha mẹ nên cho trẻ tiếp xúc với nhiều môi trường xã hội, cho trẻ tiếp xúc với nhiều người. Ở nhà, phụ huynh nên tăng cường giao tiếp với trẻ, tăng cường chia sẻ, kích thích trẻ được chia sẻ, trò chuyện nhiều hơn”.

Trẻ chậm nói có thể có nhiều nguyên nhân: Trước sinh, thai phụ mắc những bệnh lý, hoặc có thói quen uống rượu hút thuốc. Trong quá trình sinh, trẻ bị ngạt hoặc sang chấn. Sau sinh trẻ bị n.hiễm t.rùng, sốt cao, động kinh, suy dinh dưỡng khiến trẻ chậm phát triển. Bên cạnh đó là những nguyên nhân về môi trường gia đình, yếu tố tâm lý, cha mẹ ít trò chuyện, chia sẻ với con…

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *