Mắc phải bệnh “khó nói” này, thiếu nữ đã phải phẫu thuật để tránh biến chứng khi còn quá trẻ

Gặp những bất tiện trong sinh hoạt như đi đại tiện đau rát, ra m.áu, nhất là đi lại và ngồi khó khăn hơn, chị N.T.D.L, 18 t.uổi mới vào viện. Để tránh biến chứng vì bệnh “khó nói” này, thiếu nữ đã phải phẫu thuật cắt trĩ.

Các bác sĩ BVĐK MEDLATEC vừa thực hiện phẫu thuật cắt trĩ cho bệnh nhân nữ N.T.L.D, 18 t.uổi ở Bắc Ninh. Theo chia sẻ của bệnh nhân, cách đây 3 năm đã phát hiện bị trĩ ở bệnh viện tuyến dưới nhưng không điều trị.

Gần đây, búi trĩ sa lồi nhiều hơn và gặp bất tiện trong sinh hoạt với dấu hiệu đại tiện đau rát, ra m.áu, vận động đi lại và ngồi khó khăn hơn mới vào viện khám. Các bác sĩ đã kết luận chị D. bị trĩ hỗn hợp độ 3, nứt kẽ h.ậu m.ôn và chỉ định điều trị cắt trĩ bằng phương pháp Longo để tránh biến chứng.

mac phai benh kho noi nay thieu nu da phai phau thuat de tranh bien chung khi con qua tre 0b6 5718103

Bác sĩ đang thực hiện phẫu thuật cho bệnh nhân. Ảnh BV

BSCKII. Nguyễn Văn Thưởng – Trưởng khoa Ngoại Tổng hợp, BVĐK MEDLATEC cho biết, ngày càng nhiều bệnh nhân trẻ t.uổi mắc trĩ. Bệnh này trước chủ yếu gặp ở phụ nữ sau sinh, người lớn t.uổi hoặc nam giới uống rượu bia nhiều.

Người trẻ mắc bệnh trĩ chủ yếu là do lối sống thiếu lành mạnh. Giới trẻ ăn ít rau củ quả dẫn tới thiếu chất xơ, gây táo bón và dẫn đến trĩ. Đồng thời, các bạn trẻ lại thường có thói quen thức khuya, ngồi máy tính nhưng lười vận động. “Như trường hợp bệnh nhân D còn trẻ, chưa lập gia đình nhưng đã mắc trĩ độ 3 nguyên nhân chính là do lười ăn rau, ngồi nhiều ít vận động và có t.iền sử mắc trĩ lâu ngày nhưng chủ quan không điều trị. Bệnh nhân không thể điều trị bắng thuốc được do búi trĩ sa lồi, đại tiện ra m.áu nên phải phẫu thuật cắt trĩ điều trị triệt để nhằm tránh biến chứng thiếu m.áu mãn tính do xuất huyết ở búi trĩ” – BS Thưởng cho biết.

Chuyên gia cho biết, bệnh trĩ gây nhiều phiền toái cho bệnh nhân trong việc sinh hoạt. Búi trĩ bị tổn thương, n.hiễm t.rùng có thể c.hảy m.áu liên tục, sa nghẹt búi trĩ, xuất hiện dịch nhầy, mùi hôi khó chịu. Người bệnh khi đó không chỉ đau mà còn khó khăn trong sinh hoạt. Ở cấp độ nặng, người bệnh có thể c.hảy m.áu rất nhiều khi đại tiện, ra m.áu thường xuyên. Cơ thể bị mất m.áu, mệt mỏi. Có nhiều trường hợp búi trĩ bị viêm dẫn tới tình trạng n.hiễm t.rùng m.áu, búi trĩ bị viêm loét, hoại tử, rò rỉ h.ậu m.ôn không kiểm soát.

Bệnh trĩ được chia làm 2 loại là trĩ nội và trĩ ngoại. Trĩ nội là Búi trĩ hình thành phía trong h.ậu m.ôn, bên ngoài không nhìn thấy được. Còn trĩ ngoại, búi trĩ nằm ở dưới đường lược, xuất phát từ đám rối trĩ ngoại (mạch trực tràng dưới) và lòi ra bên ngoài h.ậu m.ôn giống như một đoạn thịt thừa có thể sờ tay thấy.

Bệnh chia làm 4 cấp độ. Với độ 1 và 2, việc điều trị thường là nội khoa và hướng dẫn chế độ ăn uống, sinh hoạt hàng ngày thì sẽ ổn định. Còn đối với trĩ độ 3, 4 trở lên khi búi trĩ sa lồi, có thể phải dùng tay đẩy lên hoặc búi trĩ sa lồi liên tục hoặc có biểu hiện đại tiện ra m.áu, đau rát h.ậu m.ôn thì người bệnh đã bị nặng nên cần phẫu thuật cắt trĩ.

Để phòng tránh bệnh trĩ khi còn quá trẻ, các chuyên gia khuyến cáo mọi người cần:

Có chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học, hợp lý;

Uống đủ nước, ăn rau, củ quả;

Hạn chế ngổi nhiều, hạn chế sử dụng máy tính, điện thoại;

Trẻ cần được vận động hàng ngày, vận động thường xuyên, để tránh tình trạng táo bón xảy ra.

Theo các chuyên gia, bệnh trĩ là bệnh khó nói. Bởi vậy mà khi bị bệnh, mọi người thường e ngại đi khám và điều trị. Chỉ khi có biểu hiện nặng, thậm chí không thể chịu đựng được sự đau đớn, phiền toái nữa mới vào viện. Việc điều trị sớm sẽ càng đơn giản, giảm biến chứng và chi phí. Do đó, khi có những biểu hiện như: Đi ngoài ra m.áu, có cảm giác nặng tức ở h.ậu m.ôn, mót rặn; Đau rát h.ậu m.ôn trong và sau khi đi vệ sinh, và khi ngồi; Đi ngoài thấy búi trĩ sa ra ngoài h.ậu m.ôn thì người dân nên đi khám sớm để được điều trị kịp thời… mọi người nên điều trị sớm.

Hiện nay có rất nhiều phương pháp phẫu thuật cắt trĩ. Trước đây có những phương pháp như tiêm xơ, thắt trĩ và hiện nay Y học phát triển có nhiều phương pháp cắt trĩ như: Phương pháp Milligan Morgan, phương pháp cắt trĩ Longo, phương pháp khâu treo triệt mạch trĩ THD, phương pháp Ferguson, Whitehead…. Bệnh nhân ít đau và quá trình hồi phục sớm hơn, từ 5- 7 ngày sẽ trở lại sinh hoạt bình thường. Tùy theo thể trĩ, tình trạng bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp phù hợp.

Trĩ ngoại có nguy cơ chuyển sang ung thư?

Để điều trị bệnh trĩ, hiện có hai phương pháp là nội khoa và ngoại khoa. Trong điều trị ngoại khoa có các phương pháp khác nhau, như cắt búi trĩ trực tiếp theo các phương pháp Milligan – Morgan, Ferguson hay White heat.

tri ngoai co nguy co chuyen sang ung thu b73 5695022

Ảnh minh họa

Hỏi: Gia đình tôi có người thân mắc trĩ ngoại, xin hỏi liệu bệnh có chuyển thành ung thư hay không? Hiện có phương pháp điều trị dứt điểm bệnh này hay không, thưa bác sĩ?

Lã Thu Hằng (phường Nghĩa Tân, quận Cầu Giấy, Hà Nội)

Đáp: Về nguyên tắc, trĩ ngoại không có khả năng chuyển thành ung thư h.ậu m.ôn trực tràng. Tuy nhiên, để khẳng định chắc chắn về tình trạng bệnh, bạn cần đưa người thân đi khám chuyên khoa để có thể chẩn đoán chính xác và tư vấn điều trị phù hợp.

Để điều trị bệnh trĩ, hiện có hai phương pháp là nội khoa và ngoại khoa. Trong điều trị ngoại khoa có các phương pháp khác nhau, như cắt búi trĩ trực tiếp theo các phương pháp Milligan – Morgan, Ferguson hay White heat.

Bên cạnh đó, còn có phương pháp phẫu thuật khâu treo triệt mạch trĩ theo phương pháp Longo. Phẫu thuật này dựa trên nguyên lý kéo búi trĩ trở lại vị trí bình thường, cắt và khâu phần mạch m.áu cung cấp làm búi trĩ co nhỏ lại. Vết cắt và khâu nằm trên vùng ít cảm giác của ống h.ậu m.ôn, giúp bệnh nhân giảm đau đáng kể sau phẫu thuật.

Ưu điểm của phương pháp Longo là sau phẫu thuật bệnh nhân có thể trở lại sinh hoạt bình thường sớm nhất. Thời gian nằm viện ngắn nhất (3 – 4 ngày, trường hợp đặc biệt có thể ra viện trong ngày). Bệnh nhân chỉ cần sử dụng thuốc giảm đau đường uống, chỉ cảm thấy sự khó chịu nhẹ ở vùng h.ậu m.ôn.

Ngoài ra, phương pháp phẫu thuật khâu triệt mạch trĩ dưới hướng dẫn của siêu âm doppler (THD) được chỉ định cho trĩ nội từ độ I đến độ III. Mục đích là cắt nguồn động mạch chạy dưới niêm mạc đến các đám rối trĩ làm cho các búi trĩ teo nhỏ.

Bệnh trĩ là hậu quả của nhiều nguyên nhân và rất dễ tái phát, nên dù đã qua phẫu thuật thì vẫn có thể mắc lại. Nguyên nhân dẫn đến mắc bệnh trĩ thường thấy nhất là do táo bón, mang thai hay bệnh nghề nghiệp đặc thù, phải ngồi nhiều như nhân viên văn phòng, lái xe. Ngoài ra, người có bệnh nền và dùng các thuốc đặc thù cũng có thể gây nên bệnh trĩ.

Bệnh trĩ có tỷ lệ tái phát khá cao nên người bệnh cần chú ý loại bỏ nguyên nhân gây bệnh như táo bón, viêm đại tràng. Nên chú ý ăn nhiều chất xơ, uống đủ nước, không nhịn đại tiện, vận động thường xuyên.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *