Người bị bệnh dạ dày ăn nhiều mận sẽ trầm trọng thêm bệnh. Dưa hấu là loại quả có tính lạnh nên phụ nữ mang thai và phụ nữ trong thời kỳ k.inh n.guyệt nên ăn ít dưa hấu. Ăn nhiều quả anh đào có thể gây viêm loét dạ dày, xuất huyết tiêu hóa…
Ảnh minh họa.
Giáo sư Trần Vương Toàn thuộc khoa y học cổ truyền Trung Quốc cho rằng, trái cây rất tốt cho sức khỏe, tuy nhiên ăn trái cây vào mùa hè cũng cần phải lưu ý, không được ăn bừa bãi nhất là 3 loại quả phổ biến này.
Chuyên gia nhắn nhủ, ăn trái cây vào mùa hè cần đặc biệt chú ý 3 loại quả ngon sau:
1. Quả anh đào
Theo y học hiện đại, trong quả anh đào có chứa chất chống oxy hóa có tác dụng ngăn chặn các gốc tự do gây tổn thương tế bào và mô. Ngoài ra, cherry còn chứa lượng vitamin A gấp 20 lần quả việt quất hoặc dâu tây. Chúng cũng chứa beta-carotene-vitamin rất có lợi cho hệ miễn dịch, thị lực và da.
Trong Đông y, quả anh đào được sử dụng như một loại thuốc, món ăn có tác dụng ổn định tim mạch, tiểu đường, chữa bỏng, phòng ngừa và làm giảm viêm khớp, gút… Dù vậy, quả anh đào vẫn có thể gây tổn hại cho sức khỏe nếu bạn dùng sai cách.
Nếu ăn nhiều quả anh đào, chất cyanogenic glycoside chứa trong nó tích tụ trong cơ thể người với số lượng lớn, có thể gây ngộ độc sắt hoặc ngộ độc xyanua. Ngoài ra ăn nhiều quả anh đào, có thể gây viêm loét đạ ày, xuất huyết tiêu hóa và các triệu chứng khác, ảnh hưởng nghiêm trọng đến chức năng tiêu hóa của đường tiêu hóa, đau bụng và tiêu chảy là những hiện tượng thường gặp. Do đó, anh đào cũng là một loại trái cây ăn vào mùa hè cần chú ý cách ăn.
2. Quả mận
Ảnh minh họa
Mận là loại trái cây vừa ngọt, vừa chua, nhiều nước, được ưa thích vào mùa hè. Quả mận giàu chất xơ, không có chất béo hoặc cholesterol xấu. Một quả mận chỉ chứa 30 calo, 6,5g đường, 0,5g protein và 1g chất xơ. Các chất chống oxy hóa trong mận giúp hồi phục các tế bào trong não bị tổn thương. Ăn 3-4 quả mận mỗi ngày sẽ giúp bạn cải thiện trí nhớ hiệu quả. Ngoài ra, mận là loại trái cây có chỉ số đường huyết GI rất thấp, giúp bạn kiểm soát lượng đường trong m.áu, giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Ăn mận còn giúp điều hòa nhu động ruột, giảm nguy cơ táo bón.
Tuy nhiên mận là loại thực phẩm có tính axit, điều này có thể ảnh hưởng đến dạ dày và men răng, đặc biệt ở t.rẻ e.m. Người bị bệnh dạ dày ăn nhiều mận sẽ trầm trọng thêm bệnh. Mận có tính nóng nên ăn nhiều mận có thể gây ra các hiện tượng nóng trong, nhiệt miệng, mụn nhọt… Hơn nữa mận có chứa nhiều chất oxalate, do đó gây cản trở quá trình hấp thụ canxi của cơ thể. Điều này có thể dẫn đến hiện tượng kết tủa trong thận, nguyên nhân chính gây sỏi thận và sỏi bàng quang. Đặc biệt, những người bị bệnh thận hoặc có t.iền sử gia đình bị bệnh này nên hạn chế hoặc không ăn mận.
Mận là loại trái cây mùa hè không nên ăn nhiều. Bạn không nên ăn quá 10 quả mận 1 ngày dù có thích đến đâu để tránh tổn hại sức khỏe. Để an toàn hơn cho sức khỏe, trước khi ăn mận nên ngâm trong nước muối pha loãng. Nên chọn những quả mận có lớp phấn trắng bao phủ lớp vỏ ngoài, vỏ của mận ngon thường căng mọng, nhẵn bóng. Mận tươi có cuống tươi, hoặc nguyên chùm, nắn không bị mềm.
3. Dưa hấu
Ảnh minh họa.
Dưa hấu là một trong những loại trái cây phổ biến, được nhiều người lựa chọn để giải nhiệt trong mùa hè. Nếu ăn dưa hấu với lượng thích hợp, sẽ rất có lợi cho cơ thể, vitamin B6 là chất dinh dưỡng có trong dưa hấu, rất tốt cho não, giúp ổn định lượng đường huyết, bảo vệ tim mạch và duy trì chức năng não khỏe mạnh.
Hàm lượng lycopen trong dưa hấu cao, là chất chống oxy hoá tốt, ngăn chặn các gốc tự do gây hại cho tế bào, tốt cho sức khoẻ tim mạch và phòng chống ung thư. Dưa hấu giúp làm giảm cholesterol trong máuvà giàu kali giúp điều chỉnh bệnh tăng huyết áp. Ngoài ra, dưa hấu còn có tác dụng làm đẹp da.
Nhưng dưa hấu vẫn là loại quả có tính lạnh nên phụ nữ mang thai và phụ nữ trong thời kỳ k.inh n.guyệt nên ăn ít dưa hấu, ăn dưa hấu quá nhiều sẽ khiến tỳ vị và dạ dày bị lạnh, gây nguy hiểm cho sức khỏe. Ăn quá nhiều dưa hấu cũng khiến lượng kali cao sẽ dẫn đến rối loạn nhịp tim và hệ thần kinh gây ra các cơn đau tim bất thường.
Không ăn dưa hấu vào buổi tối, dưa hấu chứa nhiều đường, không thân thiện với hệ tiêu hóa, gây tăng cân. Ngoài ra, tỷ lệ nước lớn trong dưa hấu có thể khiến bạn thức giấc giữa đêm để đi vệ sinh. Điều đó dẫn đến giấc ngủ kém, thiếu ngủ, mệt mỏi vào hôm sau. Những người bị cảm ăn dưa hấu càng ít càng tốt, bằng không sẽ khiến tình trạng bệnh nặng thêm.
Một số loại trái cây cha mẹ không nên cho trẻ nhỏ ăn nhiều:
Ngoài 3 loại trái cây trên, nhưng đối với t.rẻ e.m, hệ tiêu hóa non nớt có rất nhiều loại trái cây dù tốt cha mẹ cũng không nên cho bé ăn nhiều vì chúng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe.
Vải có rất nhiều vitamin, khoáng chất, hàm lượng đạm cao, giàu acid hữu cơ, Ca, Fe, P, vitamin B1, B2, C… Tuy nhiên, chính vì hàm lượng đường cao nên ăn nhiều nhãn sẽ có nguy cơ làm tăng huyết áp, không có lợi cho người bị tiểu đường. Với trẻ nhỏ, ăn nhiều vải quá cũng không tốt, lượng đường nhiều khiến cơ thể dễ bị nóng, nổi mụn nhọt, rôm sẩy.
Xoài cũng là loại trái cây có nhiều dinh dưỡng cao, chứa chất bảo vệ các tế bào thần kinh, cải thiện thị giác. Tuy nhiên, chất acid trong xoài có thể tác động xấu tới hệ tiêu hóa non nớt của trẻ như gây ra hiện tượng nóng rát hoặc nhiệt miệng, phát ban tay chân.
Nhãn chứa rất nhiều protein, chất béo, đường tự nhiên và cực tốt cho sức khỏe của trẻ. Nhãn cũng nhiều vitamin A, C, Kali, Phospho, sắt… Mỗi ngày trẻ chỉ cần ăn từ 3 – 5 quả nhãn có thể cung cấp đủ cho cơ thể lượng vitamin, khoáng chất cần thiết. Vì vậy, mẹ không cần phải cho bé ăn nhiều loại quả này.
Dứa rất nhiều vitamin C, có vị chua ngọt thanh mát và nhiều khoáng chất, vi lượng. Đặc biệt, dứa có chứa enzym có khả ăng làm mềm và khiến protein dễ tiêu hóa. Nhưng trong dứa lại chứa glycosides sinh học gây kích ứng niêm mạc miệng khiến trẻ rất dễ bị rát lưỡi hay rát vòm họng. Ngoài ra, ăn nhiều dứa có thể gây cảm giác mệt mỏi, chóng mặt, buồn nôn.
Vì vậy, khi cho trẻ ăn dứa mẹ chi cho ăn khoảng 1 miếng nhỏ. Không cho trẻ dưới 1 t.uổi ăn dứa. Trẻ lần đầu ăn dứa cần kiểm tra thử xem con có gặp vấn đề khó chịu hoặc dị ứng với dứa không.
Cách rửa trái cây, rau củ quả sạch hóa chất tại nhà
Với những trái cây, rau củ chứa ít thuốc bảo vệ thực vật như: kiwi, bơ, xoài, nhãn, dưa hấu…
Pha nước sạch dùng để rửa trái cây, rau củ quả theo công thức 3: 1 (3 nước, 1 giấm)
Ngâm trái cây, rau củ trong hỗn hợp nước giấm vừa pha từ 10 đến 20 phút. Sau đó rửa bằng nước sạch.
Ngoài cách sử dụng nước giấm, để làm sạch rau củ quả bạn có thể áp dụng các cách sau:
Cách 1: 1 thìa nước cốt chanh 2 thìa baking soda 1 chén nước (tùy vào số lượng rau củ quả sẽ tăng dần hỗn hợp lên).
Cách 2: 1 thìa nước cốt chanh 2 thìa giấm táo 1 chén nước.
Áp dụng 2 cách trên cũng ngâm rau củ, trái cây tươi trong 10 – 20 phút, sau đó rửa lại bằng nước sạch.
Với các loại trái cây có chứa nhiều hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật như: nho, dâu tây, đào, lê,…
Sử dụng giấm loãng để loại bỏ hóa chất trong các loại trái cây này là điều hoàn toàn không thể. Vì thế có thể áp dụng cách sau:
Cách 1: 1 chén nước giấm táo 1 thìa backing soda 1 thìa tinh dầu hạt bưởi. Ngâm hoa quả, rau củ trong 1 giờ.
Cách 2: 5 thìa nước nghệ xay nguyên chất (đã bỏ bã) hòa với nước. Ngâm trong 15 phút và rửa lại hoa quả, rau củ bằng nước sạch.
Lưu ý khi làm sạch rau củ quả bạn đừng quên làm sạch tay, dao và thớt nhé! Như vậy mới đảm bảo được vệ sinh an toàn thực phẩm.
Những lợi ích cho sức khỏe từ mùa hè
Mỗi mùa đều sẽ có những lợi ích cho sức khỏe. Vậy bạn đã biết những lợi ích cho sức khỏe từ mùa hè đem lại hay chưa?
Thời điểm mùa hè đang đến, đây không chỉ đơn thuần là mùa của những kỳ nghỉ lễ dài cho cả gia đình nghỉ ngơi mà còn là mùa chứa rất nhiều ánh nắng mặt trời, trái cây và môi trường có lợi cho sức khỏe.
Tuy nhiên, không phải ai cũng biết lợi ích sức khỏe từ mùa hè đem lại. Những thông tin trong bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về lợi ích cho sức khỏe từ mùa hè.
1. Cung cấp vitamin D tự nhiên cho cơ thể
Mùa hè, các nhà khoa học cho biết rằng trên da người có một hợp chất được gọi là 7-dehydrocholesterol có chức năng như là t.iền thân của vitamin D.
Trong khi ánh nắng mặt trời chiếu vào da, tia cực tím có trong ánh nắng mặt trời có thể chuyển chất 7-dehydrocholesterol thành vitamin D3 bằng việc phá vỡ liên kết phân tử của chất này và giúp cơ thể có thể hấp thụ được hợp chất mới để điều tiết lượng calcium cần thiết.
Như đã biết, mùa hè đến là thời điểm có nhiều ánh nắng hơn bất cứ mùa nào trong năm. Vì vậy, đây là thời gian lý tưởng nhất để cơ thể bổ sung vitamin D và duy trì loại vitamin này.
Tác dụng của vitamin D đối với cơ thể con người
Vitamin D có tác dụng làm chậm quá trình lão hóa, ngăn ngừa viêm và cải thiện sức khỏe xương, cải thiện khả năng miễn dịch và chống lại bệnh tật hiệu quả.
Đồng thời, vitamin D còn có tác dụng giúp làm giảm nguy cơ t.ử v.ong sớm ở những người được chẩn đoán có vấn đề về tim như việc làm giảm huyết áp, đối với bệnh cao huyết áp và làm giảm nguy cơ mắc các bệnh khác như: bệnh tim do xơ vữa động mạch, cơn đau tim và đột quỵ xảy ra.
Vitamin D có tác dụng làm chậm quá trình lão hóa, ngăn ngừa viêm,… – Ảnh Internet
Lưu ý khi tiếp xúc ánh nắng mặt trời mùa hè
Bổ sung vitamin D từ ánh nắng mặt trời vào mùa hè là hành động mọi người lựa chọn. Tuy nhiên, lưu ý rằng khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời trực tiếp để bổ sung vitamin D thì cần chú ý:
– Tia cực tím UV cần phải ở mức dưới 3.
– Chú ý thời điểm trong ngày khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời khi chỉ số này quá cao.
– Chỉ nên tiếp xúc ánh mặt trời vào sáng sớm hoặc chiều muộn khi chỉ số UV xuống thấp.
2. Trái cây mùa hè
Mùa hè là mùa có rất nhiều loại trái cây, rau quả để bạn thoải mái lựa chọn và bổ sung dưỡng chất cho cơ thể. Bên cạnh đó, nhiệt độ tăng cao của mùa hè cũng là nguyên nhân khiến mọi người ăn nhiều trái cây hơn. Các loại trái cây giúp ích trong việc bổ sung nước cho cơ thể trong mùa hè nắng nóng.
Các chuyên gia cũng cho biết rằng, các loại trái cây như dứa, kiwi, cam, dâu tây và nho đều giúp cơ thể nhận được nhiều vitamin C, phytochemicals có tác dụng chống oxy hóa giúp ngăn ngừa các bệnh mạn tính như: ung thư, tim mạch hay đái tháo đường,…
Không những thế, các loại trái cây còn giúp tăng cường sức khỏe của hệ miễn dịch và giúp làm giảm cân vì lượng calo từ các loại trái cây đem lại thấp. Các loại trái cây còn giúp cung cấp nhiều vitamin C, vitamin E cho cơ thể.
Các loại trái cây mùa hè giúp cơ thể bổ sung vitamin C, D cần thiết – Ảnh Internet
3. Mùa hè giúp làm sạch da, tốt cho sức khỏe tâm thần
Mùa hè, nhiệt độ tăng cao là cách giúp cơ thể tự thích nghi với môi trường. Khi bạn càng đổ mồ hôi thì cơ thể càng mát. Đồng thời quá trình tuần hoàn m.áu cũng diễn ra tốt hơn.
Việc đổ mồ hôi trong mùa hè còn đem lại tác dụng làm sạch da vì giúp tẩy sạch vi khuẩn, bụi bẩn và dầu cũng như các tạp chất khác trên da.
Đặc biệt, việc đổ mồ hôi không chỉ đem lại lợi ích đối với sức khỏe thể chất mà còn có tác dụng tốt đối với sức khỏe tinh thần.
Vì vậy, mọi người được khuyến khích nên tham gia các hoạt động ngoài trời. Trong một nghiên cứu được thực hiện cho thấy chỉ cần dành 30 phút trong tự nhiên mỗi tuần cũng có tác dụng giảm nguy cơ cao huyết áp, trầm cảm và việc hít thở oxy với không khí trong lành còn quan trọng hơn đối với người sống trong môi trường thành phố bận rộn và ô nhiễm.
Mùa hè là thời điểm tốt để lựa chọn các hoạt động ngoài trời như cắm trại, dã ngoại. Các hoạt động thể thao đều giúp ích trong việc duy trì cuộc sống vận động còn giúp đốt cháy calo thừa và cải thiện sự lưu thông m.áu, đồng thời giảm căng thẳng, tăng cường sự tập trung hiệu quả.
4. Trẻ hóa cơ thể là lợi ích cho sức khỏe từ mùa hè
Thói quen lên lịch cho việc nghỉ ngơi hay du lịch, thư giãn đều cần thiết đối với việc muốn giúp cơ thể khỏe mạnh và tập trung làm việc hiệu quả.
Ở độ t.uổi nào thì thời gian dành cho những kỳ nghỉ cùng gia đình, bạn bè với mục đích tránh xa môi trường làm việc, học tập căng thẳng đều đem lại nhiều lợi ích đối với sức khỏe.
Đồng thời, đây còn là cách giúp tăng sáng tạo, cải thiện tập trung và phát triển các mối quan hệ gia đình tốt nhất.
Thói quen lên lịch cho việc nghỉ ngơi hay du lịch, thư giãn đều cần thiết đối với việc muốn giúp cơ thể khỏe mạnh – Ảnh Internet
5. Tốt với sức khỏe tim mạch
Nghiên cứu cho biết rằng bệnh tim mạch tăng lên trong những tháng mùa đông nhưng thường sẽ thấp nhất vào mùa hè dù không xác định được rõ nguyên nhân.
Dù vậy, các lợi ích cho sức khỏe từ mùa hè đem lại là không thể nào bỏ qua. Có thể thấy, việc đổ mồ hôi, thói quen ăn nhiều trái cây hay tăng cường luyện tập và nghỉ ngơi đều đem lại lợi ích cho sức khỏe tim mạch.
Ngoài ra, mức cholesterol tốt được cho là cao hơn trong mùa hè so với những tháng lạnh hơn cũng là điều kiện thuận lợi giúp tăng cường sức khỏe cho tim.
Có thể bạn không chú ý đến, nhưng mùa hè thời điểm này ít có các ngày lễ hơn nên chế độ ăn uống của con người cũng diễn ra lành mạnh hơn.
Tuy nhiên, khí hậu nóng bức của mùa hè cũng gây ra rất nhiều phiền toái đối với những người mắc bệnh mãn tính như bị tăng huyết áp, đau thắt ngực. Những đối tượng có bệnh mạn tính mùa hè cần lưu ý cách phòng ngừa tốt nhất để tránh các biến chứng gây ra.