Màu sắc bắt mắt của thuốc diệt chuột, sự hạn chế về nhận thức, phân biệt của trẻ cùng một chút lơ là của người lớn, có thể là nguyên nhân của nhiều vụ việc đau lòng và những hậu quả không hề nhỏ.
Nếu trước đây, các thuốc diệt chuột thế hệ cũ thường có thành phần là các phốt phua kẽm, phốt phua nhôm là sản phẩm có độc tố cao, diệt chuột theo cơ chế làm mất nước và gây độc, nhưng thường có mùi đặc trưng, thì các thuốc diệt chuột thế hệ mới rất phong phú, đa dạng về hình thức, chủng loại, màu sắc: Có dạng viên giống viên kẹo màu xanh, hồng, đỏ, trắng; có dạng dung dịch giống siro hay dạng bột… hoặc các dạng bả mồi có chứa các thành phần độc tố khác tiêu biểu là wafarin (gây xuất huyết do kháng vitamin K) thường được biết đến với tên gọi thuốc diệt chuột sinh học.
Là một sản phẩm thông dụng, người dân có thể dễ dàng mua các loại thuốc diệt chuột này ở các cửa hàng bán thuốc bảo vệ thực vật, quầy bán hàng rong hay thậm chí là qua các trang thương mại điện tử. Tiện dụng, ai cũng có thể mua được thuốc diệt chuột ở bất cứ đâu, nên việc xuất hiện các trường hợp ngộ độc do nhầm lẫn liên quan đến các sản phẩm này là không hiếm, chưa kể đến các trường hợp sử dụng sản phẩm vì nhiều mục đích không phù hợp.
Nhầm lẫn nguy hại của trẻ nhỏ
Thời gian vừa qua, BV Sản nhi Nghệ An cho biết đang tích cực điều trị cho một bệnh nhi là b.é g.ái 3 t.uổi uống phải thuốc diệt chuột. Theo đó b.é g.ái T.V (3 t.uổi, trú tại huyện Yên Thành, Nghệ An) đang chơi một mình thì thấy chai thuốc diệt chuột (có màu đỏ, xuất xứ Trung Quốc) trong nhà và tưởng là siro nên mở ra uống. Một lát sau, người nhà phát hiện bé đang hôn mê, co giật.
Nạn nhân được nhanh chóng chuyển đến đến bệnh viện tuyến huyện cấp cứu, rửa dạ dày và truyền dịch. Qua sơ cứu ban đầu, các bác sĩ nhận định bệnh nhi xuất hiện dấu hiệu chuyển nặng, co giật toàn thân, hôn mê, tím tái, rối loạn nhịp tim nên tiếp tục được chuyển vào BV Sản nhi Nghệ An cấp cứu. Sau hơn 1 tuần hồi sức tích cực, điều trị thải độc, hiện sức khỏe của bé có dấu hiệu chuyển biến tốt nhưng vẫn đang tiếp tục được theo dõi sát sao.
Thuốc diệt chuột là sản phẩm dễ dàng mua được tại nhiều cửa hàng trong đó có các trang thương mại điện tử
Hay gần đây hơn, là trường hợp b.é t.rai 5 t.uổi ở Tuyên Quang t.ử v.ong nghi do ngộ độc thuốc diệt chuột. Khoa Cấp cứu, BV Đa khoa tỉnh Tuyên Quang mới tiếp nhận 2 bệnh nhi nghi ngộ độc thuốc diệt chuột, nhập viện trong tình trạng rất nặng, trong đó bé H. đã hôn mê, co giật liên tục, bé K. nôn nhiều. Nhận định trẻ bị ngộ độc hóa chất, ngay khi nhập viện, kíp trực cấp cứu khoa Nhi thực hiện đặt nội khí quản, thở máy, rửa dạ dày cho 2 bệnh nhi.
Ngay sau đó, 2 bé được đưa lên xe cấp cứu, vận chuyển xuống BV Nhi Trung ương. Tuy nhiên trên đường di chuyển, bé H. đã t.ử v.ong. Tại BV Nhi Trung ương, bé K. được thở máy, lọc m.áu liên tục, kết quả xét nghiệm chưa phát hiện ra hóa chất ngộ độc, nghĩ nhiều đến ngộ độc thuốc diệt chuột. Sau 5 ngày điều trị, bé bắt đầu tỉnh dần, cai được máy thở.
Người lớn cũng là nạn nhân
Khoa Cấp cứu & Hồi sức tích cực – BV Đại học Y Hà Nội cũng đã từng tiếp nhận bệnh nhân nam 75 t.uổi, trong tình trạng sốc mất m.áu do xuất huyết tiêu hóa. Bệnh nhân có t.iền sử sa sút trí tuệ, cách 1 tháng, bệnh nhân cũng có một đợt xuất huyết tiêu hóa, được điều trị tại bệnh viện tuyến dưới nhưng chưa rõ nguyên nhân xuất huyết và được cho ra viện.
Khai thác thông tin từ gia đình được biết, ở nhà bệnh nhân có uống nhầm gói thuốc diệt chuột dạng kháng vitamin K- Super Warfarin, không rõ số lượng. Sau hơn 1 tháng điều trị, tình trạng bệnh nhân ổn định và được ra viện. Tuy nhiên, do tác dụng của thuốc chuột kéo dài, có thể hàng tháng tới hàng năm nên sau khi về nhà, bệnh nhân vẫn phải uống thuốc vitamin K lâu dài và theo dõi tình trạng đông m.áu định kỳ.
Màu sắc bắt mắt của các sản phẩm thuốc diệt chuột có thể là mối nguy hiểm tiềm tàng với trẻ nhỏ
Theo ThS.BS Vũ Đình Hùng, Khoa cấp cứu và hồi sức tích cực BV Đại học Y Hà Nội, warfarin là chất ức chế quá trình đông m.áu thông qua cơ chế ngăn chặn một enzyme được gọi là vitamin K epoxide reductase và nó kích hoạt vitamin K1. Không có đủ vitamin K1 hoạt tính, các yếu tố đông m.áu II, VII, IX và X không được tạo ra và sẽ làm giảm khả năng đông m.áu.
Wafarin lần đầu tiên được đưa vào sử dụng vào năm 1948 như một chất độc diệt chuột. Năm 1954, nó đã được chấp thuận cho sử dụng trong y tế tại Mỹ là một thuốc chống đông được chỉ định trong các bệnh lý tăng đông m.áu gây nguy cơ tạo huyết khối. Các loại wafarin khác được sử dụng như thuốc diệt chuột bao gồm coumatetralyl và brodifacoum, đôi khi được gọi là “super-warfarin” vì nó có hiệu lực, hoạt động lâu hơn có thể kéo dài hàng năm.
Các loại thuốc diệt chuột thường được chế tạo dạng viên giống viên kẹo, đôi khi có nhiều màu sắc, nên người già và t.rẻ e.m rất dễ uống nhầm. Khi uống nhầm thuốc diệt chuột kháng dạng super-warfarin, cơ thể sẽ bị rối loạn đông m.áu nghiêm trọng, dẫn đến nguy cơ c.hảy m.áu nhiều vị trí bao gồm c.hảy m.áu dưới da, c.hảy m.áu niêm mạc, c.hảy m.áu từ vết thương không thể cẩm được. Nguy hiểm hơn, người bệnh có thể bị xuất huyết não, c.hảy m.áu tiêu hóa ồ ạt, c.hảy m.áu từ các tạng trong ổ bụng gây ra sốc mất m.áu….
Theo các chuyên gia, những chất này gây độc diễn biến âm thầm và trong 3 ngày đầu, bên ngoài biểu hiện bình thường nhưng sau thời điểm này xuất hiện các dấu hiệu c.hảy m.áu ở răng, mũi, da, tiêu hóa… Có những người chỉ c.hảy m.áu nặng khi sau chấn thương, va chạm, sau các thủ thuật tác động qua da khi đi khám chữa bệnh (tiêm, chọc, tán sỏi,…). Bệnh nhân vì nhiều lý do không khai thật đã uống thuốc diệt chuột nên bác sĩ dễ nhầm lẫn sang các bệnh lý khác.
Cũng có những trường hợp sử dụng thuốc diệt chuột không an toàn, thậm chí lạm dụng đã dẫn tới thuốc diệt chuột lẫn với thức ăn, nước uống hoặc có thể ngấm qua da, có thể một lượng lớn ngay lập tức hoặc ăn uống, ngấm dần qua da, tích lũy liều và gây ngộ độc chậm tới nhiều ngày sau mà không biết.
Hai b.é t.rai uống nhầm thuốc diệt chuột vì tưởng nước ngọt, 1 bé t.ử v.ong thương tâm
Thời điểm nhập viện bé P. có biểu hiện co giật toàn thân, diễn tiến nặng, suy hô hấp, suy tuần hoàn. Còn bé Q. biểu hiện lơ mơ nhưng vẫn nói chuyện được.
Sáng 29/3, các bác sĩ tại Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai cho biết, một trong hai bé uống nhầm thuốc diệt chuột đã không qua khỏi, bé còn lại vẫn đang được tiếp tục điều trị.
Ảnh minh họa
Trước đó, ngày 26/3, 2 b.é t.rai là L.H.P (7 t.uổi, ngụ phường Phước Tân, TP. Biên Hoà, Đồng Nai) và bé V.N.Đ.Q. (8 t.uổi, ngụ cùng phường) được chuyển từ Bệnh viện Đại Học Y Dược Shing Mark đến Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai.
Theo báo Dân Việt, bà Nguyễn Lê Đa Hà – Giám đốc Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai, thời điểm nhập viện bé P. có biểu hiện co giật toàn thân, diễn tiến nặng, suy hô hấp, suy tuần hoàn. Còn bé Q. biểu hiện lơ mơ nhưng vẫn nói chuyện được.
Theo lời chia sẻ của bé Q, cả 2 em nhà ở gần nhau và thường rủ nhau đi chơi chung. Hôm đó, trong lúc đi chơi, cả 2 nhặt được 2 chai nhựa lớn hơn ngón tay cái, bên trong có nước màu hồng. Tưởng là siro nên cả 2 bé chia nhau uống nhưng P uống nhiều hơn Q.
Khi được đưa vào bệnh viện cấp cứu, cả 2 được điều trị theo các bước cấp cứu, thải độc,… đúng phác đồ của Bộ Y tế. Em Q may mắn qua khỏi, riêng em P do uống nhiều, đã quá muộn nên đã t.ử v.ong vào 1h sáng 28/3.
Khi người nhà cung cấp chai nhựa mà các cháu bé uống thì các bác sĩ xác định đây là thuốc diệt chuột có xuất xứ từ Trung Quốc. Bên ngoài, loại này được để trong ống nhựa, có màu giống siro nên các bé nhầm lẫn.