strong> Cảm giác nặng chân, bó chặt ở bắp chân… khi chiều về là triệu chứng thường gặp ở không ít phụ nữ bị suy tĩnh mạch chi dưới.
Giải thích về nguyên nhân này, bác sĩ Hoàng Kim Bình, Khoa Phẫu thuật Tim – Mạch m.áu Bệnh viện Bình Dân (TP HCM), cho biết người bị suy tĩnh mạch chi dưới khiến các van trong lòng tĩnh mạch không thể khép kín để đẩy m.áu về tim, dòng m.áu c.hảy ngược này làm tăng áp lực và kéo giãn thành tĩnh mạch khiến tình trạng m.áu c.hảy ngược dòng nặng thêm. Hậu quả dẫn tới tình trạng ứ m.áu ở chi dưới gây phù, nặng chân, vọp bẻ… thậm chí còn có nguy cơ t.ử v.ong do huyết khối gây thuyên tắc phổi. Suy tĩnh mạch rất thường gặp ở chân, xảy ra ở khoảng 10% – 35% người trưởng thành.
Theo bác sĩ Bình, phụ nữ có nguy cơ bị suy tĩnh mạch cao hơn nam giới, mang thai cũng làm tăng nguy cơ giãn tĩnh mạch. Thói quen đi giày cao gót, ngồi bắt chéo chân cũng khiến phụ nữ tăng nguy cơ suy tĩnh mạch.
Bác sĩ Hoàng Kim Bình đang thăm khám, siêu âm tĩnh mạch chi dưới cho người bệnh
Người thừa cân, béo phì, người làm công việc đòi hỏi phải ngồi hay đứng nhiều như nhân viên văn phòng, tiếp tân, bảo vệ và người ít vận động cũng là những đối tượng có nguy cơ cao bị suy tĩnh mạch. Bệnh này đang có xu hướng ngày càng trẻ hóa do lối sống ít vận động.
Có nhiều phương pháp để điều trị bệnh này, điều trị nội khoa (thay đổi thói quen sinh hoạt, công việc, dùng thuốc…); can thiệp nội mạch và đốt sóng cao tần. Trong đó, phương pháp đốt sóng cao tần giúp cải thiện hơn 90% triệu chứng với nhiều ưu điểm như không đau (chỉ cần gây tê tại chỗ), không có sẹo mổ (thẩm mỹ), thời gian phục hồi nhanh.
Để phòng tránh bệnh, bác sĩ Bình khuyến cáo mọi người cần tránh mặc quần áo bó vùng chân và hông, tránh đứng lâu, ngồi nhiều, không ngồi bắt chéo chân tạo áp lực lên đùi, xương chậu, gây cản trở cho việc lưu thông m.áu.
Nên luyện tập thể dục để tăng lưu thông m.áu. Nếu đã có dấu hiệu suy tĩnh mạch, cần chọn các môn thể thao nhẹ nhàng như đi bộ, bơi lội, đạp xe, khiêu vũ. Hạn chế các môn thể thao có cử động mạnh dồn lực lên chân nhiều gây chấn động lên hệ tĩnh mạch như chạy, quần vợt, đá bóng…
Buổi tối khi nằm ngủ nên kê cao chân, tạo thuận lợi cho m.áu c.hảy về tim, tránh dồn ứ m.áu ở chân.
Cách ngừa chuột rút khi chạy bộ
Khởi động kỹ trước khi chạy, giảm tốc độ và thở đều nếu có biểu hiện co cứng cơ là cách thông thường để ngăn tình trạng chuột rút.
Theo Canadian Running, chuột rút có thể biến một cuộc chạy bộ, tập luyện hay cuộc đua từ thú vị trở thành khốn khổ chỉ trong vài giây bởi cơn đau làm khổ runner. Do đó, cần tìm hiểu được lý do gây ra chuột rút, người chạy có thể giảm đáng kể nguy cơ mắc cũng như cách giải quyết tình trạng này.
Chuột rút (vọp bẻ) là hiện tượng co thắt mạnh, không kiểm soát, thường xuất hiện ở các cơ, đặc biệt là cơ bắp chân, đùi hoặc bàn chân. Vận động viên chuyên nghiệp lẫn người chạy bộ thường xuyên có thể quen với tình trạng này.
Nguyên nhân gây chuột rút
Chuột rút có nhiều nguyên nhân, hay gặp nhất là thiếu canxi, suy tĩnh mạch, thiếu các vitamin nhóm B, tăng tiết axit lactic… T.uổi càng cao nguy cơ loãng xương và các bệnh khác càng gia tăng, đây cũng là yếu tố dẫn đến vọp bẻ. Lý do chính xác đôi khi phụ thuộc vào vị trí và hoàn cảnh xảy ra chuột rút.
Co thắt dạ dày : có thể là do thở nông (không thở sâu), tiêu hóa kém vì ăn hoặc uống quá nhiều trước khi chạy. Runner sẽ khó thở hơn nếu dạ dày có quá nhiều thức ăn hoặc chất lỏng.
Chuột rút bên hông : còn được gọi là đau xóc hông. Hiện tượng này thường xảy ra ngay dưới khung xương sườn, đa phần là do người chạy thở nông hoặc mất cân bằng điện giải (natri và kali).
Chuột rút cơ bắp : runner gặp chuột rút, co thắt ở chân hoặc bắp chân, có thể là do mất nước, co duỗi kém, tiêu thụ không đủ carbohydrate hoặc đơn giản là tập quá sức, chạy quá sớm (chưa khởi động kỹ).
Cách tránh chuột rút
Để tránh co thắt dạ dày, đầu tiên, runner cần theo dõi chế độ ăn, loại thực phẩm nạp vào dạ dày trước khi chạy. Nếu liên tục bị quặn thắt bụng, hãy điều chỉnh hàm lượng, số lượng thức ăn trước khi vận động.
Nếu thở nông là lý do chuột rút, runner nên dừng lại và tập trung hít thở sâu bằng cách đặt tay lên bụng. Bụng sẽ phồng lên và xẹp xuống nếu thở từ phổi dưới.
“Người mới bắt đầu chạy thường thở nông, vì vậy đừng quá lo lắng. Khi chạy tốt hơn và thể lực cải thiện, bạn sẽ kiểm soát tốt hơi thở”, theo Canadian Running . Đau xóc hông là vấn đề thường gặp của runner nhập môn, tuy nhiên nó cũng xảy ra ở những vận động viên chuyên nghiệp.
Khởi động chưa kỹ đã vội chạy nhanh ở chặng đầu dễ dẫn đến đau xóc hông. Do đó, runner cần bắt đầu chạy với nhịp độ từ từ và nhẹ nhàng. Với các bài tập lẫn cuộc đua, trước khi vận động cần khởi động kỹ. Nếu đau xóc khi đang chạy, hãy dừng lại đi bộ, đứng thẳng người và tập trung thở sâu bằng bụng, chuột rút sẽ giảm bớt.
Một số người bị đau xóc do căng thẳng trước cuộc đua, vô tình khiến họ thở gấp hơn. Thông thường khi gặp tình trạng này, họ có xu hướng chuyển sang thở nông. Chuyên gia khuyên runner hãy cố gắng giữ bình tĩnh từ đầu, thực hiện một số bài tập thở sâu để thư giãn.
Runner chinh phục cuộc đua VnExpress Marathon Quy Nhơn 2020. Ảnh: VnExpress Marathon .
Trường hợp dễ bị chuột rút cơ bắp chân, runner cần cân nhắc xem mình có duy trì đủ nước khi chạy hay không. Điều này đặc biệt quan trọng khi trời nóng nực, người chạy thường đổ mồ hôi nhiều hơn. Vào ngày nóng, hãy mang theo nước nếu vận động lâu hoặc tập luyện nặng.
Nếu nước không có tác dụng, runner có thể thay thế bằng thức uống thể thao nhằm khôi phục cân bằng điện giải. Chạy chặng đường dài vào ngày quá nóng, cơ thể có xu hướng bài tiết nhiều natri qua mồ hôi, hãy mang theo viên muối để bổ sung khi cần.
Dù không làm gì, đôi lúc bạn vẫn có thể bị chuột rút hoặc co cứng cơ. Khi bị vọp bẻ, chỉ cần dừng lại và xoa bóp cơ ngay lập tức để khôi phục lưu lượng m.áu đến cơ, tiêu tan tình trạng co thắt. Khi cơ đã được thả lỏng, dành một phút kéo căng nhẹ trước khi chạy lại. Lưu ý chạy chậm để tránh chuột rút quay trở lại.
Nếu vọp bẻ vẫn dai dẳng dù runner đã cố gắng hết sức, hãy trao đổi với bác sĩ. Có thể bạn bị thiếu vitamin hoặc mắc một số bệnh lý tiềm ẩn khác, nên giải quyết càng sớm càng tốt để quá trình chạy thuận lợi, suôn sẻ hơn.