Theo kết quả tổng điều tra dinh dưỡng toàn quốc 2019 – 2020 mới đây, mức tiêu thụ rau quả của người dân Việt Nam đã tăng bình quân đầu người từ 190,5g rau/người/ngày lên thành 231g/người/ngày và 140,7g quả chín/người/ngày sau 10 năm (năm 2020).
Tuy vậy, mức tiêu thụ rau quả mới chỉ đạt khoảng 66,4 – 77,4% so với nhu cầu khuyến nghị.
Vai trò của rau quả
Rau quả là một phần quan trọng trong cơ cấu bữa ăn hàng ngày của người dân, cung cấp các vitaimin và khoáng chất giúp duy trì cơ thể khỏe mạnh, hỗ trợ quá trình trao đổi hấp thu các chất dinh dưỡng. Các loại rau màu xanh thẫm như rau ngót, rau cải, rau muống… chứa nhiều vitamin C, vitamin K, folate; các loại quả có múi (cam, quýt, bưởi), các loại rau quả màu sắc như rau giền, rau cải tím, cà chua, bông cải, ớt chuông, quả đu đủ… giàu vitamin C, beta-carotene và các flavonoids – được chứng minh là có vai trò mạnh mẽ trong giảm quá trình oxy hóa, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, ngăn ngừa bệnh tật. Rau quả còn rất giàu chất xơ có tác dụng bảo vệ hệ tiêu hóa, tăng sức bền thành mạch và giảm cholesterol.
Khẩu phần ăn hàng ngày nếu thiếu hụt rau quả sẽ dẫn đến một số nguy cơ đối với sức khỏe. Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), tiêu thụ không đủ rau quả có liên quan đến 14% trường hợp t.ử v.ong do ung thư đường tiêu hóa và 9% t.ử v.ong do đột quỵ
Nên cân đôi lương rau quả trong khâu phân ăn.
Khuyến nghị của WHO
WHO đưa ra mức khuyến nghị tối thiểu về tiêu thụ rau quả là 400g/người/ngày (rau quả ở đây không bao gồm khoai tây và các loại củ giàu tinh bột khác) để ngăn ngừa các bệnh mạn tính như bệnh tim, ung thư, đái tháo đường và béo phì, cũng như ngăn ngừa và giảm thiếu hụt một số vi chất dinh dưỡng, đặc biệt là ở các nước đang phát triển. WHO cũng nhấn mạnh rằng 400g rau quả/ngày là mức khuyến nghị tối thiểu, các quốc gia, vùng lãnh thổ có thể tùy thuộc vào đặc điểm tự nhiên, tập quán ăn uống của người dân để xây dựng các mức khuyến nghị riêng, tuy nhiên không nên dưới mức 400g/người/ngày.
Tiêu thụ rau quả của người Việt Nam vẫn còn thâp
Ảnh minh họa
Trong Tháp Dinh dưỡng cho người trưởng thành Việt Nam đã được Bộ Y tế phê duyệt, Viện Dinh dưỡng đưa ra khuyến nghị mức tiêu thụ rau quả là 480g – 560g/ngày (tương đương từ 6-7 đơn vị rau quả, mỗi đơn vị là 80g rau quả sống sạch, không tính phần thải bỏ như vỏ, hạt…); trong đó tiêu thụ rau là từ 240 – 320g/ngày và tiêu thụ quả chín là 240g/ngày.
So với khuyến nghị tối thiểu 400g rau quả/ngày của WHO thì mức khuyến nghị của Viện Dinh dưỡng đưa ra là cao hơn, điều này là phù hợp với thói quen ăn rau quả của người Việt cũng như tính sẵn có của rau quả do điều kiện tự nhiên Việt Nam nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới.
Mặc dù, theo kết quả tổng điều tra dinh dưỡng toàn quốc 2019-2020 mới đây, khẩu mức ăn rau quả của người dân đã tăng bình quân đầu người từ 190,5g rau/người/ngày; 60,9g quả chín/người/ngày (năm 2010) lên thành 231g/ người/ngày và 140,7g quả chín/người/ngày sau 10 năm (năm 2020). Tuy vậy, mức tiêu thụ rau quả mới chỉ đạt khoảng 66,4 – 77,4% so với nhu cầu khuyến nghị.
Với lợi thế từ nguồn rau quả phong phú, đa dạng, việc tiến tới tăng lượng tiêu thụ rau quả đúng khuyến nghị trong bữa ăn hàng ngày của người dân nước ta là điều hoàn toàn có thể thực hiện được.
Tháp Dinh dưỡng của Nhật Bản đưa ra mức khuyến nghị 520 – 620g rau quả/người/ngày (trong đó, 350 – 420g rau và 200g quả). Australia đưa ra mức khuyến nghị là 560 – 640g rau quả/người/ngày. Trung Quốc đưa ra mức khuyến nghị là 500 – 850g rau quả/ngày (trong đó 300 -500g rau và 200 – 350g quả).
3 nhóm người không được ăn măng tây
Măng tây là một loại rau đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, măng tây là thực phẩm chứa nhiều nước vì vậy lương y Sáng đ.ánh giá loại thực phẩm này có thể gây ra tác dụng phụ cho một số nhóm người.
Măng tây được mệnh danh là “rau hoàng đế” nhưng lương y khuyến cáo có 3 nhóm người không được ăn vì sẽ “rước thêm bệnh vào thân”
Trước đây người Việt Nam thường chỉ trung thành với các loại rau quen thuộc như rau ngót, rau muống, rau cải… Thế nhưng vài năm gần đây, có một loại rau có nguồn gốc từ châu Âu, ngay khi vừa xuất hiện đã khiến không ít chị em mê mệt đó là măng tây.
Măng tây là loại rau cao cấp, được mệnh danh là “rau hoàng đế”. Măng tây khác với măng “ta” ở chỗ nó không phải là củ mà là ngọn. Măng tây khi ăn có vị thơm, cắn vào có cảm giác giòn, ngọt ngọt, chát chát. Dùng làm súp hay đem xào, luộc, hấp, nướng… đều có vị ngon rất khác biệt so với các loại rau khác.
Không chỉ làm thực phẩm, măng tây còn được sử dụng như một loại thuốc, do có tính chất lợi tiểu, và nhiều lợi ích khác nữa. Theo nghiên cứu của y học hiện đại, 93% thành phần của măng tây là nước. Măng tây ít calo, chứa nhiều vitamin B6, canxi, magiê, kẽm, chất xơ, protein, beta-carotene, vitamin C, vitamin E, vitamin K… cung cấp dinh dưỡng tuyệt vời và bổ dưỡng cho cơ thể con người.
Không chỉ làm thực phẩm, măng tây còn được sử dụng như một loại thuốc, do có tính chất lợi tiểu, và nhiều lợi ích khác nữa.
Đặc biệt, măng tây còn được coi như một thực phẩm chống lão hóa tự nhiên hiệu quả, nhờ chứa nhiều chất xơ, chất glutathione có khả năng giải độc, asparagines – một axít amin thiết yếu, và một số chất khác mà măng tây còn có đặc tính chống ung thư.
Nhà khoa học, lương y đa khoa Bùi Đắc Sáng (Viện hàn lâm KH&CN Việt Nam, Hội Đông y Hà Nội) cũng đ.ánh giá măng tây là một loại rau đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, măng tây là thực phẩm chứa nhiều nước vì vậy lương y Sáng khuyến cáo không phải ai cũng nên ăn nhiều.
Dù ngon lành, bổ dưỡng nhưng không phải ai cũng nên ăn nhiều măng tây.
Những đối tượng không nên ăn măng tây mà vị lương y chỉ ra như sau:
1. Những người bị phù nề
Đang gặp tình trạng phù nề do các chứng rối loạn suy tim hoặc thận, thì bạn không nên động đến các món ăn chế biến từ măng tây bởi loại rau này nhiều nước có thể khiến tình trạng phù nề thêm trầm trọng. Lương y Sáng khuyên đối tượng này nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi ăn.
2. Những người đang uống thuốc ngừa cao huyết áp
Măng tây là loại thực phẩm có tác dụng điều chỉnh huyết áp và có khả năng giảm rủi ro do tăng huyết áp. Tuy nhiên, lương y Bùi Đắc Sáng cho rằng những bệnh nhân đang bị tăng huyết áp và đang trong giai đoạn sử dụng thuốc hạ huyết áp cần phải cẩn trọng khi ăn măng tây vì loại rau này có thể phản ứng với thuốc, khiến cho huyết áp giảm xuống đột ngột gây nguy hại cho cơ thể.
Măng tây là loại thực phẩm có tác dụng điều chỉnh huyết áp và có khả năng giảm rủi ro do tăng huyết áp.
3. Những người bệnh gút
Để có thể hạ axit uric, bệnh nhân thường phải hạn chế đưa purin vào cơ thể. Tuy nhiên, măng tây lại là thực phẩm chứa lượng purin khá cao (trên 150mg/100g thực phẩm) vì vậy để tránh tình trạng bệnh gút trở nên trầm trọng hơn hoặc gây đau khớp nghiêm trọng thì bệnh nhân không nên sử dụng.
Lưu ý khi dùng măng tây
– Măng tây rất dễ hỏng, đặc biệt là khi không được để trong tủ lạnh. Sau khi mua về bạn cần ăn càng sớm càng tốt.
– Nên hạn chế sử dụng măng đóng hộp vì mất nhiều dinh dưỡng và muối.
– Khi mua măng cần chọn loại có màu sắc tươi sáng, thân chắc.
– Măng tây đôi khi cũng làm nước tiểu có mùi hăng khó chịu nhưng nó vô hại.
– Các trường hợp dùng măng tây để chữa bệnh đều nên hỏi ý kiến của bác sĩ và tư vấn của thầy thuốc trước khi áp dụng.