Dưới đây là các loại thực phẩm cung cấp các chất dinh dưỡng để ngăn ngừa bệnh ung thư và các bệnh khác, bạn không nên bỏ qua.
Các loại rau họ cải
Các loại rau họ nhà cải phòng chống ung thư hiệu quả. Ảnh minh họa.
Rau họ cải, gồm súp lơ xanh, cải thảo, xà lách, củ cải, súp lơ trắng, đặc biệt chứa hợp chất chứa lưu huỳnh, tạo nên hương vị cay nồng đặc trưng của và giúp giảm nguy cơ ung thư.
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, ăn nhiều rau họ cải như cải bắp, bông cải xanh và cải bruxen giúp chống lại sự phát triển của bệnh ung thư phổi.
Bên cạnh đó, viện Nghiên cứu Ung thư Mỹ cũng liệt kê các loại rau lá xanh đậm làm chiến binh chống lại sự phát triển của tế bào ác tính.
Cà chua
Cà chua giàu vitamin. Ảnh minh họa.
Cà chua là loại quả quen thuộc được dùng làm thực phẩm rất giàu vitamin và chất khoáng, cà chua có giá trị dinh dưỡng cao và có tác dụng chữa bệnh. Cà chua khi chín có màu đỏ tươi chứa rất nhiều vitamin A.
Trong 100g cà chua chín tươi sẽ đáp ứng được 13% nhu cầu hàng ngày về vitamin A, 8% nhu cầu vitamin B6, từ 33-50% nhu cầu vitamin C. Ngoài ra, còn có vitamin B1 (0,06mg), B2 (0,04mg), PP (0,5mg). Các chất bổ dưỡng như đạm, đường, chất béo và khoáng vi lượng như canxi, sắt, kali, photpho… có lợi cho sức khỏe.
Nhiều nghiên cứu đã xác nhận rằng lycopene, trong cà chua, làm giảm nguy cơ ung thư tuyến t.iền liệt, phổi và dạ dày. Đặc biệt các loại vitamin B, vitamin C và beta carotene giúp cơ thể chống lại quá trình oxy hoá của cơ thể, tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể, giảm thiểu nguy cơ t.ử v.ong do bệnh tim mạch và ung thư.
Cà tím
Cà tím giúp phòng chống ung thư. Ảnh minh họa.
Trong cà tím, màu vỏ đen tím tuyệt đẹp của chúng chứa một chất dinh dưỡng thực vật mạnh gọi là nasunin, đóng vai trò như một chất chống oxy hóa mạnh mẽ, bảo vệ màng tế bào khỏi bị hư hại.
Ăn cà tím thường xuyên giúp giảm cholesterol, hạ huyết áp và chứa nhiều chất chống ung thư. Trong cà tím có “solanine” – chất có thể ngăn chặn việc phát triển của khối u trong hệ tiêu hóa.
Ngoài tác dụng tốt cho tim mạch, não, chống đông m.áu, bảo vệ tiêu hóa, nhiều nghiên cứu cho thấy cà tím còn có tác dụng bảo vệ chống lại ung thư.
Mặc dù cà tím rất tốt cho sức khỏe tuy nhiên một số người bị bệnh thận hoặc sỏi mật thì nên hạn chế ăn.
Tỏi
Không chỉ là gia vị phổ biến trong mỗi bữa ăn, tỏi còn có rất nhiều công dụng cho sức khỏe mà nhiều người không biết. Ảnh minh họa.
Theo nhiều nghiên cứu, tỏi có công dụng đáng kể trong việc giảm thiểu nguy cơ mắc ung thư, nhất là ung thư đường ruột. Cụ thể, tỏi ức chế quá trình nitrat biến thành nitrite trong dịch vị, ngăn cản sự hình thành nitrosamine, giúp phòng ngừa ung thư dạ dày.
Bên cạnh đó, tỏi còn có thể ngăn cản sự xâm hại của độc tố, kim loại nặng, chất gây ung thư đối với cơ thể. Đồng thời, thành phần germanium và selen trong tỏi giúp cơ thể chống đột biến tế bào, ngăn ngừa sự hình thành của các gốc tự do, hỗ trợ phòng ngừa ung thư hiệu quả.
Trong 100g tỏi có chứa 6,36g protein, 33g carbohydrates, 150g calo và các dưỡng chất như vitamin nhóm B (B1, B2, B3, B6), sắt, canxi, kali, mangan, magie, photpho…
Thành phần công hiệu chính trong tỏi là hợp chất hữu cơ sulfur và glycosides. Ngoài ra, trong tỏi còn có hàm lượng cao germanium và selen. Đặc biệt, hàm lượng germanium trong tỏi cao hơn so với các dược liệu như nhân sâm, trà xanh, trà đỏ…
5 loại thực phẩm đắng giúp ngừa ung thư, tăng khả năng miễn dịch
Chúng ta thường chảy nước miếng vì các món tráng miệng ngọt ngào và thèm ăn các món mặn mà dễ chịu, nhưng những món ăn có vị đắng thì không thích.
Khổ qua có tác dụng làm chậm sự phát triển của tế bào ung thư, giảm lượng đường trong m.áu ở những người mắc bệnh tiểu đường loại 2… – ẢNH: SHUTTERSTOCK
Tuy nhiên, thực phẩm đắng rất bổ dưỡng và có thể cải thiện sức khỏe của bạn và bảo vệ bạn khỏi một số bệnh.
Dưới đây là những lý do tại sao ăn nhiều thực phẩm đắng lại quan trọng và đâu là lựa chọn tốt nhất, theo Times of India .
Thực phẩm đắng có thể cải thiện khả năng miễn dịch của bạn như thế nào?
Tăng cường khả năng miễn dịch luôn được coi là điều quan trọng để có sức khỏe tốt hơn. Trong thời dịch bệnh Covid-19, mọi người đã có ý thức hơn về khả năng miễn dịch và thường tìm cách xây dựng hệ thống phòng thủ tự nhiên của họ.
Nếu bạn lo lắng về sức khỏe miễn dịch của mình, thực phẩm đắng là câu trả lời cho vấn đề của bạn.
Thực phẩm có vị đậm được coi là đắng vì chúng làm tăng nước bọt và a xít trong dạ dày. Bao gồm những thực phẩm này trong chế độ ăn uống có thể giúp kích thích hệ tiêu hóa và cải thiện sự hấp thu các chất dinh dưỡng từ thực phẩm. Những thực phẩm này cũng có thể ngăn ngừa ruột bị rò rỉ và viêm nhiễm trong cơ thể.
Ngoài ra, hàm lượng chất dinh dưỡng cao trong thực phẩm có thể tăng cường sự trao đổi chất và khả năng miễn dịch của bạn.
Dưới đây là 5 loại thực phẩm có vị đắng mà bạn phải đưa vào chế độ ăn uống của mình, theo Times of India .
1. Khổ qua (mướp đắng)
Khổ qua là một loại rau thông thường luôn đứng đầu danh sách những món ăn có vị đắng và không được ưa chuộng nhất. Nhưng nó chứa nhiều chất phytochemical lành mạnh như triterpenoids, polyphenol và flavonoid được biết là có tác dụng làm chậm sự phát triển của tế bào ung thư.
Khổ qua cũng là một loại thuốc tự nhiên để giảm lượng đường trong m.áu ở những người mắc bệnh tiểu đường loại 2. Hàm lượng chất chống oxy hóa trong nó cũng có thể giúp ngăn ngừa tổn thương tế bào do các gốc tự do gây ra.
2. Rau họ cải
Cải bó xôi – SHUTTERSTOCK
Các loại rau lá xanh thuộc họ cải cũng thuộc loại thực phẩm có vị đắng. Họ nhà cải chứa các loại rau như bông cải xanh, bắp cải, củ cải và rau bina (cải bó xôi, rau chân vịt).
Rau họ cải có một hương vị mạnh mẽ đặc biệt do sự hiện diện của các hợp chất gọi là glucosinolate, đây cũng là nguyên nhân mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe của chúng. Nghiên cứu cho thấy những người ăn rau họ cải ít bị ung thư hơn, theo Times of India .
3. Ca cao
Không phải ai cũng thích sô cô la đen có vị đắng. Nhưng sô cô la đen rất tốt cho sức khỏe do chứa một lượng ca cao. Bột ca cao được làm từ hạt của cây ca cao và có vị đắng ở dạng thô. Vị đắng là do sự hiện diện của polyphenol và chất chống ô xy hóa trong đó, có thể mở rộng mạch m.áu và giảm viêm.
Ca cao cũng chứa nhiều khoáng chất như kẽm, đồng, mangan, magiê và sắt.
4. Vỏ cam quýt
Các loại trái cây có múi như chanh và cam chứa nhiều vitamin C và thường có vị trí trong chế độ ăn uống của bạn do hương vị thơm.
Tuy nhiên, vỏ của những trái cây có múi mà chúng ta bỏ đi cũng lành mạnh và bổ dưỡng không kém. Vỏ ngoài có vị đắng do chứa flavonoid, giúp bảo vệ quả khỏi sâu bệnh.
Trên thực tế, vỏ này chứa hàm lượng flavonoid cao hơn bất kỳ phần nào khác của trái cây. Bạn có thể bào vỏ và thêm chúng vào món ăn để có hương vị và sức khỏe tốt hơn.
5. Trà xanh
Trà xanh có nhiều lợi ích sức khỏe bao gồm giảm cân, tiêu hóa tốt hơn, miễn dịch và cải thiện sức khỏe tim mạch. Nó có vị đắng tự nhiên do sự hiện diện của catechin và polyphenol.
Thay thế tách trà hoặc cà phê thông thường bằng trà xanh có thể giúp bạn theo nhiều cách. Hai tách trà xanh mỗi ngày là tất cả những gì bạn cần để giữ sức khỏe, theo Times of India .