Một thói quen phổ biến ở quý ông nếu diễn ra trong vòng 6 tháng trước buổi quan hệ khiến đứa con được hoài thai, nguy cơ bệnh và dị tật ở trẻ sẽ tăng đến đáng sợ.
Nghiên cứu vừa công bố trên JAMA Pediatrics đã phân tích thói quen uống rượu trước khi thụ thai và kết quả mang thai của hơn 500.000 cặp vợ chồng trên khắp Trung Quốc và phát hiện ra rằng trong vòng 6 tháng trước “đêm quyết định” – khi đ.ứa t.rẻ được hoài thai – nếu cha mẹ, đặc biệt là người cha sử dụng rượu, thai kỳ sẽ bị ảnh hưởng rất lớn.
Các cặp vợ chồng, đặc biệt là quý ông, nên nghiêm túc xem xét việc thay đổi lối sống khi có kế hoạch sinh con – Ảnh minh họa từ Internet
Kết quả cho thấy có 3% phụ nữ và 30% nam giới thường xuyên sử dụng rượu khoảng thời gian 6 tháng trước “đêm quyết định”. Trong đó, các quý ông chỉ cần uống rượu mỗi tuần 1 lần đã đủ làm tăng nguy cơ thai nhi mắc dị tật khe hở môi – vòm miệng (theo cách gọi cũ là sứt môi – hở hàm ếch) lên tới 55%.
Tác giả chính, giáo sư – bác sĩ Xiaotian Li thuộc Đại học Phúc Đán ở Thượng Hải, nói trên Daily Mail rằng không chỉ phụ nữ mới là người cần bỏ rượu trước và trong khi mang thai, kết quả trên cho thấy nam giới khi có ý định làm cha cũng nên nghiêm túc bỏ rượu. Nguyên nhân của sự tăng nguy cơ dị tật này là vì rượu là tăng tỉ lệ bất thường ở t.inh t.rùng.
“Nghiên cứu còn cung cấp bằng chứng cho việc khuyến nghị lâm sàng và hoạch định chiến lược sức khỏe cộng đồng, nhằm cải thiện chất lượng sống của các thế hệ tương lai” – giáo sư Li nhấn mạnh.
Theo Daily Mail, một nghiên cứu trước đây, cũng của Trung Quốc, dựa trên 340.000 ca sinh cho thấy những đ.ứa t.rẻ được sinh ra từ những ông bố uống rượu trước khoảng thời gian xảy ra “đêm quyết định” có nguy cơ mắc bệnh tim cao hơn đến 44%. Nếu các bà mẹ uống rượu trước khi mang thai, nguy cơ tăng 16%.
Đem nụ cười đến với t.rẻ e.m
Sứt môi, hở hàm ếch là dạng khiếm khuyết cơ thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng nói, sự tự tin của t.rẻ e.m.
T.rẻ e.m mắc dạng tật về sứt môi, hở hàm ếch được khám sàng lọc xác định tình trạng tật do Quỹ Bảo trợ t.rẻ e.m tỉnh cùng các đơn vị thực hiện. Ảnh: V.Long
Thời gian qua, để góp phần đem lại nụ cười tự tin đến với t.rẻ e.m có hoàn cảnh khó khăn mắc dạng tật này, Quỹ Bảo trợ t.rẻ e.m tỉnh đã kết nối các tổ chức, bệnh viện cùng chung tay chữa lành cho các em.
* Nụ cười trở lại
Trong năm 2020, đã có 17 em được khám và hỗ trợ phẫu thuật, điều trị các dạng tật về sứt môi, hở hàm ếch. Trong số này có em Nguyễn Tuấn Khang (9 t.uổi, ngụ xã Long Thọ, H.Nhơn Trạch) với tình trạng trước khi được hỗ trợ phẫu thuật bị biến dạng môi mũi, thiếu xương hàm trên.
Bà Nguyễn Thị Hồng Gấm, mẹ Tuấn Khang cho hay: “Ngay khi sinh ra Tuấn Khang đã bị dị tật. Điều này ảnh hưởng đến khả năng cho hay, ngoại hình bên ngoài của bé khiến gia đình rất lo lắng, buồn rầu. Song vì hoàn cảnh khó khăn nên gia đình chưa có điều kiện đưa con đi điều trị. Khi nhận được sự hỗ trợ của Quỹ Bảo trợ t.rẻ e.m tỉnh, gia đình rất mừng. Qua 3 lần phẫu thuật, bé được nong hàm, tạo hình mũi. Quá trình hồi phục của Tuấn Khang rất tốt, khả năng nói được cải thiện và nhất là về mặt thẩm mỹ có sự thay đổi tích cực”.
Từ năm 2015 đến nay, đã có 131 t.rẻ e.m được Quỹ Bảo trợ t.rẻ e.m tỉnh hỗ trợ phẫu thuật tái tạo lại môi, miệng, giọng nói với số t.iền hơn 1,1 tỷ đồng.
Còn với em Nguyễn Thị Bích Phương (7 t.uổi, ngụ TT.Dầu Giây, H.Thống Nhất) khi sinh ra đã bị biến dạng môi, miệng. Điều này ảnh hưởng nhiều đến việc ăn uống, phát âm và nhất là vẻ đẹp của một b.é g.ái. Sau khi được phẫu thuật đóng lỗ thủng môi hiện sinh hoạt của em có nhiều tiến triển, trong đó việc ăn uống được thuận lợi hơn trước rất nhiều.
Cũng nhờ những tín hiệu tích cực từ chương trình phẫu thuật dị tật vùng hàm mặt, nhiều t.rẻ e.m trước đây mắc các dạng tật sau khi được phẫu thuật đã trưởng thành, tự tin hơn với ngoại hình của mình để hòa nhập cùng cộng đồng trong học tập, lao động.
Trong số này có anh Nguyễn Minh Tân (23 t.uổi, ngụ xã Bình Minh, H.Trảng Bom). Anh Tân cho hay, trước đây anh bị tật màng hầu, biến dạng mũi môi, nói ngọng. “Nhờ được Quỹ Bảo trợ t.rẻ e.m tỉnh hỗ trợ để phẫu thuật mà hiện nay giọng nói của tôi rõ ràng, khuôn mặt hài hòa hơn. Hiện tôi đang làm việc cho một công ty với thu nhập ổn định” – anh Tân nói.
* Nối dài hành trình
Giám đốc Quỹ Bảo trợ t.rẻ e.m tỉnh Hoàng Văn Long cho hay, nhiều trường hợp do dị tật nặng, phức tạp nên phải phẫu thuật nhiều lần trong thời gian dài. Có trường hợp kéo dài nhiều năm liên tục và phải phẫu thuật đến 6 lần. Đây là trở ngại bởi ngoài chi phí điều trị rất lớn còn đòi hỏi thời gian, công sức, sự kiên trì của gia đình, của chính các em.
Như trường hợp của em Lư Hoàng Nhật Tiến (ngụ TT.Trảng Bom, H.Trảng Bom) dù mới 6 t.uổi song em đã phải thực hiện 3 lần phẫu thuật. Bà Võ Thị Mai, mẹ Nhật Tiến cho hay, mỗi lần phẫu thuật là mỗi lần con bà đau đớn khó chịu, gia đình cũng lo lắng và xót con. Nhưng gia đình mong sao qua mỗi lần phẫu thuật, tình trạng của con mình sẽ tiến triển tốt hơn để hạn chế khiếm khuyết về sau.
Để tiếp tục đồng hành cùng t.rẻ e.m bị mắc các dạng tật về sứt môi, hở hàm ếch, ông Hoàng Văn Long cho rằng: Việc quan trọng đã và đang được Quỹ Bảo trợ t.rẻ e.m tỉnh thực hiện là kết nối các tổ chức, mạnh thường quân, bệnh viện để thực hiện chương trình phẫu thuật cho các em. Bởi có thực tế là đa phần các hoàn cảnh mắc dị tật này đều rơi vào gia đình khó khăn, hộ nghèo. Nên nếu thiếu sự quan tâm, hỗ trợ, kết nối từ phía cơ quan chức năng thì các em rất khó có cơ hội phẫu thuật để tái tạo môi, miệng, giọng nói ngay từ nhỏ.
Cùng với việc huy động các nguồn lực, ông Long cũng cho hay, việc rà soát, cập nhật liên tục để không bỏ sót trường hợp nào cần được phẫu thuật là điều rất cần thiết. Bởi nếu được phẫu thuật càng sớm thì khả năng hồi phục như người bình thường về ngoại hình, nhất là khả năng phát âm của các em rất lớn.