Bệnh nhân đến cấp cứu trong tình trạng truỵ tim mạch, lơ mơ, không bắt được mạch, không đo được huyết áp do vỡ túi phình động mạch chủ ngực. Đứng trước cơ hội cứu sống rất mong manh, các bác sĩ quyết tâm cứu sống bệnh nhân từ tay “tử thần”.
Cuối chiều ngày 18/4, bệnh nhân LT.L. (45 t.uổi, ngụ Bình Thạnh, TP.HCM) được đưa vào khoa cấp cứu Bệnh viện Nhân dân Gia Định trong tình trạng mặt mày nhợt nhạt, thở ngáp cá, huyết áp và mạch không đo được, không nghe được tiếng tim, tay chân lạnh, môi tím và toàn thân nhợt nhạt.
Bệnh nhân được ngay lập tức chụp ngay MSCT ngực, phát hiện bị phình động mạch chủ ngực kèm tràn dịch ngoài màng tim, nghi phình động mạch đã vỡ. Ngay lập tức các bác sĩ cấp cứu đã hội chẩn khẩn với khoa Phẫu thuật tim.
Bệnh nhân LT.L. đã được phẫu thuật thành công, có thể xuất viện trong vài ngày tới
Chỉ định phẫu thuật khẩn cấp được đặt ra, bệnh nhân được chuyển ngay vào phòng mổ tim; lúc này nhân sự vừa gây mê hồi sức vừa tiến hành phẫu thuật.
Song song đó, các bác sĩ đã cố gắng thuyết phục, giải thích với người nhà dù tình trạng bệnh nhân “thập tử nhất sinh” nhưng còn cơ hội cứu sống thì không từ bỏ. Còn không mổ chắc chắn bệnh nhân sẽ t.ử v.ong.
Người nhà của bệnh nhân đồng ý phẫu thuật, đặt hết hy vọng lên êkip bác sĩ.
Quá trình phẫu thuật các bác sĩ đã xử trí không ít tình huống xấu do tình trạng huyết động bệnh nhân rất nguy kịch. Êkíp phẫu thuật nhanh chóng áp dụng các phương tiện hồi sức tim, thiết lập ngay hệ thống tuần hoàn ngoài cơ thể.
Sau khi mở ngực và màng ngoài tim nhanh, lấy ra một khối m.áu tụ khoảng 400gram và dịch m.áu đang chèn ép lên các buồng tim và động mạch chủ ngực, tim đ.ập thoi thóp, đồng thời xác định khối phình động mạch chủ ngực từ gốc động mạch chủ ngực lên đến tận quai ngang, kích thước lớn đường kính khoảng 7-8cm, đang vỡ và xuất huyết ở mặt sau.
Sau khi khởi động tuần toàn ngoài cơ thể để cung cấp m.áu cho các tạng trong cơ thể, đồng thời với hạ thân nhiệt chỉ huy: 28-30 độ C; liệt tim và cô lập hoàn toàn vị trí phình động mạch chủ ngực.
Tìm thấy vị trí vỡ túi phình ở mặt sau dài khoảng 3cm. Toàn bộ túi phình động mạch được cắt bỏ từ ngang mức sát van động mạch chủ đến nửa quai ngang động mạch chủ ngực và được thay thế bằng mạch m.áu nhân tạo dài khoảng 12cm… Tim được sưởi ấm dần và tự đ.ập lại trong niềm vui cứu sống bệnh nhân của đội ngũ y bác sĩ.
Sau 30 giờ hồi sức tim , bệnh nhân tự thở được, huyết động ổn, rút nội khí quản. Sau 72 giờ hậu phẫu bệnh nhân không có biểu hiện suy các tạng và hồi phục nhận thức hoàn toàn. Dự kiến bệnh nhân có thể xuất viện trong tuần tới.
TS. BS Bùi Minh Thành – Trưởng khoa Phẫu thuật tim, Bệnh viện Nhân dân Gia Định cho biết: ” Bệnh phình động mạch chủ ngực thường gặp ở người lớn t.uổi ( 60-70 t.uổi) có bệnh lý xơ vữa động mạch và tăng huyết áp; ở độ t.uổi trẻ hơn (50-60 t.uổi ) có thể gặp do bệnh lý n.hiễm t.rùng (giang mai, n.hiễm t.rùng m.áu…) nhưng thời gian gần đây gặp ở độ trẻ hơn ( 40-50 t.uổi). Như trong trường hợp bệnh nhân này 45 t.uổi, nguyên nhân có thể do bệnh mô liên kết bẩm sinh.
Bệnh nhân may mắn được cấp cứu, phẫu thuật kịp thời, nếu trễ hơn khoảng thời gian ngắn nữa có thể sẽ không cứu được bệnh nhân vì động mạch chủ ngực xuất phát từ tim, là động mạch lớn nhất của cơ thể, sau khi vỡ gây chèn ép tim cấp, thiếu m.áu tạng (não, gan,thận… ) gây t.ử v.ong.
Việc người nhà tin tưởng đội ngũ y bác sỹ, đồng thuận phẫu thuật khẩn cấp, phần nào đã rút ngắn thời gian gây nguy hiểm tính mạng và tăng cơ hội cứu sống bệnh nhân”.
Đối với người trẻ t.uổi, có tăng huyết áp và đau ngực nên đi khám sức khoẻ định kỳ để có thể phát hiện phình động mạch chủ ngực có thể có,để có phương pháp theo dõi và điều trị kịp thời.
Đông đặc phổi sau cơn nhồi m.áu cơ tim
Người đàn ông 49 t.uổi, ở Quảng Ngãi, bị nhồi m.áu cơ tim cấp, biến chứng hoại tử cơ, hở van tim hai lá, đông đặc phổi.
Ngày 20/4, bác sĩ Nguyễn Minh Hải, trưởng khoa Ngoại Tim mạch, Bệnh viện Đà Nẵng cho biết, người bệnh được chuyển đến từ Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ngãi trong tình trạng suy hô hấp, trụy tim mạch hồi tuần trước. Trước khi phát bệnh khoảng 3-5 ngày, bệnh nhân có biểu hiện mệt và tức ngực. Ông không có t.iền sử bệnh gì đặc biệt.
Các bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân bị nhồi m.áu cơ tim cấp, biến chứng hoại tử đứt cơ nhú gây hở van hai lá cấp, phù phổi cấp, lượng m.áu bơm từ tim không đủ nuôi não, dẫn đến tình trạng bất tỉnh. Đây là trường hợp nhồi m.áu cơ tim cấp gây biến chứng rất nặng và ít gặp, khiến bệnh nhân rơi vào tình trạng choáng tim nặng, nguy cơ t.ử v.ong cao. Được điều trị hồi sức nội khoa tích cực suốt 24 giờ đầu, tình trạng huyết động và hô hấp của người bệnh vẫn xu hướng xấu dần. Các bác sĩ chỉ định mổ cấp cứu.
Ê kíp phẫu thuật đã mổ bắc cầu động mạch chủ vành và thay van tim hai lá nhân tạo, sửa chữa triệt các tổn thương tim. Ngay sau mổ, chức năng tim được đ.ánh giá trong giới hạn bình thường nhưng tình trạng phổi của người bệnh lại tiến triển nặng. Phổi đông đặc hai bên, giảm oxy hóa m.áu nặng kèm liệt mạch, phải dùng các loại thuốc vận mạch liều tối đa. Bệnh nhân không đáp ứng với các biện pháp điều trị nội khoa gồm thở máy, lọc m.áu hấp phụ, vận mạch… Các bác sĩ phải thiết lập hệ thống phổi nhân tạo (ECMO) và lọc m.áu liên tục để hồi sức chuyên sâu cho người bệnh.
Người đàn ông trải qua hơn 10 ngày thập tử nhất sinh vì nhồi m.áu cơ tim. Ảnh: Bệnh viện cung cấp.
Sau mổ ba ngày, phổi bệnh nhân bắt đầu phục hồi, được kết thúc can thiệp ECMO và ngừng lọc m.áu. Sức khỏe bệnh nhân đang tiến triển tốt dần. Ông tỉnh táo, huyết động ổn định.
Theo bác sĩ Hải, nhồi m.áu cơ tim cấp là một trong những bệnh cảnh nguy hiểm, nguy cơ đột tử cao. Phát hiện và cấp cứu kịp thời giúp người bệnh hạn chế tối đa biến chứng sau nhồi m.áu cũng như nguy cơ t.ử v.ong. Vì thế, người bệnh cần đến ngay cơ sở y tế khi có các dấu hiệu bất thường như đột ngột khó thở, đau tức ngực…
Bác sĩ cũng khuyến cáo người dân duy trì lối sống lành mạnh, không hút t.huốc l.á, hạn chế rượu bia, ăn uống điều độ, tập thể dục thường xuyên, kiểm tra sức khỏe định kỳ… để theo dõi, phát hiện kịp thời các biểu hiện bất thường.