Thường xuyên ăn món yêu thích, cô gái 24 t.uổi bất ngờ được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường. Được biết, món khoái khẩu này nhiều chất béo chuyển hóa đến mức được ví “cắn 1 miếng bằng uống bảy ngụm dầu”.
Tiểu Lý năm nay 24 t.uổi. Mới đi làm nên cô rất nỗ lực, thường thức đến khuya để hoàn thành nhiệm vụ. Cấp trên và đồng nghiệp đều dành lời khen nên Tiểu Lý ngày càng cố gắng. Gần đây cô luôn cảm thấy kiệt sức, thị lực cũng giảm rõ rệt. Dù mệt mỏi song Tiểu Lý vẫn chạy đua với công việc. Một lần đang pha cà phê ở chỗ làm, cô bỗng cảm thấy mắt tối sầm rồi ngất tại chỗ. Đồng nghiệp lo lắng nên nhanh chóng đưa Tiểu Lý tới viện.
Qua thăm khám, bác sĩ cho biết Tiểu Lý mắc bệnh tiểu đường. Lần này bị ngất là do lượng đường trong m.áu quá cao, gây nhiễm toan ceton do tiểu đường. Nghe bác sĩ thông báo, Tiểu Lý khá bất ngờ. Cô mới 24 t.uổi, lâu nay không mắc các bệnh vặt như cảm lạnh, không có t.iền sử gia đình sao lại có thể mắc tiểu đường.
Lượng chất béo chuyển hóa trong các loại bánh ngọt không có lợi cho sức khỏe.
Giải đáp thắc mắc của bệnh nhân, bác sĩ cho biết ngoài t.iền sử gia đình, thói quen sinh hoạt và chế độ ăn uống cũng ảnh hưởng không nhỏ đến nguy cơ mắc bệnh tiểu đường .
Hóa ra, Tiểu Lý rất ít khi tập thể dục. Cô còn có món ăn yêu thích là bánh phồng nhân kem. Suốt hai năm qua, mỗi lần đối diện với áp lực công việc hay gặp chuyện không vui Tiểu Lý đều mua bánh phồng về thưởng thức. Vậy nhưng, loại bánh cô ăn lại chứa rất nhiều axit béo chuyển hóa.
Axit béo chuyển hóa còn được biết đến tên gọi là chất béo chuyển hóa. Thường xuyên tiếp nhận loại chất béo này không có lợi cho sức khỏe. Nguyên nhân bởi cấu trúc hóa học của chất béo chuyển hóa có khả năng làm tăng LDL (một loại cholesterol có hại) và làm giảm lượng HDL (một cholesterol tốt).
Tác hại chất béo chuyển hóa còn được đ.ánh giá tệ hơn cả chất béo bão hòa. Bản thân nó chứa rất ít chất béo có lợi (HDL), khiến cho chất béo dư thừa không thể tự bài tiết ra ngoài cơ thể. Tình trạng dư thừa chất béo có hại lâu dài sẽ gây ra các vấn đề sức khỏe như tăng nguy cơ bệnh tiểu đường tuýp 2, gây dị ứng ở t.rẻ e.m…
Chất béo chuyển hóa thường được tìm thấy ở các loại bánh ngọt, bánh quy, khoai tây chiên và bỏng ngô. Các nhà khoa học ví von ăn 1 miếng bánh chứa chất béo chuyển hóa tương đương với uống 7 ngụm dầu chứa chất béo thông thường.
Thông qua trường hợp mắc bệnh của Tiểu Lý, bác sĩ cũng chỉ ra ba biểu hiện bất thường để nhận diện tình trạng đường m.áu cao.
Dấu hiệu bệnh tiểu đường – Mệt mỏi . Mệt mỏi thường xuyên và kéo dài cảnh báo nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Khi thiếu hụt Insulin, chất đường sẽ không đi vào tế bào của cơ thể. Do đó tế bào không đủ lượng đường cần thiết để giải phóng năng lượng cho các hoạt động như suy nghĩ, đi lại… Lúc này, đường sẽ bị tích trữ trong m.áu và đào thải khỏi cơ thể qua nước tiểu. Cơ thể không được cung cấp đủ năng lượng cần thiết dẫn tới tình trạng thường xuyên mệt mỏi.
Dấu hiệu bệnh tiểu đường- Da bị ngứa. Lượng đường trong cơ thể không kịp chuyển hóa cũng gây kích thích da. Chính vì vậy, nếu xuất hiện tình trạng ngứa da không rõ nguyên nhân, bạn nên cảnh giác với việc lượng đường huyết tăng vọt.
Dấu hiệu bệnh tiểu đường- Khát nước. Khi lượng đường trong m.áu tăng cao, cơ thê sẽ tự động tách phần nước có trong các tế bào rồi bơm trực tiếp vào m.áu đê pha loãng lượng đường bị dư. Các tế bào lúc này thiếu nước sẽ kích thích não gây nên cảm giác khát nước không ngừng nghỉ.
Dấu hiệu bệnh tiểu đường- Thị lực giảm. Khi mắc bệnh tiểu đường, lượng đường trong m.áu cao sẽ gây tổn thương võng mạc đáy mắt dẫn tới xuất tiết, xuất huyết, phù nề, tăng sinh bất thường, bong võng mạc… làm giảm thị lực.
Ngừng lạm dụng thức ăn chiên rán
Dù nhiều chuyên gia y tế đã cảnh báo về việc ăn thực phẩm chiên rán không tốt cho sức khỏe, song thực tế cho thấy nhiều người vẫn phớt lờ mối nguy này.
Việc ăn nhiều thực phẩm chiên rán có nguy cơ bị nhiều bệnh mãn tính không lây như béo phì, cao huyết áp, tim mạch, tiểu đường…
Nhiều nguy cơ
Mâm cơm truyền thống của người Việt giờ đây đã có sự thay đổi. Nếu như trước kia người Việt ăn nhiều rau xanh, đồ luộc thì nay, bữa ăn thường ngày có xu hướng giảm lượng rau xanh, tăng các món chiên, rán, xào. Thói quen sử dụng đồ ăn nhanh, thực phẩm chế biến sẵn ngày càng phổ biến, đặc biệt là với giới trẻ.
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, việc ăn thực phẩm chiên rán có thể làm tăng huyết áp, gây béo phì – yếu tố nguy cơ của bệnh tim. Theo đó, người càng ăn đồ chiên thường xuyên thì nguy cơ mắc bệnh tim càng cao. Phụ nữ ăn nhiều hơn một khẩu phần cá chiên mỗi tuần có nguy cơ mắc bệnh suy tim cao hơn 48% so với những người chỉ ăn 1 – 3 lần/tháng.
Nói rõ hơn về tác hại của thực phẩm chiên rán, Giáo sư Trần Ngọc Lương, Giám đốc Bệnh viện Nội tiết Trung ương cho hay, thực phẩm chiên rán khiến người ăn thường xuyên có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type 2 cao hơn. Những người dùng thức ăn nhanh nhiều hơn 2 lần/tuần có khả năng bị kháng insulin cao gấp đôi so với người ăn ít hơn 1 lần/tuần. Người tiêu thụ 4 – 7 khẩu phần thức ăn chiên mỗi tuần có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type 2 cao hơn 39% – 55% so với người tiêu thụ ít hơn 1 khẩu phần/tuần.
Cũng theo các chuyên gia dinh dưỡng, thực phẩm chiên trong các nhà hàng thức ăn nhanh thường được chế biến trong dầu hydro hóa – có nhiều chất béo chuyển hóa. Nhiều nhà hàng sử dụng các loại dầu này vì chúng giúp tạo độ giòn và hương vị thơm ngon cho món ăn.
Tuy nhiên, dầu hydro hóa lại chứa chất béo chuyển hóa không tốt cho sức khỏe, làm tăng mức cholesterol xấu (LDL), giảm cholesterol tốt (HDL) và tăng nguy cơ mắc bệnh tim. Chưa kể, nhiều cơ sở kinh doanh thực phẩm thường sử dụng dầu ăn dùng đi dùng lại nhiều lần, hoặc trộn dầu cũ với dầu mới để tiết kiệm chi phí…
Theo Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế, chất acrylamide (hoặc acrylic amide) có thể gây ung thư, chất này được sinh ra một cách tự nhiên khi thực phẩm có nguồn gốc từ tinh bột giàu a xít amine được chiên, rán, nướng ở nhiệt độ cao như khoai tây chiên, bim bim, cà phê, khoai tây chiên giòn (snack), bánh mì nướng bị cháy… Các chuyên gia y tế cho rằng, việc tiếp xúc nhiều với chất acrylamide khiến cơ thể đổ mồ hôi, đi tiểu không kiểm soát, buồn nôn, đau mỏi cơ…
Thay đổi thói quen
Để tránh các nguy cơ gây bệnh, chuyên gia khuyến cáo người dân không nên rán hoặc nướng lại thực phẩm nhiều lần; không tái sử dụng dầu mỡ đã qua rán ở nhiệt độ cao; không chế biến thức ăn từ tinh bột và đường với nhiệt độ quá cao trong thời gian dài; không mua các thức ăn rán, quay, nướng bán sẵn nếu thấy dầu, mỡ dùng cho việc chế biến không còn trong và có màu sẫm.
PGS.TS Đoàn Hữu Nghị, Phó Chủ tịch Hội Ung thư Hà Nội khuyên rằng, người dân nên ăn nhiều đồ luộc, không nên thường xuyên chế biến thức ăn bằng cách chiên xào, vì dù sử dụng loại dầu ăn nào thì cách chế biến này vẫn sinh ra độc chất acrylamide có thể gây ung thư. “Trong thực đơn của phụ nữ mang thai nên hạn chế tối đa các món chiên, đặc biệt hạn chế ăn khoai tây chiên, vì acrylamide hòa tan trong nước và lượng nước trong bào thai của bà mẹ lại rất lớn”, PGS.TS Đoàn Hữu Nghị khuyến cáo.
Bác sĩ Nguyễn Thị Lâm, nguyên Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng quốc gia cho rằng, khi chiên hay xào, người dân nên dùng dầu dừa, dầu cọ hoặc các loại dầu thực vật có hàm lượng chất béo chưa bão hòa thấp nhất. Bên cạnh đó, khi chế biến các món chiên hoặc xào, nên sử dụng dầu ăn mới, không dùng dầu đã qua sử dụng. Một lựa chọn khác là người dân có thể sử dụng mỡ lợn hoặc mỡ bò.
Với các loại dầu thực vật có hàm lượng chất béo chưa bão hòa cao như dầu hướng dương, dầu ô liu, nên sử dụng ở dạng nguyên chất hoặc nấu trong môi trường nhiều nước (để giảm nhiệt), ví dụ như tưới dầu lên món rau trộn. Những người yêu thích các loại thực phẩm chiên, xào thì nên đồng thời dùng nhiều thực phẩm giàu chất chống oxy hóa như rau xanh, củ quả, nước ép trái cây để cân bằng.