Chiều 20/4, bác sĩ chuyên khoa II Vi Thị Thu Hương, Phó Trưởng khoa Hồi sức tích cực và chống độc (Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Giang) cho biết, đơn vị đang điều trị cho 2 trường hợp bị rắn cắn, trong đó có một ca tiên lượng xấu.
Bệnh nhân là anh Lê Văn Lập, 45 t.uổi ở xã Canh Nậu (Yên Thế) bị rắn hổ mang bành cắn vào ngón thứ 3 của bàn tay trái vào ngày 19/4. Sau khi bị rắn cắn, anh Lập tự đắp thuốc nam, ngay sau đó được người nhà đưa vào Bệnh viện Đa khoa tỉnh.
Bệnh nhân nhập viện trong tình trạng bàn tay trái thâm tím, ngón tay thứ 3 phù nề và ra m.áu. Người bệnh được các bác sĩ điều trị tích cực theo hướng chống độc, xử lý chống biến chứng. Hiện sức khỏe bệnh nhân tiến triển khá.
Điều trị cho bệnh nhân bị rắn cắn tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Giang.
Trường hợp thứ hai là anh Triệu Văn Chiến, 30 t.uổi ở xã Đồng Tiến, huyện Hữu Lũng (Lạng Sơn) bị rắn hổ mang chúa cắn vào cổ chân phải. Sau khi bị rắn cắn, bệnh nhân có triệu chứng khó thở được người thân đưa vào Trung tâm Y tế huyện Yên Thế.
Tại đây, anh Chiến có dấu hiệu ngừng tuần hoàn. Các bác sĩ nhanh chóng cấp cứu, đặt nội khí quản hỗ trợ hô hấp, tuần hoàn, bệnh nhân có nhịp tim trở lại. Bệnh nhân được chuyển lên Bệnh viện Đa khoa tỉnh. Tại đây, bệnh nhân được mở nội khí quản, chăm sóc vết thương, điều trị kháng sinh. Tuy nhiên, diễn biến của bệnh nhân rất nguy kịch với biểu hiện hôn mê, liệt tứ chi, chụp cộng hưởng từ có hình ảnh tổn thương sọ não.
Vết rắn cắn tại chân của bệnh nhân Triệu Văn Chiến.
Các bác sĩ cho biết, bắt đầu vào mùa hè, nhiều bệnh nhân bị rắn cắn. Tuy nhiên, nhiều trường hợp nhập viện trong tình trạng muộn, các vết sưng nề hoại tử lan rộng gây khó khăn cho công tác cấp cứu, điều trị, gây nguy hiểm đến tính mạng.
Khi bị rắn cắn, người nhà cần sơ cứu bằng cách cố định chân tay nhưng không được hạn chế sự lưu thông của m.áu; nới lỏng quần áo ở vùng vết thương, hạn chế nọc độc xâm nhập từ vết cắn vào cơ thể, sau đó nhanh chóng đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế để được cấp cứu kịp thời.
Ngón tay sưng to sau khi bị rắn cắn
Bệnh nhi qua cơn nguy kịch sau khi được truyền 8 lọ huyết thanh kháng nọc độc rắn lục.
Theo Bệnh viện Sản – Nhi Cà Mau, bệnh nhân là bé T.N.C. (6 t.uổi, trú tại Cà Mau) nhập viện chiều 9/4 do sưng nề ngón tay giữa và cánh tay bên phải.
Trước đó, khoảng 1h ngày 7/4, bé C. giật mình tỉnh dậy và kêu đau ngón giữa bàn tay phải. Bệnh nhi có vết trầy nhẹ và sưng nề đốt 2 của ngón tay này. Sau khi kiểm tra xung quanh, gia đình không phát hiện con vật lạ gần giường. Tuy nhiên, do nhà lá, nền đất, gia đình có nghe thông tin về rắn lục sống xung quanh khu vực này.
Sau 7 giờ theo dõi tại nhà, tình trạng sưng nề lan rộng ra bàn tay và cẳng tay. Bệnh nhi được đưa tới điều trị tại cơ sở y tế tư nhân. Ngày 9/4, tay bé C. sưng nề lan đến vùng cánh tay, ngón tay giữa đau nhiều hơn khiến gia đình phải đưa con tới khám tại Bệnh viện Sản – Nhi Cà Mau.
Ngón tay bệnh nhi bị sưng nề do rắn cắn. Ảnh: BVCC.
Kết quả xét nghiệm và chẩn đoán hình ảnh cho thấy bệnh nhi có các bóng nước quanh đốt 2 của ngón 3 bàn tay phải, rối loạn đông m.áu nặng, tiểu cầu giảm. Kết hợp thông tin về môi trường xung quanh, các bác sĩ nhanh chóng truyền cho C. 4 lọ huyết thanh kháng nọc rắn lục.
Sau hơn 24 giờ theo dõi, tay phải của C. không sưng nề thêm, không xuất huyết nhưng tình trạng rối loạn đông m.áu chưa cải thiện. Các bác sĩ truyền thêm cho bệnh nhi 4 lọ huyết thanh.
Sau 6 giờ truyền huyết thanh lần 2, các xét nghiệm về đông m.áu của bệnh nhi trở về bình thường, không xuất huyết, ăn uống tốt.
Theo bác sĩ chuyên khoa II Trần Thiên Lý, Trưởng phòng Quản lý chất lượng, phụ trách khoa Hồi sức tích cực – Chống độc Nhi, bệnh viện thời gian qua cũng ghi nhận nhiều trường hợp bị rắn cắn. Số ca bệnh tăng lên vào mùa mưa và mùa rắn sinh sản.
“Đa số trường hợp trẻ bị rắn cắn khi chơi ngoài sân vườn, đang ngủ, tay, chân thò ra khỏi giường. Một số trường hợp rắn chui vào tận trong màn để cắn nạn nhân”, bác sĩ Lý cho hay.
Do đó, để phòng ngừa bị rắn cắn, vị chuyên gia này khuyến cáo người dân cần kiểm tra nhà cửa, các dụng cụ, vật dụng có thể là nơi lẩn trốn của rắn; dọn sạch cỏ, bụi cây thấp để rắn không trốn sát nhà; đi giày, ủng khi di chuyển trong đêm, không đưa tay vào hang, lỗ; tránh đe dọa, tấn công hay tìm cách bắt rắn; t.rẻ e.m không nên ngủ dưới đất, đồng thời mắc màn kỹ dưới chiếu.
Nếu không may bị rắn cắn, người dân không nên sử dụng các biện pháp dân gian như đắp lá, chích rạch da lấy nọc rắn…, do có thể làm chậm việc dùng huyết thanh, gây n.hiễm t.rùng vết thương. Lúc này, mọi người nên trấn an nạn nhân, bất động chi bị cắn và đưa tới cơ sở y tế gần nhất.