Cà tím là “siêu thực phẩm” của người Nhật, có 13 hợp chất chống ung thư nhưng đừng ăn trong 4 trường hợp lưu ý này
Tiểu Vy19:11 21/04/2021Theo dõi VGT trênB.é g.ái 2 t.uổi bị viêm dạ dày và thủng ruột, nguyên nhân là do sờ vào trứng không rửa tay, sau đó bốc thức ănChuyên gia nói về 6 triệu chứng của bệnh viêm mạn tính, chớ xem thường!
Cà tím là thực phẩm rất ngon lành, bổ dưỡng. Cà tím có chất chống ung thư, phòng bệnh huyết áp. Tuy nhiên lưu ý 4 trường hợp không nên ăn cà tím để tránh các tác dụng phụ.
Cà tím – siêu thực phẩm người Nhật yêu thích: Ăn cà tím chống ung thư lẫn tim mạch
Trong khẩu phần ăn của người Nhật Bản, bên cạnh các loại cá biển còn có một loại rau vô cùng quen thuộc đó chính là cà tím. Người dân nước này luôn ưa chuộng những loại thực phẩm giàu dinh dưỡng và cà tím đã lọt vào mắt xanh của họ nhờ hương vị thơm ngon và các đặc tính tốt cho sức khỏe.
Ăn cà tím có tốt không?
Trong mỗi 100 gam cà tím, hàm lượng calo rất thấp, chỉ 25 calo. Nhưng chứa tới 1g protein, 0,2 gam chất béo, 6 gam carbohydrate, 3 gam chất xơ. Ngoài ra, cà tím cũng rất giàu axit folic, kali, vitamin K, vitamin C… Hàm lượng các thành phần này đạt từ 3 đến 5% mà cơ thể con người chúng ta cần hàng ngày. Chúng cũng chứa 9mg canxi; 0,23mg sắt ; 14mg magiê; 24mg phốt pho…
Đặc biệt, trong một quả cà tím còn chứa 13 loại hợp chất phenolic có khả năng chống lại ung thư và hỗ trợ điều trị ung thư. Cà tím có khả năng phòng ngừa những căn bệnh ung thư vì nó còn chứa nhiều chất chống oxy hóa, có tác dụng t.iêu d.iệt các gốc tự do gây hại cho cơ thể.
Cà tím có khả năng phòng ngừa những căn bệnh ung thư.
Bên cạnh đó, nhiều nghiên cứu cho thấy cà tím có chứa các chất chống oxy hóa, có thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim, giảm mức độ cholesterol xấu (LDL) và chất béo trung tính. Cà tím cũng có nhiều chất xơ và rất ít calo nên nó trở thành thực phẩm tuyệt vời giúp phụ nữ giảm cân hiệu quả.
Dù rất bổ nhưng đừng quên 4 lưu ý khi ăn cà tím
Trong Đông y, cà tím vị ngọt, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, hoạt huyết, tiêu viêm, tiêu ung nên được sử dụng để chữa các chứng ung nhọt, l.ở l.oét, chốc lở ngoài da. Tuy nhiên theo các chuyên gia Đông y, cà tím sẽ chỉ phát huy hết tác dụng khi được ăn điều độ, đúng cách. Cần lưu ý một số điều dưới đây khi ăn.
1. Không nên tiêu thụ quá nhiều cà tím
Cà tím tốt nhưng không nên lạm dụng bởi chúng có chứa solanine – chất chống được ung thư nhưng lại có thể tác động đến các trung tâm hô hấp, gây ngộ độc nếu ăn nhiều. Đáng nói, chất solanine không tan trong nước vì vậy xào nấu, đun sôi và các phương pháp khác không thể phá hủy được chất này. Bạn có thể ngâm cà tím bằng nước muối trước khi nấu hoặc cho chút giấm vào quá trình chế biến cà tím để thúc đẩy sự phân giải của solanine.
Theo các chuyên gia, cách tốt nhất để phòng ngừa ngộ độc solanine đó là kiểm soát lượng ăn vào. Nếu mỗi người ăn khoảng 250 gram cà tím/mỗi bữa thì sẽ không gây ra bất kỳ sự khó chịu nào.
Cà tím tốt nhưng không nên lạm dụng.
2. Không nên nướng cà tím
Cà tím tốt nhất khi nấu canh, ngược lại chế biến bằng cách nướng cà tím trực tiếp trên lửa có thể đến 50% lượng vitamin trong cà tím. Chiên cà tím cũng không được khuyến khích vì cà tím có xu hướng hút rất nhiều dầu, ăn nhiều món này gây tăng cân nhanh.
3. Những nhóm người không nên ăn cà tím
Theo lương y đa khoa Bùi Đắc Sáng (Viện hàn lâm KH&CN Việt Nam, Hội Đông y Hà Nội), cà tím có tính hàn vì vậy những người yếu mệt hay thể trạng kém cũng không nên ăn nhiều và thường xuyên. Người mắc bệnh thận nên hạn chế, những người hen suyễn, bệnh dạ dày, lá lách không nên ăn. Ngoài ra, nhóm người mắc bệnh dạ dày tránh ăn nhiều cà tím vì dễ gây ra tiêu chảy nặng.
Nhóm người mắc bệnh dạ dày tránh ăn nhiều cà tím vì dễ gây ra tiêu chảy nặng.
4. Không nên kết hợp cà tím và thịt cua
Trong Đông y, cà tím và cua đều là thực phẩm tính mát, sự kết hợp giữa 2 món này có thể gây lạnh bụng, hại cho dạ dày vàsẽ dẫn đến tiêu chảy.
Những người tuyệt đối không nên ăn cà tím
Cà tím là loại quả chứa nhiều vitamin B và chất xơ, đặc biệt chúng tốt cho sức khoẻ. Dù vậy, không phải ai cũng “hợp” với loại quả này.
Cà tím có tên khoa học là solanum melongena, có nguồn gốc ở Ấn Độ. Ăn sống thì vị cà hơi đắng, nhưng nấu chín sẽ mất vị đắng và có mùi thơm dễ chịu. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, trong thành phần của cà tím có 92% nước, 5,5% glucid, 1,3% protid, 0,2% lipid.
Các khoáng chất (tính theo mg/100g) gồm: Kali 220, phốt pho 15, magiê 12, calcium 10, lưu huỳnh 15, clor 15, sắt 0,5, mangan 0,2, kẽm 0,2, đồng 0,1, iod 0,002. Các vitatmin B1, B12, PP rất ít, nhiều chất nhầy.
Ngoài ra, lượng lớn chất xơ trong cà tím giúp hấp thụ các độc tố và hóa chất có thể dẫn đến sự phát triển của ung thư đại tràng. Thịt quả còn chứa nhiều protid, cellulose, đường, chất béo, đặc biệt nhiều loại vitamin như A, B1, B2, B3, B5, B6, B9, C, PP, nhiều khoáng tố vi lượng như Fe, Zn, Ca, P, K, Mg, Mn. Quả cũng có chứa alkaloit solanin như hầu hết các loại cà khác.
Cà tím ngon là thế nhưng không phải ai cũng nên ăn cà tím. Dưới đây là những người tuyệt đối không nên ăn loại quả này:
Người thiếu m.áu, thiếu sắt
Vỏ cà tím có chứa anthocyanin. Chất này sẽ “bắt giữ” các ion sắt có trong các thực phẩm khác và trong cơ thể, làm cản trở sự hấp thụ sắt của cơ thể. Ngoài ra, nó cũng làm ảnh hưởng đến việc hấp thụ các ion kẽm và đồng. Bởi vậy, những người bị thiếu m.áu, thiếu sắt nên tránh ăn cà tím và bổ sung thêm các thực phẩm giàu sắt như thịt đỏ, gan động vật.
Người bị bệnh dạ dày
Vốn là thực phẩm có tính hàn nên khi ăn nhiều cà tím có thể khiến dạ dày bị khó chịu, gây ra tiêu chảy. Do đó, người bị bệnh dạ dày nên hạn chế ăn loại quả này.
Cà tím có thể chế biến được nhiều món (Ảnh minh hoạ)
Người hay bị dị ứng
Một số nghiên cứu chỉ ra rằng, cà tím tiềm ẩn tính chất gây dị ứng và có thể bộc phát ở một số người mẫm cảm, gây ra hiện tượng ngứa ngoài da và miệng sau khi ăn. Nguyên nhân là do cà tím chứa một loại protein và một số chất chuyển hóa có tác dụng như histamin hàm lượng cao. Tuy nhiên, tác dụng phụ này sẽ được ngăn chặn nếu bạn nấu chín cà tím trước khi ăn.
Trẻ dưới 3 t.uổi
Cà tím có vỏ dai, cứng. Còn trẻ dưới 3 t.uổi có hệ tiêu hóa chưa phát triển hoàn chỉnh ăn cà tím cả vỏ với lượng lớn sẽ bị khó tiêu, đâu bụng.
Người có chức năng tiêu hóa kém
Những người này ăn cà tím tuy không gây ra đau bụng, khó tiêu như đối với trẻ nhỏ nhưng họ vẫn có thể cảm thấy khó chịu vì sau khi ăn cà tím bởi lớp vỏ rất dai và cứng. Nếu muốn ăn cà tím nhóm người này nên gọt vỏ để tránh làm tăng gánh nặng lên dạ dày.
Người bị bệnh hen suyễn
Cà tím cung cấp lượng calo thấp nên người cao t.uổi và người béo phì có thể ăn. Tuy nhiên, những người bị hen suyễn nên tránh loại thực phẩm này.
Lưu ý cơ bản khi ăn cà tím
Không ăn quá nhiều: Trong cà tím có chứa một chất gọi là solanine, có tác dụng chống oxy hóa và ức chế tế bào ung thư nhưng cũng có tác dụng kích thích mạnh mẽ lên các trung tâm hô hấp, có tác dụng gây mê.
Khi ăn quá nhiều cà tím có thể gây độc. Solanine lại hòa tan trong nước không đáng kể nên khi đun sôi vẫn không thể được phá hủy được chất này.
Trong cà tím còn chứa một lượng nicotine cao hơn bất kỳ loại trái khác, với nồng độ 0,01mg/100g. Để tránh độc, chỉ nên ăn cà tím 2-3 lần/ tuần, mỗi lần khoảng 100 – 200g bằng cách nấu các món ăn đơn giản để ăn cùng cơm.
Không đun ở nhiệt độ quá cao: Khi đun ở nhiệt độ quá cao, cà tím sẽ thất thoát nhiều chất dinh dưỡng. Thậm chí, cách chế biến chiên có thể làm hao hụt đến 50% lượng vitamin trong cà tím.
Ngoài ra, nhiều tạp chí y học báo cáo có hiện tượng ngứa ở ngoài da và miệng sau khi ăn cà tím do trong cà tím có chứa một loại protein và một số chất chuyển hóa có tác dụng như một loại histamin hàm lượng cao. Để tránh, bạn cần nấu chín kỹ cà tím trước khi ăn.
Nên ăn cả vỏ: Cà tím có thể chế biến dưới nhiều cách khác nhau như món nướng, xào với dầu ăn, bung, um, xào thịt hay làm các món salad. Điều cần lưu ý là khi ăn bạn không nên bỏ vỏ cà tím bởi vỏ cà có chứa vitamin nhóm B và vitamin C rất có lợi cho sức khỏe.