Vitamin là những chất hữu cơ rất cần thiết cho sự phát triển của con người. Tuy nhiên, cơ thể không có khả năng tổng hợp được vitamin nên trong chế độ ăn hàng ngày phải bổ sung đầy đủ các loại vitamin thông qua các thực phẩm thiết yếu.
Khi cơ thể thiếu hụt một loại vitamin lâu ngày sẽ phát sinh bệnh tật. Vậy, những dấu hiệu nào để nhận biết cơ thể thiếu vitamin?
Vitamin không có tác dụng cung cấp năng lượng cho cơ thể nhưng là những chất không thể thay thế được, chúng có vai trò quan trọng trong chuyển hóa các chất và bảo đảm cho cơ thể hoạt động bình thường. Đa số các vitamin được đưa vào cơ thể từ nguồn thức ăn (trừ vitamin D và K 2 , K 3 ). Thực tế cơ thể cũng có thể tạo ra được một số vitamin nhưng với một lượng nhỏ không đủ cho nhu cầu hàng ngày.
Nói chung khi cơ thể khỏe mạnh, được nuôi dưỡng tốt sẽ không cần sử dụng vitamin dưới hình thức thuốc. Việc bổ sung vitamin chỉ cần thiết khi: nhu cầu cơ thể tăng quá mức cung cấp hàng ngày, rối loạn hấp thu vitamin từ ruột, nguồn dinh dưỡng không bảo đảm đủ nhu cầu. Tuy nhiên không phải ai, lúc nào nhu cầu về vitamin cũng giống nhau.
Ngày nay nhiều người có chế độ ăn kiêng khem hoặc do thói quen, khẩu vị và có thể mắc một số bệnh lý nên cơ thể thiếu hụt các vitamin. Dưới đây là nhận biết các vitamin cần thiết khi cơ thể bị thiếu hụt.
Khô mắt là một dấu hiệu thiếu vitamin A
Vitamin A: cần bổ sung khi bị khô mắt, quáng gà, khô da, vẩy nến, trứng cá, bỏng hoặc dùng để dự phòng trong phòng chống ung thư da. Vitamin A có nhiều trong thức ăn có nguồn gốc động vật như: gan cá, dầu cá, lòng đỏ trứng, sữa… nhưng t.iền vitamin A (dạng anpha hoặc bêta caroten) lại có nhiều trong thực vật như: các loại rau, quả có màu đỏ, vàng như bí đỏ, gấc, ớt gọt, cà rốt, cà chua…
Vitamin C: cần bổ sung khi bị chứng bệnh Scorbut và các chứng xuất huyết do thiếu vitamin C, giảm sức đề kháng, cơ thể bị nhiễm khuẩn, nhiễm độc, dị ứng. Vitamin C có nhiều trong rau quả tươi như: cam, chanh, quýt, bưởi, chuối và cả thức ăn có nguồn gốc động vật như thịt, gan cá, sữa, trứng… Chú ý: không nên dùng vitamin C liều cao, kéo dài sẽ có nguy cơ bị sỏi thận do tạo muối oxalat, nên dùng vào buổi sáng hoặc trước 16 giờ, không nên dùng vào buổi tối.
Chứng xuất huyết do thiếu vitamin C
Vitamin D: cần bổ sung khi t.rẻ e.m còi xương, chứng loạn dưỡng xương (nhuyễn xương, xốp xương, gãy xương lâu liền). Vitamin D có nhiều trong nấm, bơ và dầu gan cá (tổng hợp vitamin bằng ánh sáng mặt trời trước 8 giờ sáng).
Vitamin E: có nhiều trong bột mì, mầm ngũ cốc, quả hạnh nhân, các loại rau có màu xanh như hoa lơ xanh, rau cải xanh… Cần bổ sung khi có các triệu chứng: viêm xơ, khô, dày da. Thiếu m.áu tan huyết ở trẻ đẻ non, loạn dưỡng cơ, teo cơ do dây thần kinh, xơ vữa mạch m.áu. Vitamin E còn dùng để đề phòng sảy thai, vô sinh, thiểu năng t.inh t.rùng.
Vitamin PP: cần bổ sung khi mắc bệnh pellagra, viêm lợi, viêm miệng, ban đỏ, một số bệnh ngoài da. Chú ý: không nên dùng cho t.rẻ e.m, nếu dùng phải theo chỉ dẫn của bác sĩ cho từng bệnh nhi cụ thể.
Vitamin B 1 : cần bổ sung khi phòng và điều trị bệnh tê phù (Beriberi), tiêu hóa kém, viêm nhiều dây thần kinh, nhiễm độc thai nghén, đầy bụng, chán ăn. Phối hợp với vitamin C để chữa đục thủy tinh thể, co rút cơ, rối loạn t.uổi già. Vitamin B 1 có nhiều trong vỏ cám và các loại hạt ngũ cốc, đậu…
Vitamin B 2 : cần bổ sung khi tổn thương mắt, thần kinh thị giác, viêm loét da, niêm mạc miệng, lưỡi, chốc, lở mép. Vitamin B 2 có nhiều trong các loại hạt ngũ cốc, đậu, trứng…
Vitamin B 8 : còn được gọi là vitamin H 1 hoặc biotin. Cần bổ sung khi cơ thể có dấu hiệu rối loạn chuyển hóa cơ bản, mắc các chứng bệnh ở da, niêm mạc, bệnh viêm lưỡi, miệng, viêm khớp và viêm đa dây thần kinh.Vitamin B 8 có nhiều trong gan bò, sữa bò, đậu nành.
Vitamin B 12 : cần bổ sung khi thiếu m.áu do phẫu thuật, thiếu m.áu ác tính, thiếu m.áu do giun tóc, giun móc, và các chứng viêm dây thần kinh. Vitamin B 12 chỉ có trong các thức ăn có nguồn gốc động vật như gan cá, dầu gan cá, trứng, sữa bò, sữa dê. Các thực phẩm nguồn gốc thực vật tuy không chứa vitamin B 12 nhưng lại chứa nhiều t.iền vitamin B 12 nhất là các loại quả có màu đỏ, vàng như đu đủ, gấc, ớt… Chú ý: không dùng vitamin B 12 với những người thiếu m.áu không rõ nguyên nhân, ung thư hoặc mẫn cảm với vitamin B 12 .
Chúng ta không nhất thiết phải bổ sung tất cả các loại vitamin. Việc bổ sung loại nào tùy thuộc vào biểu hiện bệnh lý của cơ thể mỗi người và nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc. Chỉ nên dùng vitamin ở dạng dược phẩm khi cơ thể có những biểu hiện thiếu hụt nghiêm trọng, khi có các bệnh nhiễm khuẩn, sau phẫu thuật hoặc khả năng hấp thu cơ thể bị hạn chế hoặc trong điều kiện môi trường sống, làm việc quá khắc nghiệt. Nếu sử dụng quá nhiều tân dược chứa vitamin trong thời gian dài sẽ đưa đến tình trạng thừa vitamin, gây ra các bệnh lý cho cơ thể.
Vận động 1 giờ mỗi ngày sẽ giảm nguy cơ bệnh tật
Tỷ lệ béo phì tại Việt Nam đang chiếm khoảng 2,1% dân số (theo số liệu của WHO), và xu hướng thừa cân ở thành thị đang tăng nhanh, cùng với tỷ lệ suy dinh dưỡng, còi xương đang ở ngưỡng cao.
Nguyên nhân của thừa cân béo phì chủ yếu nằm ở chế độ ăn uống thiếu cân bằng cùng thói quen lười vận động – ẢNH NGỌC THẮNG
Ăn uống thiếu cân bằng
Nhiều người cho rằng, nước ngọt là tác nhân chính của tình trạng thừa cân, béo phì. Tuy nhiên, các nghiên cứu chỉ ra rằng, đó là đ.ánh giá không đầy đủ. Nguyên nhân thực sự gây nên tình trạng trên nằm ở chế độ ăn uống thiếu cân bằng cùng thói quen lười vận động.
Có một hiện tượng nghe khá lạ nhưng hoàn toàn có thực, đó là các trẻ bị suy dinh dưỡng theo thể thừa cân, béo phì. Nói đơn giản và dễ hiểu hơn là trẻ dù mập mạp nhưng thực chất đang bị thiếu canxi, vitamin D, thiếu m.áu, thiếu sắt, còi xương… Nguyên nhân thực chất được xác định là do chế độ ăn hàng ngày quá thiên về tiêu thụ chất đạm, chất béo, chất bột đường.
Theo một nghiên cứu tại Anh vào năm 2018, các nhà khoa học đã chỉ ra không có mối liên hệ trực tiếp từ việc tiêu thụ đồ uống có đường dẫn tới nguy cơ thừa cân béo phì của trẻ ở độ t.uổi 4 – 10 t.uổi.
Mức tiêu thụ nước giải khát bình quân đầu người ở Hoa Kỳ từ năm 2010 đến năm 2018 (tính bằng gallon) – NGUỒN: STATISTA
Hay như tại Mỹ trong 15 năm qua, lượng tiêu thụ nước ngọt trên đầu người liên tục giảm, nhưng tỷ lệ béo phì vẫn gia tăng qua biểu đồ thống kê bên dưới.
Xu hướng về tỷ lệ béo phì theo độ t.uổi và tỷ lệ béo phì nghiêm trọng ở người lớn từ 20 t.uổi trở lên: Hoa Kỳ, 1999-2000 đến 2017 – 2018 – NGUỒN: NCHS, ĐIỀU TRA KHÁM SỨC KHỎE VÀ DINH DƯỠNG QUỐC GIA,1999-2018
Lười vận động gây thiệt hại 67,5 tỉ USD/năm
Tóm lược về hiện trạng béo phì thời hiện đại, GS Phan Thị Kim, Chủ tịch Hội Khoa học kỹ thuật an toàn thực phẩm Việt Nam, chia sẻ: “Có nhiều tranh cãi về việc ăn nhiều đồ ngọt dẫn đến thừa cân béo phì, nhưng đồ ngọt chỉ là một trong số các yếu tố thôi, còn lại việc lười vận động mới là nguyên nhân, ăn vào nhiều nhưng vận động nhiều thì không béo phì”.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), lối sống ít vận động là nguyên nhân chính thứ 2 khiến tình trạng béo phì, suy dinh dưỡng đồng thời gia tăng. Lập luận này được củng cố bằng rất nhiều nghiên cứu và khảo sát đến từ khắp nơi trên thế giới.
Theo đ.ánh giá, tại Việt Nam chỉ có 15,3% số người dân tập thể dục nhiều hơn 30 phút mỗi ngày – ẢNH NGỌC THẮNG
Nghiên cứu thuộc Trường Khoa học Thể thao (Na Uy) và ĐH Cambridge (Anh) công bố trên tạp chí the Lancet cho thấy, lười vận động là nguyên nhân dẫn tới hơn 5 triệu cái c.hết mỗi năm trên toàn cầu. Khảo sát từ Viện Dinh dưỡng Quốc gia trên hơn 5.000 học sinh các cấp học tại các tỉnh, thành như Hà Nội, Thái Nguyên, Sóc Trăng, Nghệ An và TP.HCM được công bố vào tháng 7.2019 đã chỉ ra: thiếu vận động thể lực trực tiếp gây ra thừa cân, béo phì ở t.rẻ e.m.
Tại báo cáo về tình trạng dinh dưỡng, khẩu phần, tần suất tiêu thụ và thói quen sử dụng thực phẩm của học sinh tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông ở một số tỉnh thành Việt Nam, tiến sĩ Trần Thúy Nga, thạc sĩ Trần Khánh Vân chỉ ra yếu tố kinh tế, khẩu phần ăn, thói quen sinh hoạt, thể lực có ảnh hưởng lớn tới tình trạng dinh dưỡng của nhóm trẻ học đường.
Đáng nói, Việt Nam được xếp vào nhóm những nước lười vận động nhất, với chỉ 15,3% số người dân tập thể dục nhiều hơn 30 phút mỗi ngày. Điều này dẫn đến thể trạng của người Việt Nam chỉ đạt mức trung bình về chiều cao, cân nặng, sức bền khi đem so sánh với chuẩn các nước khác trong khu vực; song song với đó là gia tăng rủi ro phát sinh bệnh tật như tiểu đường, ung thư vú, ruột kết, tim mạch về lâu dài.
Ước tính, gánh nặng kinh tế và thiệt hại kinh tế do lười hoạt động tăng thêm khoảng 67,5 tỉ USD mỗi năm. Thất thoát này đang đồng thời diễn ra ở cả các nước phát triển và đang phát triển. Tuy nhiên, theo các nhà nghiên cứu, mỗi người chỉ cần vận động 1 giờ mỗi ngày là các nguy cơ này nhìn chung sẽ được giảm bớt.