Bị tiểu tiện, đại tiện không kiểm soát được, đi tiểu thường xuyên, hắt hơi bị són tiểu, đi tiểu có m.áu… cũng là một trong những triệu chứng cảnh báo ung thư cổ tử cung mà ít ai nghĩ đến.
Ung thư cổ tử cung là loại ung thư thường gặp nhất và có tỷ lệ t.ử v.ong cao nhất trong tất cả các loại ung thư ở nữ giới (ảnh minh hoạ)
6 tháng trước, chị Nhung (Hải Dương) bị tắt kinh. Nhưng bất ngờ, hai tuần nay chị bị c.hảy m.áu trở lại. Lo sợ bị ung thư cổ tử cung, chị vội vã đến viện khám.
Bác sĩ Trần Thị Kim Ngọc, Bệnh viện Đa khoa Medlatec cho biết, ung thư cổ tử cung là căn bệnh phụ khoa nguy hiểm đối với sức khỏe của chị em. Đây là một trong những loại ung thư thường gặp nhất và có tỷ lệ t.ử v.ong cao nhất trong tất cả các loại ung thư ở nữ giới. Đáng báo động, tỷ lệ phụ nữ Việt Nam mắc chứng bệnh này đang ngày càng gia tăng.
Bệnh thường gặp ở những phụ nữ từ 15 – 45 t.uổi, đặc biệt là những người trong độ t.uổi sinh hoạt t.ình d.ục (từ 30 – 45 t.uổi). Ngoài ra, một số trường hợp phụ nữ trên 65 t.uổi nếu không tầm soát bệnh tốt ở độ t.uổi trước đó cũng có nguy cơ mắc bệnh này.
Nguyên nhân gây ra căn bệnh này, theo BS Kim Ngọc, là do sự phát triển không bình thường, nhân lên vô kiểm soát và xâm lấn khu vực xung quanh, thậm chí là di căn tới bộ phận khác trong cơ thể của các tế bào ở cổ tử cung.
“Phần lớn những bệnh nhân mắc căn bệnh này đều do một loại virus có khả năng lây lan từ người sang người khi tiếp xúc qua da hoặc lây qua đường t.ình d.ục có tên là HPV (Human Papilloma Virus). Tuy nhiên, không phải tất cả những người nhiễm virus này đều sẽ mắc căn bệnh nói trên bởi trong hơn 200 loại virus HPV, virus HPV type 16 và type 18 đã được xác định là nguyên nhân chủ yếu gây ung thư cổ tử cung”, BS Kim Ngọc nói.
Bên cạnh đó, chị em hút t.huốc l.á, quan hệ t.ình d.ục sớm, quan hệ t.ình d.ục không an toàn, quan hệ với nhiều người… cũng là những yếu tố làm tăng nguy cơ ung thư cổ tử cung.
BS Kim Ngọc cũng thông tin, các nghiên cứu đã tổng kết phụ n.ữ s.inh đẻ nhiều lần hoặc sinh con quá sớm (những người phụ n.ữ s.inh từ 3 con trở lên hoặc sinh con khi còn quá trẻ (dưới 17 t.uổi) thường có nguy cơ mắc bệnh cao hơn người bình thường). Hoặc việc vệ sinh vùng kín không đúng cách cũng có khả năng mắc bệnh là rất lớn.
Một trong những dấu hiệu phổ biến nhất khi mắc bệnh này là c.hảy m.áu bất thường ở â.m đ.ạo. Theo đó, chị em có thể bị c.hảy m.áu ở â.m đ.ạo vào những ngày không phải chu kỳ k.inh n.guyệt mà không rõ nguyên nhân tại sao.
“Mỗi người phụ nữ nếu mắc chứng bệnh này sẽ có mức độ c.hảy m.áu khác nhau, có người chảy ít, có người chảy nhiều. Nếu gặp phải tình trạng này, bạn nên theo dõi, cảnh giác và đi khám sớm nhất có thể”, BS Kim Ngọc nói.
Không chỉ ra m.áu bất thường nhiều trường hợp khi mắc ung thư cổ tử cung cũng có hiện tượng dịch â.m đ.ạo tiết ra nhiều bất thường, có các màu khác lạ như xanh, vàng, đôi khi là hồng tựa như có lẫn mủ và m.áu kèm theo đó là gây ra mùi khó chịu.
Tuy nhiên, một số bệnh phụ khoa khác như: viêm vòi trứng, ung thư buồng trứng,… cũng có thể xuất hiện những bất thường về dịch â.m đ.ạo. Chính vì vậy, chị em cần đi khám phụ khoa để có thể xác định rõ nguyên nhân gây nên hiện tượng này.
Ngoài ra, ung thư cổ tử cung khiến các hormone trong cơ thể bị mất cân bằng. Điều này làm ảnh hưởng lớn đến sự phát triển và quá trình rụng trứng. Tử cung bị kích thích do bệnh có thể khiến người bệnh bị trễ kinh, k.inh n.guyệt kéo dài hoặc m.áu kinh có màu đen sẫm,…
Một biểu hiện khác của ung thư cổ tử cung cũng được các bác sĩ sản khoa cho biết, cơn đau có thể xuất hiện vào ngày k.inh n.guyệt nhưng nếu xuất hiện ở cả những ngày bình thường thì bạn cần phải lưu ý bởi đây có thể là dấu hiệu mắc bệnh. Ban đầu, có thể đau từ âm ỉ đến đau buốt ở một vị trí, sau đó, cơn đau có thể khuếch tán ở nhiều khu vực cùng một lúc. Các cơn đau này xuất hiện có thể do các tế bào ung thư đã lan đến vùng xương chậu.
Đáng lưu ý, bị tiểu tiện, đại tiện không kiểm soát được, đi tiểu thường xuyên, hắt hơi bị són tiểu, đi tiểu có m.áu… cũng là một trong những triệu chứng cảnh báo ung thư cổ tử cung mà ít ai nghĩ đến.
“Triệu chứng đau sau khi quan hệ t.ình d.ục có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau. Nếu cảm giác đau và c.hảy m.áu sau khi quan hệ t.ình d.ục xuất hiện thường xuyên thì ban nên đi thăm khám để khắc phục và phát hiện bệnh ngay từ giai đoạn đầu”, BS Kim Ngọc cho hay.
Ngoài ra, không chỉ ung thư tử cung mà tất cả các bệnh ung thư đều khiến số lượng hồng cầu khỏe mạnh bị suy giảm, thay vào đó là các bạch cầu. Điều này khiến người bệnh cảm thấy mệt mỏi, cạn kiệt năng lượng, ăn không ngon miệng và sụt cân không rõ nguyên nhân. Khi bệnh chuyển sang giai đoạn di căn tới các cơ quan khác như phổi, xương, gan,… Bệnh nhân có thể xuất hiện các triệu chứng như khó thở, ho, vàng da, vàng mắt,…
Để phòng bệnh, các bác sĩ khuyến cáo phụ nữ, đặc biệt là những người có nguy cơ cao như có yếu tố di truyền, phụ nữ trên 40 t.uổi nên định kỳ khám sức khỏe và tầm soát ung thư cổ tử cung hàng năm để kịp thời chẩn đoán và phát hiện bệnh.
Nếu đang có vấn đề về viêm nhiễm phụ khoa như khí hư bất thường, viêm â.m đ.ạo, viêm lộ tuyến CTC… thì cần đi khám và chữa trị dứt điểm để bệnh không tiến triển nặng hơn.
Bên cạnh đó, trong cuộc sống thường ngày, chị em nên giữ gìn vệ sinh “vùng kín” sạch sẽ, quan hệ t.ình d.ục lành mạnh, sử dụng các biện pháp tránh thai an toàn.
Ngoài ra, có thể tiêm vacxin này được chế tạo nhằm ngăn chặn khả năng gây bệnh của vi rút HPV type 16 và 18 gây ra cho phụ nữ, đặc biệt là bệnh ung thư cổ tử cung. Theo khuyến cáo của các bác sĩ, loại vacxin này sẽ phát huy hiệu quả tốt nhất đối với nữ giới nếu được tiêm phòng trong khoảng độ t.uổi từ 9 – 26 t.uổi và chưa từng quan hệ t.ình d.ục.
Hà Nội gia tăng trẻ mắc thủy đậu
Theo các bác sĩ của Bệnh viện Đa khoa Medlatec, thời gian gần đây số trẻ mắc thuỷ đậu đến khám bệnh tăng.
Thời tiết nồm ẩm, mưa nhiều, nhiệt độ thường xuyên có sự thay đổi đột ngột làm tăng cơ hội phát triển cho các loại virus, vi khuẩn, vi nấm,… gây bệnh truyền nhiễm trong đó có thủy đậu.
Xét nghiệm huyết thanh giúp chẩn đoán bệnh thủy đậu.
Bệnh thủy đậu do virus Varicella Zoster gây nên. Loại virus này thường bùng phát mạnh mẽ vào mùa đông xuân, dễ lây lan trong cộng đồng nên cần cách ly người bệnh ít nhất 5 – 7 ngày. Bệnh dễ xảy ra với t.rẻ e.m hơn là người lớn.
Ths. Đinh Thị Thanh Thủy, chuyên khoa Nhi, Bệnh viện Đa khoa Medlatec chia sẻ, từ đầu năm tới nay vẫn rải rác các ca trẻ mắc thủy đậu đến thăm khám, tuy nhiên trong 2 tuần gần đây con số này tăng nhanh, khoảng 20 trẻ.
Chuyên gia cho hay, cơ bản bệnh thủy đậu khá lành tính với khoảng 90% trẻ có thể tự khỏi sau 1 tuần. Một phần nhỏ có thể có biến chứng viêm nhiễm khuẩn ngoài da, nặng hơn có thể viêm mô tế bào, nhiễm khuẩn huyết, một số vào viện có thể viêm phổi hoặc viêm não.
Tuy vậy, điều đáng nói, theo Ths. Thuỷ, một số cha mẹ đã sai lầm trong cách chăm sóc con khi mắc bệnh thủy đậu, điều này khiến bệnh tình trẻ nặng thêm.
Chẳng hạn, vì quan niệm “kiêng gió, kiêng nước”, nhiều mẹ không tắm rửa, mặc quá ấm cho con gây bí bách, ra nhiều mồ hôi. Đây chính là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển, gây bội nhiễm, tạo sẹo xấu, nguy cơ viêm nhiễm các vùng hô hấp kèm theo.
Bên cạnh đó, nhiều bà mẹ hiện nay dùng nước được đun từ các loại lá khác nhau để tắm cho con nhằm làm se nốt phỏng thủy đậu. Mặc dù, nhiều loại lá có tác dụng sát khuẩn ngoài da, tại chỗ, tuy nhiên, nhiều trẻ có cơ địa dị ứng thì rất có thể lại tăng cơ hội viêm nhiễm… Không ít trẻ đến viện khi các nốt mụn trùm đầy mủ sau khi tắm lá khiến việc điều trị trở nên khó khăn hơn.
Về bệnh thuỷ đậu, theo các chuyên gia y tế, tất cả những người chưa bị hoặc chưa được tiêm vắc-xin thủy đậu đều có thể bị bệnh lý này.
Bệnh thủy đậu có khả năng lây lan nhanh chóng ngay khi xuất hiện các vết loét đầu tiên ở miệng hoặc cổ họng theo các con đường như tiếp xúc trực tiếp; tiếp xúc trực tiếp với dịch tiết từ nốt mụn nước hay nước bọt, dịch mũi của người bệnh có trong không khí khi nói chuyện gần với họ hoặc khi họ hắt hơi, ho;
Bệnh lây qua việc dùng chung vật dụng; dùng chung đồ dùng cá nhân với người bị thủy đậu cũng rất dễ bị lây bệnh; thuỷ đậu cũng lây truyền từ mẹ sang con.
Vắc-xin thuỷ đậu có hiệu quả cao và lâu dài, giúp cơ thể tạo kháng thể chống lại virus thủy đậu, được áp dụng đối với các đối tượng sau: Tất cả t.rẻ e.m từ 12-18 tháng t.uổi được tiêm 1 lần; t.rẻ e.m từ 19 tháng t.uổi đến 13 t.uổi chưa từng bị thuỷ đậu lần nào cũng tiêm 1 lần; t.rẻ e.m trên 13 t.uổi và người lớn chưa từng bị thủy đậu lần nào thì nên tiêm 2 lần, nhắc lại cách nhau từ 4-8 tuần.
Hiệu quả bảo vệ của vắc-xin thủy đậu có tác dụng lâu bền. Nếu đã được chủng ngừa vắc-xin thủy đậu thì đại đa số từ 80-90% có khả năng phòng bệnh tuyệt đối. Tuy nhiên, cũng còn khoảng 10% còn lại là có thể bị thủy đậu sau khi tiêm chủng, nhưng các trường hợp này cũng chỉ bị nhẹ, với rất ít nốt đậu, khoảng dưới 50 nốt, và thường là không bị biến chứng.
Thời gian ủ bệnh của thuỷ đậu là từ 1-2 tuần sau khi tiếp xúc với bệnh nhân, do đó, nếu một người chưa được tiêm phòng vắc-xin thuỷ đậu mà có tiếp xúc với bệnh nhân thuỷ đậu, trong vòng 3 ngày ta có thể tiêm ngừa thì vắc-xin có thể phát huy tác dụng bảo vệ ngay sau đó giúp phòng ngừa thủy đậu.