Chất đạm có vai trò rất quan trọng, được đưa vào cơ thể thông qua lượng thực phẩm ăn hàng ngày.
Tuy nhiên khi sử dụng cần bổ sung với lượng hợp lý không ăn quá nhiều dẫn đến thừa đạm gây nhiều hệ lụy cho sức khỏe.
Bổ sung bao nhiêu là đủ?
Theo tiêu chuẩn hiện nay, lượng bổ sung protein hợp lý là 0,8g/1kg cân nặng, nhưng để đưa ra con số chính xác cho mỗi cá nhân còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như độ hấp thụ protein, lượng vận động trong ngày, cơ thể trao đổi chất như thế nào, t.uổi tác, chế độ sinh hoạt…
Chất đạm nên được bổ sung đa dạng nhiều nguồn khác nhau, nên bổ sung kết hợp đạm động vật và thực vật. Đạm động vật có đầy đủ axít amin cần thiết còn đạm thực vật thường thiếu một hoặc nhiều axít amin cần thiết và ở tỷ lệ không cân đối.
Vì vậy, nên dùng đạm động vật để hỗ trợ cho đạm thực vật hoặc phối hợp những đạm thực vật với nhau. Hạn chế đạm động vật từ thịt đỏ như bò, heo, cừu… tăng cường nguồn đạm lành mạnh từ cá, hải sản, trứng, sữa, thịt gia cầm…
Bởi nhiều nghiên cứu cho thấy việc sử dụng nhiều thịt đỏ có liên quan đến sự gia tăng của các bệnh lý tim mạch, huyết áp, tiểu đường, đột quỵ, xương khớp, ung thư…
Người trưởng thành năng lượng protein từ động vật từ 30 – 50% tổng năng lượng protein, t.uổi càng cao thì nguồn protein từ động vật càng ít. Lượng bổ sung hợp lý với người lớn bình thường là 1/3 đạm động vật và 2/3 đạm thực vật. Với t.rẻ e.m trong độ t.uổi phát triển cần nguồn đạm nhiều hơn cho sự phát triển thể chất và trí não, do vậy lượng bổ sung hợp lý là 2/3 đạm động vật và 1/3 đạm thực vật trong mỗi bữa ăn hàng ngày.
Protein rât cân thiêt cho cơ thê, nhưng không nên bô sung quá nhiêu.
Một số lưu ý khi lựa chọn thực phẩm giàu đạm
Thịt lợn, thịt bò là món ăn phổ biến trong mỗi gia đình Việt Nam, việc sử dụng nhiều chỉ tốt với t.rẻ e.m đang trong giai đoạn phát triển vì thịt đỏ không chỉ chứa nguồn đạm dồi dào mà còn có lượng khoáng chất sắt có giá trị sinh học cao tốt cho trẻ để phòng thiếu m.áu, thiếu sắt. Nhưng với người trưởng thành chỉ nên sử dụng dưới 80g/người/ ngày. Thịt trắng (ngan, gà, vịt) có thể sử dụng nhiều hơn, tuy nhiên ưu tiên phần thịt ức.
Cá có hàm lượng đạm cao, chất lượng tốt và các axít amin cân đối, cá có nhiều chất khoáng và vitamin hơn thịt; đặc biệt trong gan cá có nhiều vitamin A, D, B12. Nên sử dụng kết hợp các loại thủy hải sản bởi cá biển sống ở tầng lớp nước sâu dễ nhiễm kim loại nặng, các loại cá đồng thường được nuôi nên để có năng suất cao, người nuôi có thể sử dụng kháng sinh, thậm chí có hóa chất bảo vệ.
Do đó nên kết hợp cả 2 loại thủy hải sản để ngưỡng kim loại nặng không đến mức gây ung thư và tồn dư kháng sinh không gây tình trạng kháng kháng sinh. Lượng cá bổ sung 2,5 lạng/người/ngày. Nên chế biến cá ở dạng nấu, hấp, hạn chế chiên rán ở nhiệt độ cao để bảo toàn lượng axít béo không no trong mỡ cá.
Tôm, lươn, cua có hàm lượng và chất lượng chất đạm không kém gì so với thịt, cá còn chất lượng chất đạm của nhuyễn thể (ốc, trai, sò…) thì không bằng và tỷ lệ các axít amin không cân đối. Tuy vậy nhuyễn thể lại có nhiều chất khoáng hơn, nhất là canxi, đồng, selen. Khi nhuyễn thể c.hết dễ bị phân giải, sinh ra độc tố nên khi ăn phải chú ý loại bỏ con c.hết trước khi nấu. Nhuyễn thể còn là vật trung gian truyền bệnh như thương hàn, tiêu chảy nên nhuyễn thể cần phải được ăn chín.
Trứng cung cấp nguồn đạm tốt hơn so với thịt, nguồn protein trong lòng trắng trứng rất tuyệt vời có thể làm tăng khối cơ, tốt cho người tập gym, tuy nhiên không nên ăn lòng trắng trứng tái hoặc chần vì lòng trắng chứng chưa chín có nhiều chất không tốt cho sức khỏe. Lòng đỏ nên ăn có liều lượng, trước 40 t.uổi nên ăn 3 lòng đỏ/tuần, sau 40 t.uổi là 2 lòng/tuần, nếu có rối loạn tăng lipid m.áu chỉ nên ăn 1 lòng/tuần. Trẻ từ trên một t.uổi nên ăn 5-6 lòng đỏ/tuần.
Đậu đỗ có hàm lượng chất đạm cao. Đậu tương có giá trị dinh dưỡng rất cao, nguồn đạm trong đậu tương có giá trị như đạm động vật. Ngoài ra đậu tương còn chứa các chất có tác dụng phòng ngừa ung thư và giảm cholesterol m.áu. Do đó nên sử dụng thường xuyên các thực phẩm được chế biến từ đậu nành. Đậu đỗ cần ăn chín. Các sản phẩm từ đậu tương được dùng phổ biến như sữa đậu nành, đậu phụ, bột đậu nành hoặc dùng quá trình lên men để chế biến thành các sản phẩm như tương, chao… để làm tăng giá trị dinh dưỡng và tỷ lệ hấp thu của thức ăn.
Hàm lượng chất đạm trong vừng, lạc cao nhưng chất lượng kém hơn đậu đỗ. Khi rang lạc không làm ảnh hưởng tới chất lượng đạm. Cần bảo quản tốt để tránh mốc. Khi ăn lạc cần loại bỏ các hạt mốc vì trong hạt lạc mốc có chứa độc tố vi nấm gây ung thư gan.
[Thuốc&Sức khoẻ] Chế độ ăn cho người bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính
Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là một bệnh mà triệu chứng biểu hiện là khó thở kéo dài gây ra bởi sự tắc nghẽn đường thở nhỏ.
Những bệnh nhân này có sự mất cân bằng giữa sự cung cấp năng lượng và nhu cầu cung cấp năng lượng của cơ thể.
Ảnh minh họa
So với người bình thường, năng lượng cần cung cấp cho bệnh nhân tăng 1,5 – 2 lần. Mà năng lượng được cung cấp từ 3 nguồn: chất đạm, chất béo, và chất bột đường. Mà mỗi loại thực phẩm đều có chứa 1 – 3 loại chất này với tỷ lệ và các thành phần khác nhau nên chúng ta phải ăn đa dạng các loại thực phẩm:
Chất đạm cần sử dụng nhiều hơn người bình thường (vì quá trình viêm và sử dụng thuốc corticoid làm tiêu hao nhiều chất này). Nên sử dụng kết hợp đạm thực vật với đạm động vật. Đạm thực vật là mè, đậu phộng, đậu xanh, các chế phẩm từ đậu nành như đậu hủ, chao…
Đạm động vật như trứng, hải sản, cua đồng, cá, thịt gà, thịt vịt, thịt lợn… Hạn chế ăn nội tạng, da của động vật (gà, vịt, lợn, bò) vì có chứa nhiều cholesterol có hại cho tim, mạch. Nên ăn nhiều cá (vì thịt của cá dễ tiêu hóa) nhất là cá biển như cá trích, cá thu, cá hồi… (vì chất béo của các cá này có chứa nhiều chất Omega 3 là chất có tác động kháng viêm rất hữu hiệu). Một tuần nên ăn cá ít nhất 3 ngày.
Chất béo nên sử dụng nhiều hơn người bình thường vì chất béo cung cấp nhiều năng lượng hơn chất đạm và chất bột đường. Chất béo còn ít làm bệnh nhân khó thở (vì trong quá trình chuyển hóa thành năng lượng, chất béo sinh ra ít khí CO2 hơn so với chất bột đường). Nên sử dụng chất béo có nguồn gốc từ cá, từ thực vật như là dầu nành, dầu đậu phộng, dầu oliu, dầu gấc… hơn là mỡ lợn, mỡ bò, dầu dừa.
Chất bột đường nên sử dụng vừa đủ. Chất bột đường gồm gạo, ngũ cốc, khoai củ, rau xanh, trái cây và các chế phẩm từ chúng.
Nên ăn gạo chà dối (vì lớp vỏ cám có chứa chất đạm, chất xơ, vitamin nhóm B).
Nên ăn nhiều rau xanh (300-500g/ngày) và trái cây vì: Cung cấp nhiều vitamin A, C, E (giúp giảm tác hại gây ra từ phản ứng viêm và khói t.huốc l.á); cung cấp nhiều chất xơ, giúp quá trình tiêu hóa thức ăn tốt hơn (vì tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn có lợi trong ruột phát triển); giảm táo bón; thải cholesterol ăn dư thừa ra ngoài theo phân.
Nên uống đủ nước (nước lọc, nước trái cây, nước trà xanh…) 1,5 – 2 lít/ngày (giúp làm loãng đàm, dễ khạc, dễ đi cầu); uống nước ấm, không nên uống nước đá, lạnh.
Nên chia nhỏ bữa ăn (3 bữa chính, 2 – 3 bữa phụ) để cung cấp đủ năng lượng. Chọn thực phẩm tươi sống, không hóa chất độc hại, dễ tiêu. Chế biến thức ăn mềm (dễ nhai, dễ nuốt), hình thức hấp dẫn, phù hợp khẩu vị giúp bệnh nhân ăn ngon miệng.
Khi ăn nên ngồi thẳng lưng để tránh tạo áp lực lên phổi. Nên ăn chậm, nhai kỹ. Nên thở oxy cả trong khi ăn nếu có chỉ định thở oxy tại nhà. Cần phối hợp điều trị vật lý trị liệu (tập thở bụng), vận động thể lực phù hợp, phơi nắng buổi sáng sớm 15 – 30 phút (giúp da tổng hợp vitamin D tạo điều kiện thuận lợi cho việc hấp thu Canxi). Bỏ t.huốc l.á, thuốc lào, tránh nơi ô nhiễm không khí.
Bệnh nhân cần hạn chế muối ăn, cũng như gia vị (vì muối giữ nước trong cơ thể gây tăng gánh cho tim, phổi). Hạn chế ăn các loại thức ăn quá chua, cay vì có thể kích thích gây ho làm bệnh nhân mệt hơn. Hạn chế các loại thức ăn quá ngọt thường gây mệt sau ăn (khó thở vì nhiều khí CO2 sinh ra).
Hạn chế những thức ăn hay thức uống sinh hơi gây khó chịu cho bệnh nhân như rượu bia, đậu nành, dưa hấu… Tránh đồ ăn ít bổ mà dễ gây no như cốm phồng, bắp rang. Tránh ăn quá no làm bệnh nhân mệt.