strong> Lộ lộ thông còn có tên sau trắng, phong hương, bạch giao hương, cây thau, cổ yếm.
Cây sau sau có nhiều ở các tỉnh phía Bắc. Tinh dầu và nhựa được dùng trong công nghệ hóa mỹ phẩm. Bộ phận dùng làm thuốc là quả già của cây sau sau (lộ lộ thông), nhựa gọi là phong hương chi.
Quả chứa acid liquidamric và acid liquidamric lacton thuộc nhóm triterpen; acid beturonic có hoạt tính sinh học bảo vệ tế bào gan. Nhựa chứa tinh dầu (alpha pinen, beta pinen, camphen, terpinolen, caryophylen, bornyl acetat, cinnamyl, cinnamat và nhiều chất khác).
Lộ lộ thông chữa các chứng ẩn chẩn, ngứa gãi do phong, đau răng, chứng phù thũng và thổ huyết (Dược tính chỉ nam). Theo Chu Đan Khê, phong hương tác dụng sơ thông huyết mạch nên khỏi ngứa gãi và khỏi các chứng đau đầu gối và khớp.
Lộ lộ thông (quả già của cây sau sau) là vị thuốc trị phong thấp, đau nhức khớp xương rất hiệu quả.
Theo Đông y, quả (lộ lộ thông) vị đắng, tính bình, có mùi thơm; tác dụng khứ phong, hoạt lạc, lợi thủy thông kinh. Chữa phong thấp, đau nhức khớp xương, tâm vị đau trướng, thủy thũng, tiểu tiện khó, mề đay, viêm da, chàm. Nhựa (phong hương chi) vị ngọt, cay, tính ấm; tác dụng thông khiếu, khai uất, khứ đàm, hoạt huyết giảm đau. Trị ho có đờm, kinh giản, thổ huyết, nôn ra m.áu, c.hảy m.áu cam.
Một số bài thuốc có lộ lộ thông:
Chữa phong thấp, lưng gối đau, chân tay co quắp, toàn thân tê buốt: lộ lộ thông 20g, tùng tiết 20g. Sắc uống. Lưu ý: không dùng cho phụ nữ có thai.
Trị tai điếc đột phát: cát căn 30g, xuyên khung 15g, toàn quy 15g, xích thược 15g, thạch xương bồ 15g, tam thất 10g, nga truật 10g, hương phụ 10g, hồng hoa 10g, lộ lộ thông 12g, uy linh tiên 12g, địa long 12g. Sắc uống ngày 1 thang; uống 15-30 ngày.
Trị phụ nữ sau đẻ sữa ít, sữa không thông: lộ lộ thông 60g, toàn qua lâu 1 quả, xác rắn 1 cái. Tán bột. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 8g, uống với rượu loãng.
Trị sán khí do hàn: lộ lộ thông 12g, diên hồ sách 12g, lệ chi hạch 12g, cát cánh 4g, quế chi 6g, sài hồ 6g, hồi hương 4g, mộc hương 4g, thanh bì 8g, hương phụ 12g, quất hạch 12g, trạch tả 12g, vân linh 12g. Sắc uống.
Trị đau thần kinh tọa: lộ lộ thông 10g, cam thảo 10g, tần giao 10g, địa long 10g, ngưu tất 10g, độc hoạt 10g, phục linh 10g, mộc hương 5g, thương truật 5g, đương quy 10g, tang ký sinh 15g. Sắc uống. Tác dụng: trừ thấp tán hàn, thông kinh hoạt lạc. Trị đau thần kinh tọa.
Trị khớp chi sưng đau: lộ lộ thông 10g, tần giao 10g, tang chi 10g, hải phong đằng 10g, quất lạc 8g, ý dĩ nhân 12g. Sắc uống.
Mẹ cảm thấy đau ở 3 bộ phận này khi mang thai, có nghĩa là thai nhi đang bị thiếu canxi, cần chú ý
Sau khi mang thai, nhu cầu canxi ở bà bầu tăng vọt, dẫn đến hiện tượng thiếu canxi.
Sau khi mang thai, nhu cầu ăn uống của bà bầu sẽ tăng dần để đảm bảo sự phát triển của thai nhi. Vì vậy, mẹ bầu cần đảm bảo chế độ dinh dưỡng khi mang thai. Đặc biệt khi hệ xương của thai nhi bắt đầu phát triển trong tam cá nguyệt thứ 2, hầu hết bà bầu sẽ có những biểu hiện của việc thiếu canxi. Nếu mẹ bầu bị đau ở 3 điểm này, có nghĩa rằng bạn đang bị thiếu canxi đấy.
1. Đau răng
Khi mang bầu, một số người mẹ sẽ cảm thấy rằng bị lung lay và đau nhức. Thực chất, nguyên nhân chủ yếu dẫn đến vấn đề này là do sự thay đổi bài tiết hormone trong cơ thể sau khi mang thai. Ngoài ra, mẹ bầu cần biết rằng canxi là một trong những chất dinh dưỡng chính cấu tạo nên răng. Tình trạng thiếu canxi trong thai kỳ khiến răng của mẹ bầu dễ bị lung lay và đau nhức.
2. Đau bắp chân
Bất kể bạn có đang mang thai hay không, đau bắp chân có thể là dấu hiệu của sự thiếu hụt canxi. Trẻ đang t.uổi ăn t.uổi lớn cũng thường bị đau bắp chân. Vì vậy, nếu mẹ bầu hay cảm thấy bắp chân bị đau hoặc bị chuột rút vào ban đêm thì đây có thể là dấu hiệu cho thấy bạn đang bị thiêu canxi. Khi mang thai, mẹ bầu cần bổ sung đủ lượng canxi để đảm bảo sự phát triển của thai nhi trong bụng.
3. Đau ở xương chậu và các khớp
Khi thai nhi lớn lên, nhiều mẹ bầu có thể cảm thấy khung xương chậu được mở rộng. Lúc này, cơ thể mẹ bầu sẽ tiết ra các hormone tương ứng làm cho dây chằng vùng chậu lỏng lẻo. Do đó, ngay khi cử động, bạn cũng sẽ có cảm giác đau tức vùng xương chậu.
Cùng với việc cơ thể bị thiếu canxi, ngoài những cơn đau ở xương chậu, còn có những cơn đau bùng phát ở các khớp. Đó là do nếu cơ thể thiếu canxi thì canxi trong xương sẽ được giải phóng để duy trì nồng độ canxi trong m.áu nên bạn sẽ cảm thấy đau nhức.
Nếu mẹ bầu bị thiếu canxi thì em bé trong bụng đương nhiên sẽ không đủ canxi để đảm bảo cho sự phát triển thể chất. Vì vậy, để tránh tình trạng thiếu canxi mẹ bầu nên bổ sung canxi bằng cách ăn uống đa dạng, đủ chất, tránh kén ăn.