Người đàn ông bị giang mai ở ngực

Một bệnh nhân 27 t.uổi được bác sĩ Bệnh viện Da liễu TP.HCM phát hiện mắc săng giang mai ở ngực. Y văn thế giới ghi nhận 13 người có tình trạng tương tự.

Thông tin về ca bệnh hiếm gặp này được thạc sĩ, bác sĩ Trình Ngô Bỉnh, khoa Lâm sàng 3, Bệnh viện Da liễu TP.HCM, cho biết.

Bệnh nhân là nam, 27 t.uổi, thuộc nhóm nam quan hệ t.ình d.ục đồng giới (MSM). Trước đó, người này đến khám tại Bệnh viện Da liễu TP.HCM do xuất hiện vết loét khoảng 0,5 cm ở ngực phải. Tuy nhiên, vết loét này không đau, không cứng và không có hạch nách kèm theo. Bệnh nhân không bị loét vùng s.inh d.ục.

Khai thác bệnh sử, các bác sĩ phát hiện người này mắc HIV và đang điều trị 3 năm. Bệnh nhân cũng không có t.iền căn viêm da cơ địa, giang mai hay nhiễm herpes simplex (HPV) trước đó.

nguoi dan ong bi giang mai o nguc 575 5722569

Thạc sĩ, bác sĩ Trình Ngô Bỉnh, khoa Lâm sàng 3, Bệnh viện Da liễu TP.HCM, báo cáo về ca bệnh trong hội nghị khoa học của Liên Chi hội da liễu TP.HCM. Ảnh: Lan Anh.

“Trước một trường hợp có vết loét liên quan đường s.inh d.ục và dựa trên hình ảnh lâm sàng, chúng tôi nghi ngờ bệnh nhân bị chàm, giang mai tiên phát hoặc bệnh ghẻ chốc. Bệnh nhân được thí nghiệm phản ứng với huyết thanh giang mai. Kết quả cho thấy bệnh nhân dương tính với xoắn khuẩn giang mai tiên phát ở ngực”, bác sĩ Bỉnh nói.

Theo bác sĩ Trình Ngô Bỉnh, săng giang mai ở ngực là thể bệnh rất hiếm gặp, được mô tả lần đầu năm 2006. Hiện y văn thế giới chỉ ghi nhận 13 ca bệnh, trong đó đa số người mắc có tiếp xúc và quan hệ t.ình d.ục đường miệng – ngực. Trong số 13 người này chỉ có một bệnh nhân nữ, lây bệnh qua tiếp xúc và quan hệ t.ình d.ục đường s.inh d.ục – ngực.

Bệnh nhân được điều trị với Penicillin tiêm bắp. Về cơ chế lây truyền của săng giang mai ở ngực, bác sĩ Trình Ngô Bỉnh đưa ra 3 giả thiết.

Cơ chế đầu tiên là bệnh nhân mắc giang mai giai đoạn I ở trong hoặc ngoài đường s.inh d.ục và sang thương niêm mạc ở giang mai giai đoạn II. Khi đó, việc tiếp xúc các sang thương, vết loét này có thể lây xoắn khuẩn giang mai.

Ngoài ra, khi người bệnh nhiễm Active Treponema pllidum kết hợp với tình trạng chấn thương ở niêm mạc miệng cũng dẫn đến săng giang mai ở ngực. Treponema pllidum là vi khuẩn xoắn ốc và không gian nhỏ gây ra bệnh giang mai, ghẻ cóc và bệnh ghẻ. Xoắn khuẩn này chỉ được truyền duy nhất trong cơ thể con người.

Giả thiết thứ 3 được đặt ra ở người bệnh xuất hiện hiện tượng Koebner. Theo tạp chí Y học New England (NEJM), hiện tượng Koebner còn được gọi là phản ứng đẳng tích, đặc trưng bởi sự xuất hiện của các tổn thương vảy nến mới sau khi bị kích ứng cơ học. Hiện tượng này có thể xảy ra ở những người đang gặp vấn đề da liễu hoặc chưa từng có t.iền sử mắc bệnh.

Săng giang mai là dấu hiệu ban đầu của bệnh giang mai sau khi tiếp xúc với nguồn bệnh khoảng 10-90 ngày. Săng giang mai là các vết loét nhỏ, có màu hồng đỏ, hình tròn hoặc hình bầu dục và mọc xung quanh bộ phận s.inh d.ục, h.ậu m.ôn,

Bác sĩ chuyên khoa II Bùi Mạnh Hà, Phó trưởng khoa Lâm sàng 3, Bệnh viện Da liễu TP.HCM cho biết giang mai là bệnh n.hiễm t.rùng do xoắn khuẩn Treponema pallidum gây ra. Bệnh lây truyền qua quan hệ t.ình d.ục không an toàn, đường m.áu và từ mẹ sang con trong thời kỳ mang thai. Đây là bệnh mạn tính và có thể không biểu hiện triệu chứng đặc hiệu trong thời gian dài.

“Bệnh giang mai đang tái xuất trở lại với số lượng ca nhiễm tăng cao và biến đổi với xu hướng phức tạp, khó điều trị hơn”, bác sĩ Hà nhận định.

Người đàn ông ở Đồng Nai bị giang mai ở bộ phận hiếm gặp

Khởi phát từ triệu chứng đau đầu, chóng mặt, ù tai, bệnh nhân ở Đồng Nai đột ngột rơi vào tình trạng điếc hoàn toàn do xoắn khuẩn giang mai.

Ca bệnh lạ này được bác sĩ chuyên khoa I Lâm Phạm Phước Hùng, khoa Lâm sàng 3, Bệnh viện Da liễu TP.HCM, cho biết tại Hội nghị khoa học Da liễu miền Nam quý IV, được tổ chức tại Bệnh viện Da liễu TP.HCM sáng 25/12.

Trước đó, bệnh nhân 31 t.uổi, quê ở Đồng Nai, khởi phát triệu chứng đau đầu, chóng mặt, đau tai thời gian dài không rõ nguyên nhân. Khi tình trạng ù tai nặng dần, bệnh nhân đến một cơ sở y tế chuyên khoa để thăm khám và được chẩn đoán điếc chưa rõ nguyên nhân.

nguoi dan ong o dong nai bi giang mai o bo phan hiem gap 54f 5469804

Hai bệnh nhân giang mai, một phụ nữ trên giường và một nam giới ngồi trên ghế, được miêu tả trong tranh khắc gỗ từ năm 1497. Ảnh: TheScientist/Jessica Wilson.

Tại khoa Lâm sàng 3, Bệnh viện Da liễu TP.HCM, bệnh nhân cho biết cách đây 2 năm từng quan hệ t.ình d.ục đồng giới. Kết quả siêu âm, nội soi mũi xoang, xét nghiệm m.áu và các cận lâm sàng khác cho thấy người đàn ông này dương tính với HIV.

Kết quả đo thính lực đồ cho thấy tình trạng của bệnh nhân là nghe kém dạng tiếp nhận.

“Qua thính lực đồ, chúng tôi chẩn đoán bệnh nhân mắc giang mai tai. Đồng thời, chúng tôi tiến hành hội chẩn với các bác sĩ chuyên khoa Tai Mũi Họng. Các đồng nghiệp thống nhất ý kiến, không có chẩn đoán loại trừ”, bác sĩ Hùng nói.

Để xác định chi tiết thể bệnh này, người đàn ông tiếp tục được chuyển sang Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP.HCM để xét nghiệm dịch não tủy. Theo bác sĩ Hùng, xoắn khuẩn giang mai có thể đi vào đường m.áu tới dịch não tủy. Do đó, xét nghiệm dịch não tủy là căn cứ quan trọng nhất để chẩn đoán xác định giang mai tai.

Nhờ đáp ứng tốt với kháng sinh, sau 6 tháng điều trị, bệnh nhân hết chóng mặt, giảm ù tai, kết quả xét nghiệm huyết thanh học bằng RPR đạt R8, thính lực hồi lại gần như bình thường.

Theo phác đồ điều trị giang mai của Trung tâm Kiểm soát phòng ngừa dịch bệnh (CDC) Mỹ, giang mai tai được điều trị với Benzyl Penicillin Sodium và Aqueous Crystalline Penicillin G. Tuy nhiên, với bệnh nhân này, các bác sĩ khoa Lâm sàng 3 dùng đến 3 liều thuốc không có trong phác đồ sau khi tham khảo ý kiến của nhiều bác sĩ chuyên khoa.

Theo bác sĩ Lâm Phạm Phước Hùng, dù xuất hiện từ lâu và có kháng sinh điều trị, bệnh giang mai đang có xu hướng tái xuất phức tạp. Lần quay lại này, giang mai không chỉ khiến số lượng ca nhiễm tăng cao, bệnh còn biến đổi với xu hướng phức tạp, khó điều trị hơn.

Giang mai tai là thể hiếm gặp, khó chẩn đoán do bệnh có thể gặp ở bất cứ giai đoạn nào của xoắn khuẩn. Nguyên nhân là xoắn khuẩn giang mai đi vào tai, thái dương thông qua đường m.áu. Giang mai tai có thể được xem là dạng lâm sàng hoặc một biến chứng của giang mai thần kinh.

Tất cả thể giang mai tai hay mắt cần được điều trị càng sớm càng tốt theo phác đồ điều trị giang mai thần kinh. Tỷ lệ cải thiện thính lực dao động 13-80% tùy thuộc vào thời gian nhập viện điều trị. Nếu để muộn, bệnh nhân sẽ mất thính lực vĩnh viễn, đồng thời gặp nhiều biến chứng nguy hiểm khác.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *